Phân tích nhưng căn cứ của vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được


     Hòa giải là một trong những nguyên tắc cơ bản của Tố tụng Dân sự. Tòa án có trách nhiệm hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án. Việc Tòa án tiến hành hòa giải là để cho các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 hoặc theo thủ tục rút gọn của BLTTDS.      Về nguyên tắc tiến hành hòa giải: Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình; Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Điều 206 BLTTDS quy định 02 trường hợp những vụ án dân sự không được hòa giải là:      + Yêu cầu bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.     + Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.     Điều 207 quy định 04 trường hợp những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được:     + Bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.     + Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.     + Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.     + Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải. Như vậy, trong vụ án dân sự có nhiều đương sự, nếu có một đương sự là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đề nghị không tiến hành hòa giải thì có thuộc trong hợp vụ án dân sự không hòa giải được theo quy định tại khoản 4 - Điều 207 BLTTDS không?

     Khoản 4 - Điều 207 BLTTDS quy định một trong các trường hợp vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được là: “Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải”. Từ quy định này có thể nhận thấy, trường hợp người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án đề nghị không tiến hành hòa giải là trường hợp vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được.

     Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 - Điều 209 BLTTDS, nếu vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải và việc hòa giải không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành hòa giải giữa các đương sự có mặt; Nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải. Thẩm phán phải thông báo việc hoãn và việc mở lại phiên hòa giải cho đương sự.      Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 - Điều 212 BLTTDS, nếu các đương sự có mặt tại phiên hòa giải thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bảng.

     Mặt khác, dù trong quá trình hòa giải các đương sự không thỏa thuận được với nhau nhưng tại phiên tòa vẫn có quyền thỏa thuận và vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc hòa giải, quyền và nghĩa vụ của những người khác phải phù hợp theo quy định thì lúc này Hội đồng xét xử sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu đã thống nhất toàn bộ nội dung vụ án hoặc ghi nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu chỉ thống nhất một phần của vụ án.

Tác giả bài viết: Nguyễn Tiến Lễ

Nguồn tin: VKSND huyện Vĩnh Thạnh.

Hòa giải trong tố tụng dân sự

Trong giai đoạn hiện nay, hoà giải trong tố tụng dân sự ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Đây là phương thức hiệu quả để đảm bảo quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự. Hoà giải trong tố tụng dân sự không chỉ giúp giải quyết triệt để, hiệu quả các tranh chấp mà không phải mở phiên toà xét xử, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của đương sự và Nhà nước, tạo thuận lợi cho việc thi hành án mà còn hạn chế việc kháng cáo, kháng nghị, nâng cao tỷ lệ và rút ngắn thời gian giải quyết vụ án. Để hiểu rõ hơn về khái niệm hòa giải trong tố tụng dân sự, Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Hòa giải trong tố tụng dân sự là gì?

Hòa giải trong tố tụng dân sự là hoạt động tố tụng do Tòa án tiến hành theo pháp luật tố tụng dân sự nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận, thương lượng với nhau về giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là các bên tranh chấp thông qua vai trò trung gian của Tòa án.

Hòa giải trong tố tụng dân sự là một thủ tục do toà án tiến hành nhằm giúp đỡ nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự, giúp các đương sự hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, nhằm giảm bớt thời gian tố tụng kéo dài.

2. Nguyên tắc tiến hành hòa giải vụ án dân sự

Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc quy định tại Khoản 2 Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, theo đó:

Thứ nhất, hòa giải phải tôn trọng sự tự nguyện của các bên, không bắt buộc, áp đặt các bên tranh chấp phải tiến hành hòa giải. Theo quy định tại Điều 205 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định. Như vậy, khi các đương sự đã tự nguyện thỏa thuận tức là các đương sự tự lựa chọn quyết định các vấn đề tranh chấp bằng hòa giải và thương lượng, thỏa thuận với nhau giải quyết các vấn đề của vụ án.

Thứ hai, hòa giải phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, nội dung thỏa thuận không trái với pháp luật, đạo đức xã hội.

Khi tòa án tiến hành hòa giải để giải quyết vụ án dân sự ngoài yếu tố tự nguyện thỏa thuận của các đương sự thì việc tòa án hòa giải còn phải thỏa mãn các điều kiện: tuân thủ đúng trình tự, thủ tục hòa giải; phạm vi hòa giải theo pháp luật quy định; nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội

Thứ ba, hòa giải phải tích cực, kiên trì nhằm đạt được kết quả hòa giải. Tích cực để có thể giải quyết được nhanh chóng vụ án, không để việc hòa giải kéo dài vô ích khi không có khả năng hòa giải nhưng lại phải kiên trì giải thích cho đương sự hiểu rõ pháp luật áp dụng giải quyết vụ án và đi sâu giải quyết các mắc mớ trong tâm tư tình cảm của họ.

3. Phạm vi hòa giải trong vụ án dân sự

Hòa giải được tiến hành với hầu hết các vụ án dân sự, trừ những trường hợp không hòa giải được, pháp luật quy định không được hòa giải và những vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

3.1 Những vụ án dân sự không được hòa giải (Điều 206 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

– Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước. Theo đó, mọi hành vi gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước đều là trái pháp luật và buộc phải bồi thường. Người gây thiệt hại không có quyền điều chỉnh, thương lượng với Nhà nước về mức độ bồi thường và bồi thường như thế nào. Mặt khác, pháp luật cũng phòng ngừa trường hợp những cá nhân đại diện cho Nhà nước, lợi dụng quyền đó để tùy tiện thương lượng với bên gây thiệt hại hoặc móc ngoặc với bên gây thiệt hại làm thất thoát tài sản của Nhà nước.

– Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. Đây chính là các giao dịch dân sự vô hiệu nên khi giải quyết vụ án ày tòa án sẽ giải quyết theo hướng tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu vì khi giao dịch dân sự vô hiệu thì về mặt pháp lý quyền và nghĩa vụ của các bên không được nhà nước thừa nhận và bảo vệ nên Tòa án không thể tiến hành hòa giải được.

3.2 Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được (Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 207 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 gồm: Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt; Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng; Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự; Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

Kết quả của việc tiến hành hòa giải sẽ xảy ra hai trường hợp là hòa giải thành và hòa giải không thành. Tùy thuộc vào kết quả đó, Thẩm phán sẽ ban hành các quyết định cụ thể liên quan đến việc giải quyết vụ án dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự; đặc biệt là đảm bảo các quy định của pháp luật được tuân thủ.

4. Nâng cao công tác hoà giải trong tố tụng dân sự

Thứ nhất, người chủ trì công tác hòa giải

Trước hết Thẩm phán phải nhận thức được ý nghĩa tầm quan của công tác hòa giải; đặc biệt quan tâm đến công tác hòa giải; xác định hòa giải là một biện pháp quan trọng không thể thiếu trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, là một thủ tục bắt buộc và phải tiến hành trước khi xét xử sơ thẩm, trên cơ sở đó căn cứ vào tính chất vụ án, đối tượng khởi kiện để lựa chọn phương thức hòa giải phù hợp.

Quá trình hòa giải, Thẩm phán – Chủ trì phiên hoà giải phải giữ vai trò trung gian, vô tư, khách quan, công bằng, không áp đặt khi tiến hành hòa giải; điều hành việc hòa giải linh hoạt, mềm dẻo; không dùng ngôn ngữ tạo sự kích động cho đương sự; sử dụng linh hoạt nhiều loại câu hỏi để tháo gỡ hiệu quả mâu thuẫn, tranh chấp giữa các đương sự, kết hợp việc sử dụng lời nói với các tài liệu, chứng cứ và ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được mời tham gia phiên họp để thuyết phục đương sự.

Thứ hai, về định hướng nội dung cần hòa giải

Thẩm phán khi xem xét đánh giá nội dung quan hệ tranh chấp cần giải quyết trước tiên phải xác định được nội dung và các vấn đề cần hòa giải trong vụ án. Để giải quyết tốt nội dung này, Thẩm phán cần tìm hiểu nguyên nhân xảy ra tranh chấp, quan hệ pháp luật cần giải quyết để yêu cầu các bên đương sự cung cấp chứng cứ chứng minh.

Thẩm phán  muốn nắm bắt các vấn đề cơ bản và cần thiết của vụ án phải có sự chuẩn bị chu đáo nội dung trước cuộc hoà giải. Đó là việc giải thích viện dẫn chính xác các văn bản pháp luật, chính sách có liên quan đến vụ kiện, đồng thời giải quyết những vướng mắc trong tâm tư, tình cảm của các bên đương sự. Bên cạnh đó, người Thẩm phán phải có thái độ khách quan, không thiên vị nhằm định hướng các bên đương sự bàn bạc, thương lượng với nhau các vấn đề cần giải quyết.

Thứ ba, phối kết hợp giữa Toà án với chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở cơ sở

Đây là công tác hết sức quan trọng, là tiền đề quyết định sự thành công của phiên hoà giải. Trong trường hợp cần thiết Thẩm phán phải phối hợp với chính quyền và các tổ chức đoàn thể cơ sở khi giải quyết vụ án để tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, từ đó Thẩm phán nắm bắt một cách chi tiết cụ thể các tình tiết liên quan đến vụ kiện trên cơ sở đó đưa ra hướng hoà giải tích cực và hiệu quả.

Thứ tư, về thời gian hoà giải

Cần chủ động đặt ra đối với các bên đương sự để bảo đảm tiến độ giải quyết vụ án, song phải căn cứ vào tính chất nội dung của các vụ án cụ thể, từ đó định ra khoảng thời gian phù hợp cho công tác hoà giải với phương châm “Kiên trì, không nóng vội, nhưng cũng không thể kéo dài”. Việc bàn bạc thương lượng dù có đạt được thoả thuận hay không đều phải lập thành biên bản và biên bản phải phản ánh trung thực những diễn biến trong quá trình hoà giải.

Thứ năm, về địa điểm tổ chức hoà giải

Ngoài công tác chuẩn bị nội dung các bước hoà giải, công tác chọn địa điểm để tổ chức hoà giải đối với một số vụ việc cũng có ý nghĩa quyết định đối với kết quả hoà giải. Nhiều vụ án dân sự cần đưa về nơi xảy ra tranh chấp hoặc nơi thường trú của các đương sự để phối hợp với các đoàn thể quần chúng, hoặc những người có uy tín ở cộng đồng địa phương cùng tham gia hoà giải. Như vậy vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các bên đương sự đồng thời tạo tâm lý thoải mái để họ ít mặc cảm hơn so với tổ chức hoà giải tại trụ sở Toà án.

Thứ sáu, các bước tiến hành hoà giải

Trước khi tiến hành hoà giải, Thẩm phán cần xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, qua đó tìm hiểu thái độ tâm lý, nhân thân của các đương sự; tiếp xúc, tác động tích cực, phân tích, giải thích đối với từng đương sự về tình tiết vụ án, tài liệu, chứng cứ, các quy định của pháp luật, án lệ, lẽ công bằng để các đương sự nhận thức được tính hợp pháp trong từng yêu cầu của họ, trên cơ sở đó thuyết phục các đương sự hòa giải. Đối với những vụ án có tính chất phức tạp thì chủ động tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức có chuyên môn về lĩnh vực tranh chấp; tiếp xúc, đề nghị những người có ảnh hưởng, có uy tín hoặc có khả năng vận động, thuyết phục đương sự hỗ trợ cho công tác hòa giải.

Trên đây là tư vấn của Phamlaw về khái niệm hòa giải trong tố tụng dân sự. Nếu bạn có những thắc mắc cần hỗ trợ và giải đáp tư vấn pháp luật, vui lòng kết nối tổng đài 19006284 của chúng tôi. Để được hỗ trợ dịch vụ, Quý khách vui lòng kết nối số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

Xem thêm: