Phân tích quan điểm dạy học tích hợp trong sách giáo khoa tiếng Việt Tiểu học lấy Ví dụ minh họa

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học là từ khóa mà các bậc cha mẹ và người làm giáo dục nhắc đến thường xuyên hơn những năm gần đây. Phương pháp này được kỳ vọng sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn và có sự thấu hiểu sâu sắc về bài học, không chỉ đơn giản là học thuộc lòng truyền thống. Vậy cụ thể phương pháp này là gì, mời quý phụ huynh cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học: Khi các môn học được kết hợp với nhau

Định nghĩa phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học và 4 hình thức thường được áp dụng

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học là cách dạy lồng ghép, kết hợp nhiều nội dung trong cùng một môn hoặc nhiều môn khác nhau, nhằm truyền tải kiến thức cho học sinh một cách đa chiều, sinh động. Có 4 cách thức tích hợp như sau:

1. Tích hợp nội môn

Đây là cách tích hợp có phạm vi hẹp phất, chính là kết hợp các phần nội dung khác nhau trong cùng một môn học để giải quyết một chủ đề bài giảng.

Ví dụ: Sử dụng kiến thức về khí hậu và địa hình để tìm hiểu về sinh hoạt và canh tác của người dân tại một vùng miền, tất cả đều là kiến thức của môn Địa Lý.

2. Tích hợp liên môn

Đúng như tên gọi, tích hợp liên môn sử dụng kiến thức từ nhiều môn học để giải thích, làm rõ một vấn đề.

Ví dụ: Để tìm hiểu về sự vận động của cơ thể người, vừa cần kiến thức Sinh Học, vừa cần một số kiến thức cơ học và tác dụng lực trong Vật Lý.

3. Tích hợp đa môn

Đây là hình thức rất dễ bị nhầm lẫn với tích hợp liên môn. Tích hợp đa môn là việc tận dụng tối đa một nội dung bài giảng cho nhiều môn học khác nhau.

Ví dụ, thông qua các tác phẩm văn học kinh điển, các em không chỉ có thêm kiến thức Ngữ Văn mà còn hiểu thêm về lịch sử đương thời.

4. Tích hợp xuyên môn

Đây là phương pháp phức tạp nhất vì nó hầu như tổng hợp cả 3 kiểu tích hợp kể trên. Hình dung đơn giản, một bài học xuyên môn sẽ có sự tham gia của nhiều giáo viên đến từ nhiều bộ môn, mỗi người sẽ đảm nhiệm một phần nội dung liên quan đến môn của họ. Tích hợp xuyên môn thường được sử dụng để giúp học sinh tiến hành các dự án.

Ví dụ: Một dự án chế tạo robot cần có sự hướng dẫn của cả giáo viên lập trình, tin học, giáo viên vật lý [cho các vấn đề về điện]…

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học có tác dụng gì cho việc dạy và học ở trường?

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học không chỉ mang lại lợi ích cho học sinh và còn giúp ích rất nhiều cho giáo viên:

5 lợi ích mà dạy học tích hợp mang lại cho học sinh:

  • Giúp các em hiểu bài một cách sâu sắc và có cái nhìn đa diện hơn về một nội dung kiến thức, đồng thời có thể xâu chuỗi, hệ thống kiến thức;
  • Học được nhiều kiến thức thực tiễn hơn với cùng một nội dung bài giảng và thời lượng tiết học;
  • Giúp các em dễ dàng vận dụng kiến thức đã học vào các nội dung thực hành và đời sống hàng ngày;
  • Tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện các kỹ năng tư duy phản biện, logic, sáng tạo…
  • Tăng hứng thú cho học sinh chủ động tìm tòi, sáng tạo.

Vậy phương pháp này mang lại những gì cho giáo viên?

  • Thông qua quá trình xây dựng nội dung, thầy cô cũng sẽ tích lũy được hoặc gợi nhớ lại nhiều kiến thức bổ ích từ các môn khác mà bấy lâu nay mình không có thời gian/cơ hội nghiên cứu sâu hơn;
  • Bài giảng tích hợp giúp học sinh hiểu bài tốt hơn, chất lượng tiết học được nâng cao;
  • Đây là cách gián tiếp giúp giáo viên cho học sinh ôn lại bài cũ và học thêm bài mới.

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học tại INSPIRE SCHOOLs được tiến hành ra sao?

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học INSPIRE SCHOOLs thể hiện rõ nhất qua hai nội dung, đó là môn thí nghiệm sáng chế, lập trình được giảng dạy theo định hướng giáo dục STEAM và tiếng Anh tích hợp Toán học. Với các lớp học dựa trên định hướng STEAM, thông qua việc thực hiện các thí nghiệm, dự án chế tạo, các em sẽ có cơ hội kết nối kiến thức giữa các bộ môn trong nhóm STEAM với nhau. Ví dụ, chế tạo Robot cơ học sẽ cần vận dụng kiến thức của kỹ thuật, công nghệ và cả vật lý [tích hợp liên môn].

Ở bộ môn tiếng Anh, học sinh không chỉ học theo phương pháp truyền thống mà sẽ kết hợp cùng Toán học [học Toán bằng tiếng Anh]. Phương pháp này giúp việc học Toán trở nên mới lạ, hấp dẫn hơn, mà còn giúp học sinh phát huy khả năng tiếng Anh khi sử dụng cho một lĩnh vực nhất định. Khi đã quen với việc học Toán bằng tiếng Anh, sau này học sinh có thể dễ dàng học các bộ môn khác bằng ngôn ngữ này.

Ngoài các bộ môn chính khóa, INSPIRE SCHOOLs còn tạo điều kiện cho học sinh trau dồi các kỹ năng, kiến thức đã học thông qua các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại, các câu lạc bộ học thuật, những cuộc thi tài năng được tổ chức thường xuyên.

Nhìn chung, phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học là cách làm sáng tạo, hiệu quả, có tính khoa học cao và mang lại nhiều lợi ích cho học sinh. Hiểu được điều này, INSPIRE SCHOOLs luôn nỗ lực mang đến nhiều giờ học bổ ích, có sự liên kết giữa các môn học với nhau, cũng như sự liên kết giữa kiến thức và thực tiễn. Mục tiêu cuối cùng chính là mang lại cho học sinh nền tảng kiến thức và khả năng thực hành tốt.

Nếu quý phụ huynh có mong muốn tìm hiểu thêm thông tin về chương trình và phương pháp giảng dạy tại Trường, phụ huynh có thể đăng ký tư vấn TẠI ĐÂY.

TÍCH HỢP DẠY HỌC VỚI MÔN TIẾNG VIỆTĐẾ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC.________________________________________Tích hợp theo Từ điển Tiếng Việt có nghĩa là:” lắp ráp, kết nối các thành phần của một hệ thống theo quan điểm tạo nên một hệ thống toàn bộ”. Còn theo Đại từ điển bách khoa toàn thư Xô viết thì “ Tích hợp là một khái niệm của lý thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này”. Xuất phát từ khái niệm trên, chúng tôi cho rằng dạy học tích hợp là một quá trình mà trong đó, người GV căn cứ vào đặc trưng của các môn học cụ thể để tích hợp chúng trong quá trình dạy học [cả về nội dung lẫn PPDH] nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Việc tích hợp trong quá trình dạy học thông thường có hai mức độ:- Mức độ cao, sự tích hợp trong dạy học có thể sẽ hình thành nên một môn học mới. Ở mức độ này, sự tích hợp không chỉ đơn thuần là một sự lắp ghép các môn học với nhau. Các môn tham gia tích hợp vẫn giữ được vị trí độc lập và chỉ tích hợp đối với những phần trùng nhau.- Đối với mức độ thấp, việc tích hợp được thực hiện trong mới quan hệ liên môn. Trong mức độ này, các môn học hoặc phân môn được tổ chức dạy học riêng nhưng trong quá trình dạy học, các nội dung có liên quan đến bộ môn khác được chú ý kết hợp theo hướng GV không trình bày y nguyên như sách giáo khoa [SGK] mà chỉ khai thác, vận dụng các kiến thức có liên quan mà thôi.Ở nhà trường phổ thông – cấp tiếu học [TH] nói riêng, việc tích hợp trong dạy học chỉ thực hiện ở mức độ thấp.Trong Chương trình cấp TH, phân môn Lịch sử được dạy học bắt đầu từ lớp 4, trong hai năm lớp 4 và 5 HS sẽ được tìm hiểu bước đầu về những sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử tiêu biểu của nước nhà từ buổi đầu dựng nước cho đến những năm gần đây. Khối lượng kiến thức tương đối nhiều, trong khi thời lượng bố trí chỉ có 01 tiết/tuần. Do vậy, để đạt được mục tiêu của phân môn Lịch sử theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì giáo viên [GV] và HS [HS] phải làm việc một cách tích cực và khoa học. Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp dạy học [PPDH] phù hợp với đặc trưng phân môn thì việc sử dụng nội dung và PPDH của các bộ môn khác để nâng cao chất lượng dạy học là rất cần thiết. Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ đề cập đến việc dạy học tích hợp phân môn Lịch sử và Tiếng Việt.Để đạt được hiệu quả cao trong dạy học tích hợp Lịch sử và Tiếng Việt ở cấp TH, cần đảm bảo một số yêu cầu sau:- GV phải có một cái nhìn tổng thể và toàn diện về đất nước, con người Việt Nam và quá trình dựng nước, giữ nước hàng ngàn năm qua của dân tộc. Nếu trình bày những kiến thức lịch sử nước nhà mà chỉ chú ý đến một mặt hay một khía cạnh cụ thể nào đó thì sẽ không đầy đủ và rất phiến diện.- Việc tích hợp này đòi hỏi GV vừa phải có kiến thức vững vàng về phân môn Lịch sử vừa phải nắm vững nội dung, chương trình, PPDH của các phân môn trong bộ môn Tiếng Việt . Đồng thời, những kiến thức tối thiểu về ngôn ngữ đặc trưng của Văn học để từ đó vận dụng vào bài giảng Lịch sử, làm cho bài giảng thêm phong phú và hấp dẫn.- Nên khai thác một cách triệt để các nội dung, PPDH theo đặc trưng môn, phân môn và PPDH tích hợp giữa phân môn Lịch sử và môn Tiếng Việt. GV cần chú ý khai thác trong từng bài, từng phần những nội dung có yếu tố Lịch sử trong Tiếng Việt để khai thác, sử dụng các tư liệu đó vào bài giảng phân môn Lịch sử.- Không nên quá lạm dụng trong việc khai thác các tư liệu lịch sử từ môn Tiếng Việt, chỉ khai thác những yếu tố có tác dụng hỗ trợ trực tiếp cho bài học thuộc phân môn Lịch sử để tránh việc kiến thức bị “kéo giãn”, làm cho HS không tập trung thu nhận thông tin chính.1. Một số bài trong môn Tiếng Việt có các yếu tố Lịch sử có thể khai thác để tích hợp trong dạy học phân môn Lịch sử.Qua nghiên cứu SGK, SGV Tiếng Việt hiện hành ở cấp TH, chúng tôi đã thu thập được một số bài có yếu tố Lịch sử có thể khai thác đễ tích hợp với việc dạy học phân môn Lịch sử:1.1. Lớp 4:Bài tập đọc “ Một người chính trực” [tuần 4], trong bài này, ngoài những nội dung khai thác để dạy tập đọc, GV có thể khai thác để giới thiệu cho HS sơ lược về vương triều Lý – một triều đại mà HS sẽ được học trong phân môn Lịch sử sau đó. Đến khi dạy bài lịch sử “ Nhà Lý dời đô ra Thăng Long” [bài 9], GV có thể hỏi HS về tên của vài vị vua, đại thần đã được học trong bài tập đọc để giúp HS có thêm tư liệu lịch sử về nhà Lý [Lý Cao Tông, Lý Anh Tông, Tô Hiến Thành…].Trích đoạn kịch “Yết Kiêu” [Tập làm văn, tuần 9], GV thông qua các tình tiết trong đoạn trích để giới thiệu một số nét về 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên trong thời nhà Trần mà HS sẽ được học ở bài lịch sử số 14 “ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên”. Khi dạy bài lịch sử này, GV lại sử dụng chi tiết Yết Kiêu quyết tâm lên đường đánh giặc để minh chứng thêm cho tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần.Bài tập đọc “ Ông Trạng thả diều” [tuần 11], khi dạy bài này thì HS sắp học đến nhà Trần trong lịch sử. GV thông qua bài để giới thiệu về vương triều Trần – một trong những triều đại lớn của nước nhà. Đến khi dạy bài “ Nhà Trần thành lập” [bài 12], GV khai thác chi tiết triều đình mở khoa thi, Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên để làm rõ thêm về chính sách giáo dục của nhà Trần bên cạnh phát triển kinh tế và quân sự…1.2. Lớp 5.Bài tập đọc “ Thư gửi các học sinh “ [tuần 1], GV nêu vắn tắt sự kiện nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời [02/9/1945]. Đến khi dạy bài lịch sử số 12 “Vượt qua tình thế hiểm nghèo”, GV sử dụng chi tiết Bác Hồ gửi thư cho HS trong ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để cho HS thấy rằng, dù nước nhà mới giành được độc lập, gặp rất nhiều khó khăn nhưng Hồ chủ tịch và Chính phủ rất quan tâm đến giáo dục để chống giặc dốt.Bài kể chuyện “ Lý Tự Trọng” [tuần 1], ngoài những chi tiết trong câu chuyện, GV có thể nói thêm cho HS biết Lý Tự Trọng là một trong những người được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đào tạo - là người Đoàn viên đầu tiên của Đoàn ta.Bài tập đọc “ Nghìn năm văn hiến” [tuần 2], ngoài các nội dung trong bài, GV có thể nhấn mạnh chi tiết các triều đại Việt Nam dù chiến tranh hay hòa bình đều rất quan tâm đến giáo dục, đào tạo nhân tài cho đất nước.Bài chính tả “Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ” , GV có thể thông qua chi tiết Phrăng Đơ Bô-en chạy sang hàng ngũ kháng chiến để giới thiệu sơ lược về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Khi dạy bài lịch sử số 18 “Ôn tập: Chín năm kháng chiến chống Pháp [1945-1954]”, GV lại sử dụng chi tiết này để cho HS biết cuộc kháng chiến chính nghĩa của chúng ta được bạn bè quốc tế ủng hộ.Các bài: “ Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai” [Chính tả]; “ Anh hùng Núp tại Cu-ba” [Chính tả]; “ Ê-mi-li, con…” [Tập đọc] đều có thể khai thác để giúp HS biết được sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta luôn luôn được cả thế giới tiến bộ ủng hộ.Bài tập đọc “ Người công dân số một” [tuần 19], sau khi cho HS luyện tập bằng cách đóng vai, GV khai thác các chi tiết trong truyện để cho HS thấy được quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ thời trẻ.2Bài tập đọc “ Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng” [tuần 20], GV có thể nhắc lại tình thế khó khăn của đất nước ta năm đầu sau Cách mạng tháng Tám [bài “Vượt qua tình thế hiểm nghèo”] và nhấn mạnh nhờ sự nhiệt tình ủng hộ nhân dân – trong đó có ông Đỗ Đình Thiện nên đất nước ta đã vượt qua khó khăn.Ngoài ra, trong một số bài khác: “ Thái sư Trần Thủ Độ”, “ Trí dũng song toàn”, “Phong cảnh đền Hùng”, “ Nghĩa thầy trò” , Tranh làng Hồ” [Tập đọc]; “ Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động”, “ Tác giả bài Quốc tế ca” [Chính tả]; “ Chiếc đồng hồ”, “ Vì muôn dân” [Kể chuyện]… GV đều có thể khai thác các yếu tố lịch sử trong nội dung bài ở mức độ khác nhau để tích hợp với phân môn Lịch sử.2. Các loại tài liệu chủ yếu của môn Tiếng Việt có thể sử dụng để dạy học tích hợp với Lịch sử. 2.1. Tài liệu văn học.Các tài liệu của môn Tiếng Việt trong nhà trường TH là một nguồn tư liệu quan trọng đối với dạy học phân môn Lịch sử. Rõ ràng là các tài liệu này có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục, giáo dưỡng và tạo điều kiện cho HS phát triển. Những văn bản văn học có yếu tố lịch sử được trích dẫn đưa vào giảng dạy trong chương trình Tiếng Việt cấp TH thông qua những hình tượng cụ thể, các hình tượng văn học [VD: hình tượng người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng] sẽ có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của HS.Văn học là sự phản ánh trung thức những nét đặc trưng, điển hình về kinh tế, chính trị, xã hội trong từng giai đoạn nhất định. Do vậy, giữa Văn học và Lịch sử có mối quan hệ gắn bó. Để sáng tác được một tác phẩm văn học có yếu tố lịch sử, tác giả phải nghiên cứu các tài liệu lịch sử, đặt cốt truyện của mính trên cơ sở lịch sử bởi vì nếu không có những cứ liệu lịch sử chính xác thì tính chân thực và sức mạnh của hình tượng nghệ thuật mà nhà văn muốn xây dựng nên sẽ thiếu đi rất nhiều tính thuyết phục.Trong dạy học tích hợp giữa phân môn Lịch sử và Tiếng việt ở cấp TH, GV có thể sử dụng các tài liệu sau:- Sách giáo khoa: những bài tập đọc, học thuộc lòng … trong SGK có yếu tố lịch sử về quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta sẽ góp phần cung cấp cho HS những kíên thức về tổ tiên ta xưa kia, về tự nhiên và xã hội của đất nước, về cuộc đấu tranh giữa cha ông ta với thiên nhiên, với bọn xâm lược để dựng nước và giữ nước. Những bài này cũng góp phần minh họa các sự kiện lịch sử, nêu lên tinh thần đấu tranh của cha ông chống áp bức bóc lột, chống xâm lược để bảo vệ nền tự chủ của dân tộc.- Sách giáo viên [SGV]: thông thường, đối với những bài có yếu tố lịch sử, trong SGV có chú giải thêm về sự kiện, nhân vật… lịch sử được đề cập trong nội dung bài. GV có thể sử dụng nguồn tư liệu này để khai thác một cách đúng mức nguồn sử liệu có trong bài. Đồng thời, trong nội dung của các câu chuyện kể trong sách cũng có một số chi tiết có liên quan đến nội dung của phân môn Lịch sử.GV có thể sử dụng để thực hiện dạy học tích hợp.- Các tác phẩm văn học thiếu nhi [truyện, thơ] có nội dung phù hợp : “ Lá cờ thêu sáu chữ vàng” [Nguyễn Huy Tưởng]; “Trên sông truyền hịch” [Hà Ân]; Các bộ truyện tranh về lịch sử Việt Nam…hoặc những tác phẩm văn học cách mạng có nội dung phù hợp.GV căn cứ vào nội dung tác phẩm và chương trình Lịch sử HS đang học để có chọn lọc và hướng dẫn HS khai thác sử liệu, bổ trợ cho việc tiếp thu các kiến thức về sự kiện, nhân vật lịch sử.Để sử dụng tài liệu văn học tích hợp dạy học với phân môn Lịch sử đạt kết quả cao, có thể thực hiện theo các cách sau:- GV sử dụng những đoạn thơ văn ngắn minh họa cho bài học, thu hút sự chú ý và khắc sâu, mở rộng kiến thức cho HS. Ví dụ như để minh họa thêm cho nguyên nhân nước Âu Lạc bị rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc vì mất cảnh giác, GV có thể sử dụng đoạn thơ:3“… Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ ChâuTrái tim lầm lẫn để trên đầuNỏ thần vô ý trao tay giặcNên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.”- GV sử dụng một đoạn trích văn bản văn học để củng cố thêm kết luận khái quát về sự kiện lịch sử đang học. Khi dạy bài “Ôn tập: Chín năm kháng chiến chống Pháp [1945-1954]”[lớp 4], thông qua hai câu thơ đã khái quát được thời gian và kết quả thắng lợi của cuộc kháng chiến.“ Chín năm làm một Điện BiênNên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”- Sử dụng tài liệu văn học để minh họa, cụ thể hóa, giải thích nội dung đồ dùng dạy học mà GV đang sử dụng trong bài giảng. Ví dụ như khi dạy bài “ Đường Trường Sơn” [lớp 5], khi GV hướng dẫn HS khai thác kênh hình [hình 1, Đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ], GV có thể ngâm các câu thơ:“ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nướcMà lòng phơi phới dậy tương lai”Hoặc:“ Trường Sơn, Đông nắng Tây mưaAi chưa đến đó như chưa rõ mình”- Sử dụng tài liệu văn học để hướng dẫn HS làm bài tập, trả lời câu hỏi, mở rộng kiến thức cho các em. Ví dụ trong bài “ Nhà Trần thành lập”, để làm rõ nhận định quan hệ giữa vua và quan, vua và dân dưới thời Trần chưa có sự cách biệt quá xa, ngoài những chi tiết đã có trong bài, GV cho bài tập về nhà yêu cầu HS tìm trong các sách đã đọc một số chi tiết khác. Các em có thể thực hiện nhiệm vụ trên ra bằng cách đưa một trong các kết quả sau:+ Chi tiết vua Trần Nhân Tông không bắt lỗi Trần Quốc Toản lớn tiếng vì tức giận giặc, bóp nát quả cam trước mặt vua trong tác phẩm “ Lá cờ thêu sáu chữ vàng” [Nguyễn Huy Tưởng].+ Các hành động của Thái sư Trần Thủ Độ với người bà con xin làm quan, với vợ khi bị quân hầu không cho vào cửa và với viên quan dám nói lên khuyết điểm của mình.2.2. Tranh ảnh, hình ảnh.Thông thường các bài tập đọc, kể chuyện… trong chương trình Tiếng Việt cấp TH đều có tranh ảnh được phóng to kèm theo để GV minh họa trong khi dạy học. Đối với các bài mà nội dung có các yếu tố lịch sử thì việc khai thác tốt các tranh ảnh, hình ảnh này cũng sẽ có tác dụng khắc sâu, củng cố kiến thức cho HS. Việc khai thác tốt kênh hình của môn Tiếng Việt có liên quan đến Lịch sử sẽ góp phần giúp HS: nhớ kỹ, nhớ lâu những kiến thức lịch sử; tạo biểu tượng và khái niệm lịch sử cho HS.Lưu ý khi khai thác tranh ảnh, hình ảnh trong môn Tiếng Việt để dạy học phân môn Lịch sử:- GV phải chọn lọc tranh ảnh, hình ảnh gắn chặt với sự kiện, nhân vật lịch sử dạy cho HS.Nắm chắc các nội dung có thể khai thác từ kênh hình; giao cho HS những nhiệm vụ rõ ràng; có hệ thống câu hỏi để gợi mở và dẫn dắt HS.- Quy trình thực hiện giống như khai thác kênh hình trong SGK phân môn Lịch sử: GV giới thiệu khái quát kênh hình; nêu rõ mục đích và yêu cầu công việc đối với HS; gợi ý, dẫn dắt HS thông qua hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị trước; tổ chức để HS được thể hiện ý kiến của mình trước khi GV đưa ra kết luận cuối cùng.3. Một số lưu ý về nội dung và phương pháp.Như trên đã phân tích, việc tích hợp trong dạy học ở cấp TH chỉ là ở mức độ thấp. Do vậy, khi thực hiện tích hợp giữa Lịch sử và Tiếng Việt cần chú ý:3.1. Về nội dung:4Không “Lịch sử hóa” nội dung của bài Tiếng Việt có yếu tố Lịch sử mà GV khai thác đế tích hợp [không chú thích, diễn giải quá nhiều về nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của sự kiện lịch sử hay phân tích quá sâu về nhân vật lịch sử].Không “ Văn học hóa” nội dung bài Lịch sử [quá chú trọng sử dụng các bài thơ, đoạn văn để minh họa cho bài Lịch sử vì sẽ làm cho HS không tập trung để nắm bắt những kiến thức chính của bài Lịch sử; khai thác yếu tố lịch sử trong bài Tiếng Việt trùng lắp với SGK Tiếng Việt, không đứng trên quan điểm lịch sử để khai thác].3.2.Về phương pháp dạy học.Phải đảm bảo tính đặc trưng của PPDH từng môn. Đặc trưng của phân môn Lịch sử là giúp HS “tái hiện” lại quá khứ thông qua những cứ liệu. Do vậy, các PPDH phù hợp là: Nêu và giải quyết vấn đề.; Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ; Khai thác kiến thức từ kênh hình; Hình thành khái niệm và biểu tượng lịch sử; Kể chuyện lịch sử; Phương pháp vấn đáp…Còn đặc trưng của các phân môn của môn Tiếng Việt hơi thiên về thực hành các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết cho HS nên cũng có những PPDH phù hợp. Dù thực hiện dạy học tích hợp nhưng GV phải đảm bảo vận dụng tốt các PPDH phù hợp với đặc trưng môn học để đáp ứng các yêu cầu:- Đảm bảo thực hiện mục tiêu từng bài dạy cụ thể của từng môn, phân môn.- Các nội dung tích hợp phải được tổ chức dạy học sao cho phát huy được tác dụng.- Trong quá trình tích hợp chú ý sử dụng các PPDH tích cực.4. Kết luận.Việc dạy học tích hợp với môn Tiếng Việt để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử ở trường TH là việc cần thiết và có điều kiện thuận lợi để thực hiện. Để đạt kết quả tốt khi thực hiện tích hợp, đỏi hỏi người GV phải đứng trên quan điểm toàn diện; có kiến thức vững vàng về nội dung và PPDH; biết phương pháp khai thác một cách triệt để nhưng không đánh mất đi cái bản chất của nội dung tích hợp và đảm bảo tính đặc trưng của các PPDH. Tài liệu tham khảo:1. Nguyễn Anh Dũng [Chủ biên], Lịch sử và Địa lý 4, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005.2. Nguyễn Anh Dũng [Chủ biên], Lịch sử và Địa lý 4 [SGV], NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005.3. Nguyễn Anh Dũng [Chủ biên], Lịch sử và Địa lý 5, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.4. Nguyễn Anh Dũng [Chủ biên], Lịch sử và Địa lý 5 [SGV], NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.5. Nguyễn Minh Thuyết [Chủ biên], Tiếng Việt 4/1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005.6. Nguyễn Minh Thuyết [Chủ biên], Tiếng Việt 4/2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005.7. Nguyễn Minh Thuyết [Chủ biên], Tiếng Việt 4/1 [SGV], NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005.8. Nguyễn Minh Thuyết [Chủ biên], Tiếng Việt 4/2 [SGV], NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005.9. Nguyễn Minh Thuyết [Chủ biên], Tiếng Việt 5/1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.10. Nguyễn Minh Thuyết [Chủ biên], Tiếng Việt 5/2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.11. Nguyễn Minh Thuyết [Chủ biên], Tiếng Việt 5/1 [SGV], NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.12. Nguyễn Minh Thuyết [Chủ biên], Tiếng Việt 5/2 [SGV], NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.13. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị [Chủ biên], Phương pháp dạy học Lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội 2004.14. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2006.5

Video liên quan

Chủ Đề