Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật cho ví dụ Minh hóa

[Hocluat.vn] So sánh văn bản quy phạm pháp luật [VBQPPL] và văn bản áp dụng pháp luật [VBAPPL] để làm rõ sự giống và khác nhau cơ bản giữa 2 loại văn bản này.

Những nội dung liên quan:

Sự giống nhau giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật

  • Văn bản quy phạm pháp luậtvăn bản áp dụng pháp luật đều là những văn bản có vai trò quan trọng trong nhà nước ta, đều được ban hành bởi những tổ chức cá nhân có thẩm quyền.
  • Được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước
  • Được ban hành theo những trình tự thủ tục do pháp luật quy định
  • Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật đều có hiệu lực bắt buộc đối với các các nhân hoặc tổ chức liên quan
  • Được thể hiện dưới hình thức văn bản và dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội

Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật 

Trước khi xác định được văn bản quy phạm pháp luật thì thực tế đặt ra hiện nay cũng còn mập mờ giữa văn bản quy phạm pháp luậtvăn bản áp dụng pháp luật. Chính vì lẽ đó thì vấn đề đầu tiên là cần thiết phải có sự phân biệt rõ nét giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật.

Xét về góc độ lý luận thì, ranh giới giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật có những khác biệt cơ bản như sau:

  Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản áp dụng pháp luật
Khái niệm Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định của Pháp luật [Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015]. Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước
Đặc điểm + Chứa quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

+ Áp dụng nhiều lần đối với nhiều chủ thể trên phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định

+ Được nhà nước đảm bảo thực hiện

+ Chứa quy tắc xử sự đặc biệt

+ Áp dụng một lần đối với một tổ chức cá nhân là đối tượng tác động của văn bản,Nội dung của văn bản áp dụng pháp luật chỉ rõ cụ thể cá nhân nào, tổ chức nào phải thực hiện hành vi gì.

+ Đảm bảo tính hợp pháp [tuân thủ đúng các van bản quy phạm pháp luật], phù hợp với thực tế [đảm bảo việc thi hành]

+ Mang tính cưỡng chế nhà nước cao

Thẩm quyền ban hành Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định tại chương II Luật xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 2015. Các văn bản này được ban hành bởi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, nhưng thường là cá nhân ban hành nhiều hơn.
Hình thức, tên gọi 15 hình thức quy định tại điều 4 Luật ban hành VBQPPL 2015 [Hiến pháp, Bộ luật, Luật,….] Chưa được pháp điển hóa tập trung về tên gọi và hình thức thể hiện

thường được thể hiện dưới hình thức: Quyết định, bản án, lệnh,…

Phạm vi áp dụng Áp dụng là đối với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định. Chỉ có hiệu lực đối với một hoặc một số đối tượng được xác định đích danh trong văn bản
Thời gian có hiệu lực Thời gian có hiệu lực lâu dài, theo mức độ ổn định của phạm vi và đối tương điều chỉnh Thời gian có hiệu lực ngắn, theo vụ việc
Cơ sở ban hành Dựa trên Hiến pháp, Luật và các văn bản quy phạm pháp luật của chủ thể có thẩm quyền ban hành cấp trên. Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật Thường dựa vào ít nhất một văn bản quy phạm pháp luật hoặc dựa vào văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền. Văn bản áp dụng pháp luật hiện tại không là nguồn của luật
Trình tự ban hành Được ban hành theo đúng trình tự thủ tục luật định tại Luật xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Không có trình tự luật định.
Sửa đổi, hủy bỏ Theo trình tự thủ tục luật định Thường thì do tổ chức cá nhân ban hành

Các tìm kiếm liên quan đến So sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật, mẫu văn bản áp dụng pháp luật, so sánh văn bản quy phạm và văn bản hành chính, ví dụ văn bản áp dụng pháp luật, so sánh văn bản quy phạm và văn bản cá biệt, soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật, sự khác nhau giữa văn bản pháp quy và văn bản hành chính, ví dụ về quy phạm pháp luật, so sánh hiệu lực của các văn bản pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật là một hình thức pháp luật đúng hay sai, quy trình xây dựng văn bản áp dụng pháp luật, so sánh văn bản quy phạm và văn bản áp dụng

Sự khác biệt cơ bản giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật là hai phạm trù khái niệm khác nhau, tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện, nhiều người vẫn còn lúng túng trong việc phân biệt được hai loại hình văn bản này, bài viết dưới đây sẽ giúp xác định rõ hơn về này:

- Về khái niệm, Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Đối với văn bản áp dụng pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước.

- Về các yếu tố cấu thành: Đối với văn bản quy phạm pháp là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Còn văn bản áp dụng pháp luật yếu tố cấu thành văn bản gồm: là quy tắc xử sự đặc biệt, áp dụng một lần đối với một tổ chức cá nhân là đối tượng tác động của văn bản và mang tính cưỡng chế nhà nước.

Về đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật rộng và không xác định cụ thể là đối tượng nào, gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến văn bản, ví dụ: Nghị quyết số 81/2017/NQ-HĐND tỉnh quy định một số chính sách phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo thì đối tượng áp dụng bao gồmCác tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài tỉnh, ngoài nước có đăng ký hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh,các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện chính sách phát triển du lịch theo Quy định này.Đối với văn bản áp dụng pháp luật thì đối tượng áp dụng chỉ có hiệu lực đối với một hoặc một số đối tượng được xác định cụ thể trong văn bản,ví dụ: Quyết định nâng lương đối với Ông Nguyễn Văn A thì đối tượng áp dụng là Ông Nguyễn Văn A và các cơ quan, tổ chức, cá nhân cá nhân có liên quan.

Về căn cứ để ban hành: Đối với văn bản quy phạm pháp luật thì căn cứ ban hành là toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn như Hiến pháp, Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với văn bản áp dụng pháp luật  thì căn cứ ban hành thường dựa vào văn bản quy phạm pháp luật và cả văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền.

- Về hình thức, chủ thể và trình tự ban hành: Hình thức và chủ thể được quy định rõ trong Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, gồm 15 hình thức ban hành tương ứng với các chủ thể có thẩm quyền ban hành đối với loại văn bản quy phạm pháp luật đó, đồng thời từ chương III đến chương XIII Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng quy định rõ, chi tiết về trình tự thủ tục việc ban hành văn bản QPPL, còn đối với văn bản áp dụng pháp luật thì hiện chưa được quy định trong Luật.

Trên đây là trao đổi một số vấn đề liên quan đến sự khác biệt giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật, quá trình xây dựng văn bản, cán bộ làm công tác này cần nắm rõ để tham mưu thực hiện đảm bảo chính xác, hiệu quả./.

Hải Giang

Video liên quan

Chủ Đề