Phẩm chất kiên trì của nhà lãnh đạo

Một người lãnh đạo xuất sắc là người sẽ truyền động lực cho nhân viên, giúp họ phát huy hết khả năng của mình để cống hiến cho công việc cũng như dẫn dắt đội ngũ vượt qua thử thách. Tác giả người Mỹ chuyên viết sách về nghệ thuật lãnh đạo John Calvin Maxwell cũng từng phát biểu vai trò quan trọng của nhà lãnh đạo: “Một nhà lãnh đạo là người hiểu rõ đường đi, dấn bước và chỉ ra con đường đó.”  Vậy những phẩm chất nào là không thể thiếu với một nhà lãnh đạo? Trong cuốn sách “Think and Grow Rich” của Napoleon Hill, ông đã chỉ ra 11 phẩm chất chủ yếu sau:

1. Lòng dũng cảm và tính kiên định

Đây là yếu tố phụ thuộc vào kiến thức và nghề nghiệp của mỗi người. Không cấp dưới nào muốn bị dẫn dắt trong tay một nhà lãnh đạo thiếu tự tin và lòng can đảm. Không có người cấp dưới thông minh nào chịu để cho một nhà lãnh đạo như vậy chi phối trong mọt thời gian dài.

2. Sự tự chủ

Người không thể tự điều khiển được bản thân anh ta thì không bao giờ có thể điều khiển được người khác. Sự tự chủ của người lãnh đạo là tấm gương cho cấp dưới noi theo, cấp dưới nào thông minh hơn sẽ thành công hơn.

3. Một ý thức mạnh mẽ về sự công bằng

Nếu không có sự hợp tình hợp lý thì không người lãnh đạo nào có thể chỉ huy và nhận được sự kính trọng từ cấp dưới của họ. Tất nhiên như Bill Gates từng nói, “cuộc sống vốn không công bằng-hãy tập quen dần với điều đó”, nên đòi hỏi sự công bằng từ một nhà lãnh đạo là điều khá khó. Nhưng một nhà lãnh đạo xuất sắc là người luôn hướng tới điều này và cố gắng thực hiện nó với nhân viên của mình.

4. Quyết định rõ ràng

Cựu chủ tịch kiêm CEO tập đoàn Chrysler từng nói về vai trò của việc đưa ra những quyết định rõ ràng: “Để thành công ngày hôm nay, bạn phải thiết lập những ưu tiên, quyết định bạn đại diện cho điều gì.” Những người luôn dao động trong việc ra quyết định cho thấy bản thân họ không có gì chắc chắn cả và họ không thể dẫn dắt người khác đến thành công.

5. Những kế hoạch cụ thể

Một người lãnh đạo thành công phải lập kế hoạch cho công việc của anh ta và thực hiện kế hoạch đó. Người lãnh đạo làm việc chỉ dựa trên cảm tình mà không có những kế hoạch thực tế và cụ thể thì cũng giống như một chiếc thuyền không có bánh lái. Sớm muộn gì anh ta cũng lái con tàu đâm vào đá mà thôi.

6. Thói quen làm việc vượt quá thù lao

Những nhà lãnh đạo tốt nhất giành được đỉnh cao của quyền lực bởi họ làm tốt ơn đối thủ.Một trong những “gánh nặng” của người lãnh đạo là họ phải luôn sẵn sàng làm nhiều hơn và tốt hơn những gì họ đòi hỏi ở cấp dưới.

7. Một tính cách dễ chịu

Người lãnh đạo cần phải được cấp dưới tôn trọng. Cấp dưới không thể tôn trọng một nhà lãnh đạo không có những yếu tố cần thiết tạo nên một tính cách dễ chịu.

8. Cảm thông và thấu hiểu

Một nhà lãnh đạo thành công phải biết thông cảm với cấp dưới anh ta. Hơn nữa, anh ta phải hiểu được họ và những vấn đề của họ.

9. Nắm vững các chi tiết

Thất bại hay sai lầm của một tổ chức hay cá nhân thường không đến từ những lỗi, lỗ hổng lớn mà xuất phát từ việc lơ là những chi tiết trong quá trình hoạt động. Muốn lãnh đạo thành công, nhà lãnh đạo phải nắm vững các chi tiết và khía cạnh về vị trí mà anh ta đang nắm giữ. Vì vậy việc chú ý đến những chi tiết để nhanh chóng khắc phục, tránh tích lũy thành sai lầm lớn là điều bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng cần đến.

10. Sẵn lòng nhận lấy hoàn toàn trách nhiệm về mình

Người lãnh đạo có phẩm chất tốt là người sẵn sàng nhận trách nhiệm về sai lầm và thiếu sót của cấp dưới. Nếu anh ta đùn đẩy trách nhiệm này cho người khác, anh ta không còn là người lãnh đạo nữa. Nếu một trong số những người ủng hộ anh ta mắc lỗi và tỏ ra kém cỏi, người lãnh đạo phải thấy rằng chính anh ta mới là người thất bại và có lỗi.

11. Sự hợp tác

Herry Ford từng nói: “Đến với nhau là một sự khởi đầu, song hành cùng nhau là sự tiến bộ, làm việc cùng nhau là sự thành công” để nhấn mạnh vai trò của sự hợp tác trong bất kỳ một tổ chức nào. Một lãnh đạo dù có tài giỏi cũng không thể một mình đẩy công ty lên tới đỉnh cao nếu không nhận được sự hợp tác của nhân viên. Vì vậy phẩm chất cần thiết phải có đối với người lãnh đạo là phải hiểu và áp dụng được nguyên tắc cùng nỗ lực hợp tác và có thể thuyết phục cấp dưới cùng làm như vậy. Sự lãnh đạo đòi hỏi phải có sức mạnh và sức mạnh đòi hỏi phải có sự hợp tác.

Lãnh đạo có hai dạng. Thứ nhất và có hiệu quả nhất là lãnh đạo bằng sự đồng thuận và cảm thông của cấp dưới. Dạng thứ hai là lãnh đạo bằng quyền lực mang tính cưỡng chế mà không cần có sự đồng cảm của cấp dưới.

Có nhiều bằng chứng trong lịch sử cho thấy lãnh đạo bằng cách cưỡng chế không thể tồn tại lâu dài. Con người nói chung không thích phục tùng vô hạn định theo sự lãnh đạo mang tính cưỡng chế.

Kết luận

Trong bất kỳ tổ chức, công ty nào, vai trò của người lãnh đạo đặc biệt quan trọng trong việc dẫn dắt sự thành công của tập thể. Một người lãnh đạo xuất sắc là người sẽ truyền động lực cho nhân viên, giúp họ phát huy hết khả năng của mình để cống hiến cho công việc cũng như dẫn dắt đội ngũ vượt qua thử thách. Ngược lại, một lãnh đạo tồi có thể tiêu diệt hết động lực của nhân viên, khiến họ hoặc sẽ rời khỏi tổ chức hoặc sẽ lụi tàn tài năng cùng với công ty.

Vân Nguyên Edubiz được thành lập từ năm 2009, là học viện đào tạo kỹ năng mềm, đào tạo doanh nhân cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Chúng tôi thường xuyên tổ chức các khóa học Giám đốc điều hành chuyên nghiệp giúp bạn nâng cao năng lực và phẩm chất lãnh đạo. Khóa học được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu Việt Nam như Tiến sĩ Trần Quốc Việt [TGĐ Ecopark], Chuyên gia tài chính Đoàn Hữu Cảnh, PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh, Chuyên gia Phan Sơn, Chuyên gia Nguyễn Quốc Cường

Học viên cần nhận lịch học và học phí cụ thể, vui lòng để lại thông tin vào form bên dưới.

1. Là người nhìn xa, trông rộng: Phát hiện và tạo vận mệnh cho tổ chức mà người đó lãnh đạo và phải biết cách truyền tầm nhìn xa đó cho những người đi theo dưới quyền.

2. Là người giải quyết vấn đề: Nhận biết những vấn đề nảy sinh trong tổ chức, doanh nghiệp. Sẵn sàng đối mặt với tư cách là người lãnh đạo, áp dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để giải quyết.

3. Là người xây dựng tập thể: Mang người khác lại với nhau để tạo nên một tập thể và giúp họ phát huy hết tài năng và cá tính của mình. Cần xây dựng quy tắc hoạt động cho cả nhóm và tiếp thu các ý kiến phản hồi để xây dựng tập thể ngày một tốt hơn.

4. Là một nhà quản lý giỏi: Là lãnh đạo giỏi phải là người biết quản lý thời gian [sắp xếp và phân bố thời gian], quản lý con người, quản lý cảm xúc [khả năng kìm nén sự cáu giận], quản lý sự căng thẳng [giảm sự căng thẳng do áp lực công việc].

5. Là một người truyền đạt: lắng nghe tốt, nói tốt, viết tốt, phỏng vấn tốt, biết cách huấn luyện người khác tốt.

6. Là một người kiên định: Kiên định không phải là bướng bỉnh, ngang tàng và nhất định không phải là ngông cuồng. Tính kiên định hàm chứa một lý tưởng mà người lãnh đạo và điều hành nhận lãnh như một sứ mệnh để phục vụ doanh nghiệp, tổ chức, tập thể mà mình là người đứng đầu.

7. Là một người có lương tâm: Lương tâm có thể nói vắn tắt là sống có đạo, đạo ở đây là đạo trời, đạo sư, đạo cha mẹ…Đây là một tư tưởng thấm nhuần trong nền văn hóa của nhân loại.

KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO:

Kỹ năng lãnh đạo là sự kết hợp của ít nhất 3 yếu tố:

1. Khả năng nhận thức động lực thúc đẩy con người ở những hoàn cảnh, điều kiện, không gian, và thời gian khác nhau.

2. Khả năng khích lệ: tạo sức hấp dẫn và sức cuốn hút để tạo lòng trung thành, sự tận tâm và ước muốn mạnh mẽ làm theo nhà quản lý.

3. Phong cách và bầu không khí mà nhà quản lý tạo ra.

PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO:

1. Phương pháp kinh tế: Tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế, cho họ quyền tự do lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất.

2. Phương án hành chính: Tác động thông qua các hệ thống quản lý và kỷ luật của tổ chức, yêu cầu đối tượng quản lý phải chấp hành.

3. Phương pháp giáo dục: Tác động vào nhận thức, tâm lý, tình cảm của đối tượng quản lý nhằm nâng cao tự chủ, nhiệt tình của họ trong công việc.

MƯỜI LỜI KHUYÊN VÀNG DÀNH CHO CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO:

1

Biết xây dựng quan hệ thân thiết với nhân viên của mình

...

nhưng phải giữ được khoảng cách phù hợp

2

Biết quyết đoán

...

nhưng phải biết lắng nghe

3

Biết tin tưởng nhân viên của đơn vị mình

...

nhưng phải để mắt đến mọi việc

4

Biết tính đến mục đích của đơn vị mình

nhưng đồng thời phải phục vụ lợi ích của toàn tổ chức

5

Biết lập thời gian biểu phù hợp cho riêng mình

nhưng phải linh hoạt với chính kế hoạch đó

6

Biết trình bày ý kiến của mình

nhưng phải trình bày một cách tế nhị

7

Biết nhìn xa trông rộng

nhưng không suy nghĩ viển vông

8

Biết nói năng mạch lạc

nhưng phải biết điểm dừng

9

Biết suy nghĩ năng động

nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế

10

Biết tự tin vào bản thân

nhưng phải khiêm tốn

MỘT SỐ SAI LẦM THƯỜNG THẤY CỦA CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO:

1. Không nghe lời khuyên của cả nhóm.

2. Không thay đổi suy nghĩ ngay cả khi đã sai.

3. Rất ít khi ủy quyền cho người khác để tránh việc quyền lực của bản thân bị giảm đi và thường hạ thấp những người được ủy quyền.

4. Tuyển dụng những nhân viên có trình độ yếu để họ trở thành những mối đe dọa

5. Thường e ngại, nghi ngờ những người có trình độ tốt, chia tách nhân viên để dễ dàng kiểm soát nhằm tránh sự đe dọa đến quyền lực của họ.

6. Xen lẫn tính chất cá nhân vào công việc.

Trích “Bài giảng môn quản trị học”- PGS.TS.Trần Văn Bình – Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

 Các nhà nghiên cứu đã tổng kết những tố chất cần có của người lãnh đạo trong giáo trình của McGraw-Hill Inc như sau:

  • Nhạy cảm: Rất cần, và là cần nhất. Thể hiện trong việc chỉ số EQ phải cao. Lãnh đạo luôn cần có cảm nhân về thái dộ, tình cảm, mong muốn, buồn, vui… của người xung quanh mình, thậm chí của tất cả quần chúng, dù khả năng tiếp xúc của họ cũng bị hạn chế như mọi người.
  • Chính trực: Là điều công chúng mong đợi. Sự chính trực này làm cho công chúng cảm thấy tin tưởng; một nhân tố quan trọng để họ quyết định có đi theo lãnh đạo hay không. Nếu không, ít nhất lãnh đạo phải làm cho công chúng thấy là mình có chính trực.
  • Nghị lực: Để vượt qua các khó khăn nội tại và từ ngoại cảnh. Phần này phải hơn người và nhiều khi sự khâm phục của quần chúng chỉ là từ đây.
  • Tự tin: Rất cần thiết để làm việc nói chung và sử dụng trong các trường hợp đặc biệt như nói trước công chúng.
  • Có động lực làm lãnh đạo: Đây có khi chính là tham vọng theo mọi nghĩa. Người lãnh đạo có thể tỏ ra họ có tham vọng hay không, song trên thực tế họ luôn cần có động lực làm lãnh đạo mới có thể là lãnh đạo thực thụ.
  • Trí thông minh: Chỉ cần ở mức trung bình trở lên. Đây là lý do vì sao người Việt hay nhìn nhận sai về lãnh đạo, hay đòi hỏi lãnh đạo phải là người thông minh nhất, IQ cao nhất, chuyên môn phải giỏi nhất… song thực tế lãnh đạo giỏi không cần những điều này. Nhưng cần thiết phải có khả năng phân tích các vấn đề và cơ hội.
  • Kiến thức chuyên môn: Cần có ở mức vừa phải trở lên, chủ yếu để trợ giúp quá trình ra quyết định. Năng lực mỗi người có hạn. Nếu lãnh đạo quá thiên về chuyên môn họ khó có đủ quỹ thời gian cho chính việc lãnh đạo.

Ngoài ra mô hình tính cách của các nhà lãnh đạo được đúc kết điển hình như sau:

  • Tầm nhìn
  • Sự đam mê và đức hy sinh
  • Tin tưởng, sự quyết tâm và tính bền bỉ
  • Xây dựng hình ảnh tốt
  • Gương mẫu
  • Vai trò bên ngoài
  • Tạo sự tin tưởng cho những người đi theo
  • Có khả năng phát động khi cần
  • Khả năng truyền cảm

Việc xác định được các trọng tâm công việc là vô cùng quan trọng, các nhà lãnh đạo cần phải có năng lực thực hiện thành công các công tác cơ bản như sau:

  • Thiết lập tầm nhìn: Thông thường nhân tố này bị xem là mông lung, song thực tế cho thấy tầm nhìn chính là ngọn hải đăng chỉ đường cho mỗi quốc gia.
  • Tập hợp quần chúng: Để tập hợp được quần chúng, lãnh đạo cần làm cho họ thấu hiểu, thích thú, đam mê và tin tưởng. Quần chúng trong trường hợp nào cũng là nền tảng cho thành công.
  • Cổ vũ, động viên toàn bộ đội ngũ: Công việc quản lý thường làm cho các thành viên bị ức chế và cảm thấy mất động lực hành động. Chính vì vậy sự cổ vũ, động viên của lãnh đạo lại càng cần thiết.
  • Xây dựng chiến lược: Đây là công việc hay bị bỏ qua song lại rất cần thiết.
  • Ra quyết định: Là bước quan trọng nhất, song lại chỉ là kết quả của cả một quá trình.
  • Tạo ra những sự thay đổi: Tình hình bên ngoài luôn có những biến động; bao gồm cả môi trường toàn cầu, biến động kinh tế toàn cầu… đến tình hình quốc gia
  • Tạo dựng môi trường làm việc lành mạnh: Cần hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ.
[Nguồn: Internet]

Video liên quan

Chủ Đề