Dưới thời Lê sơ bia tiến sĩ được xây dựng để làm gì

18/11/2020 604

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: B

Bia tiến sĩ dùng để khắc tên, vinh danh những người đỗ tiến sĩ trở lên, được đặt tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Giang [Tổng hợp]

Bia tiến sĩ được xây dựng để làm gì?     

A. Ghi chép lại tình hình giáo dục của đất nước qua từng năm.     

B. Tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.     

C. Quy định việc thi cử, tuyển chọn tiến sĩ của nhà nước.     

D. Ghi chép lại tình hình thi cử của đất nước qua từng năm.

Các câu hỏi tương tự

Ý nghĩa  sâu xa nhất của việc dựng bia tiến sĩ thời Lê sơ là gì?

 A.

Lưu truyền hậu thế

 B.

Ghi nhớ những người đỗ đạt

 C.

Vinh danh những người đỗ tiến sĩ

 D.

Khuyến khích học tập trong nhân dân

16

Chiến thắng nào đưới đây là chiến thắng lớn nhất trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm thời Lê sơ ?

 A.

Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang.

 B.

Chiến thắng Bạch Đằng.

 C.

Chiến thắng Ngọc Hồi.

 D.

Chiến thắng Đống Đa

17

Tại sao trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Chích lại đề xuất kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An?

 A.

So với rừng núi Thanh Hóa, Nghệ An đất rộng, người đông và rất hiểm yếu

 B.

Do nghĩa quân Lam Sơn thất bại phải rút lui về Nghệ An

 C.

Nghệ An là nơi thuận lợi cho giao thông thủy, bộ

 D.

Do quân Minh đã chiếm hết địa bàn Thanh Hóa

18

Cho các dữ kiện sau:

1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê

2. Kháng chiến chống quân Mông – Nguyên

3. Kháng chiến chống Tống thời Lý

4. Khởi nghĩa Lam Sơn

Hãy sắp xếp theo thứ tự thời gian các cuộc kháng chiến

và khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt

trong các thế kỉ X đến XVIII

 A.

1,3,2,4

 B.

3,2,4,1

 C.

1,2,3,4.

 D.

2,3,4,1

19

Dưới thời Lê sơ, nguồn đào tạo và tuyển chọn quan lại chủ yêu dưới hình thức nào?

 A.

Giáo dục, khoa cử

 B.

Chọn người có công

 C.

Cha truyền con nối

 D.

Tiến cử

20

Điểm tương đồng trong đường lối chỉ đạo chiến đấu và kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý [1075 -1077] và khởi nghĩa Lam Sơn [1418 – 1428] là

 A.

Chủ động tấn công để chặn thế mạnh của giặc [“Tiên phát chế nhân”].

 B.

Thực hiện rút lui chiến lược và tổ chức phản công khi có thời cơ.

 C.

Kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.

 D.

Phòng ngự tích cực thông qua “chiến thuật vườn không nhà trống”.

Câu 11: Thời Lê sơ, tôn giáo nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội?

A. Phật giáo              B. Đạo giáo                 C. Nho giáo           D. Thiên Chúa giáo

Câu 12: Thời Lê sơ, tổ chức bao nhiêu kha thi tiến sĩ? Chọn lựa bao nhiêu người làm trạng nguyên?

A. 62 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên

B. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 89 người làm trạng nguyên

C. 12 khoa thi tiến sĩ. Chọn 9 người làm trạng nguyên

D. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên

Câu 13: Hãy điền vào chỗ trống mệnh đề sau đây: Văn thơ chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng như….., Quỳnh uyển cửu ca

A. Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo           B. Quân âm thi tập, Bình Ngô đại cáo

C. Hồng Đức thi tập, Bình Ngô đại cáo                      D. Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập

Câu 14: Thời Lê sơ, văn thơ chữ Nôm gồm những tác phẩm tiêu biểu nào dưới đây?

A. Quân trung từ mệnh tập, Quốc âm thi tập                                  B. Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập

C. Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, thập giới cô hồn quốc ngữ   D. Tất cả các tác phẩm trên

Việc tuyển chọn tiến sĩ được tổ chức trong kì thi nào?     

A. Thi Hội     

B. Thi Hương     

C. Thi Đình     

D. Không qua thi cử mà do vua trực tiếp lựa chọn.

Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long, hay bia tiến sĩ Văn Miếu-Quốc Tử Giám là các bia đá ghi tên những người đỗ Tiến sĩ các khoa thi thời Lê sơ, thời Mạc và thời Lê trung hưng [1442-1779] tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Việt Nam.

Bia Tiến sĩ được xây dựng để làm gì, ý nghĩa của bia Tiến sĩ, bia Tiến sĩ được xây dựng ở đâu, trainghiemhay.com có câu trả lời đúng nhất.


Advertisement

Bia Tiến sĩ được xây dựng để ghi tên những người đỗ đạt trong các kỳ thi triều Lê và Mạc. 

Trên mỗi tấm bia có khắc một bài văn chữ Hán Nôm với nội dung ghi lại lịch sử các khoa thi tổ chức từ năm 1442 đến năm 1779. 82 tấm bia tương ứng với 82 kỳ thi. 

Tấm bia tiến sĩ đầu tiên được dựng năm 1484, thời vua Lê Thánh Tông, ghi lại lịch sử khoa thi năm 1442. 

Tấm bia cuối cùng dựng năm 1780 phục vụ cho việc tổ chức khoa thi năm 1779.


Advertisement

Mỗi tấm bia là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Từ trên xuống dưới và xung quanh được bao phủ bởi những hình tượng điêu khắc tinh xảo, phản ánh cảnh sinh hoạt của con người hoặc những hình ảnh văn, võ. 

Vật liệu của các kiểu cách được lựa chọn kỹ lưỡng từ những viên đá xanh và phải mất nhiều thời gian thiết kế, chạm khắc với sự tinh xảo, công sức và kỹ năng chế tác. 

Bia Tiến sĩ được xây dựng để không chỉ biết được thân thế của các sử gia Việt Nam mà còn hiểu thêm về mối quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. 

Trong danh sách 1.304 tiến sĩ được khắc tên trên 82 tấm bia, Hà Nội có 225 người được cử sang Trung Quốc làm quan ngoại giao với nhà Minh [1368-1644] và nhà Thanh [1644-1911]. Lê Quý Đôn [1726 – 1784] đỗ tiến sĩ năm 1752 là một trong những nhà khoa bảng danh tiếng của Hà Nội. Khi đi sứ sang Trung Quốc và Triều Tiên, tài năng của ông được các học giả Trung Quốc và Triều Tiên ca ngợi.

Bia Tiến sĩ được xây dựng ở đâu?

Bia Tiến sĩ được xây dựng ở Văn Miếu Quốc tử giám [Hà Nội].

Nằm giữa Thủ đô Hà Nội, Văn Miếu là khu di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quan trọng, được coi là biểu tượng của văn hóa và trí tuệ Việt Nam. Với 1.000 năm tuổi, ngôi trường đại học đầu tiên này đã đào tạo ra hàng nghìn bậc đại khoa, hiền tài cho đất nước. 

Là trung tâm giáo dục lớn nhất của nước ta xưa, nơi đây đã hun đúc nên biết bao truyền thống văn hóa giáo dục quý báu, trong đó có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Bia tiến sĩ được xây dựng để làm gì?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Lịch sử hay và hữu ích.

Trắc nghiệm: Bia tiến sĩ được xây dựng để làm gì?

A. Ghi chép lại tình hình giáo dục của đất nước qua từng năm.

B. Tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.

C. Quy định việc thi cử, tuyển chọn tiến sĩ của nhà nước.

D. Ghi chép lại tình hình thi cử của đất nước qua từng năm.

Đáp án đúng:B. Tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu về Văn miếu Quốc Tử Giám nhé!

Kiến thức tham khảo về Văn miếu Quốc Tử Giám

1. Văn miếu Quốc Tử Giám là gì?

Văn Miếu – Quốc Tử Giámlà quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phốHà Nội, nằm ở phía Namkinh thành Thăng Long. Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau [gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên]. Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học.Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi quan trọng.

2. Quốc Tử Giám – Ngôi trường đại học đầu tiên ở Việt Nam

- Văn miếu Quốc Tử Giámlà hai công trình được xây dựng để dạy học và thờ kính Khổng Tử cùng những bậc hiền tài Nho học xưa. Văn miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, còn Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076, dưới thời vua Lý Nhân Tông.

-Có thể nói, thời Lý là giai đoạn giáo dục Việt Nam phát triển nhất trong các thời đại vua chúa phong kiến vàcông trình Quốc Tử Giámchính là minh chứng rõ nét nhất cho quyết tâm nâng cao học thức của vua Lý Nhân Tông.

-Đây là công trình được xây nên nhằm cổ vũ tinh thần hiếu học của nhân dân cũng như tìm kiếm nhân tài phục vụ đất nước. Sau khi được xây dựng, việc học tập ở Quốc Tử Giám bắt đầu vào năm 1076.

-Giám sinh [học trò] Quốc Tử Giámlà những sĩ tử đã đỗ kì thi Hương, vượt qua kỳ kiểm tra ở Bộ Lễ sẽ được vào Quốc Tử Giám học tập, nghe giảng sách, làm văn để chuẩn bị thi Hội, thi Đình. Rất nhiều học giả nổi tiếng có công cho triều đình đã học tập tại Quốc Tử Giám.

- Khuôn viên của Văn Miếu Quốc Tử Giám-ngôi trường đại học đầu tiên tại Việt Nam

- Nhà Thái học ngày nay trong khu văn miếu Quốc Tử Giám vốn làQuốc Tử Giám xưađể các giám sinh học tập, bình văn học. Có thể xem đây là ngôi trường đại học quốc gia đầu tiên của Việt Nam, nơi sinh ra hiền tài cho đất nước.

3. Bia tiến sĩ Văn Miếu – Tinh hoa dân tộc Việt Nam

- Bia tiến sĩ Văn Miếu gồm 82 tấm bia đá khắc các bài văn bia đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình thời nhà Hậu Lê và nhà Mạc [1442 - 1779] tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Bia được đặt trên lưng rùa đá để biểu thị sự trường tồn của tinh hoa dân tộc, phản ánh được giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước trong suốt 300 năm.

-Tất cả 82 bia tiến sỹ đều được chế tác theo cùng một phong cách: bia dẹt, trán cong, hình vòm. Các tấm bia được đặt trên lưng rùa, rùa được tạo dáng theo một phong cách chung: to, đậm và chắc khỏe. Cách thức sử dụng bia cũng rất độc đáo: đá dựng bia được lựa chọn kỹ càng, sau đó được thiết kế, trang trí, chạm khắc các hoa văn và bài ký. Vì được làm hoàn toàn bằng tay nên công việc này đòi hỏi sự nhẫn nại và khéo léo của những người thợ.

-82 bia đá tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám [Hà Nội] là những tấm bia tiến sỹ duy nhất trên thế giới có bài ký [văn bia] không chỉ lưu danh các tiến sĩ đã thi đỗ trong các kỳ thi trải dài suốt gần 300 năm [từ 1442 đến 1779] mà còn ghi lại lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về việc giáo dục, đào tạo, sử dụng nhân tài. Các bài văn bia còn ghi rõ ngày tháng dựng bia, tên của người soạn văn bia, người dựng bia. Điều này khẳng định tính xác thực, nguyên bản và duy nhất của tư liệu. Các văn bia đều do những danh nhân văn hóa, trí thức lớn của đất nước biên soạn nên về cơ bản chúng là những tác phẩm văn học vô giá.

-Mỗi tấm bia là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tinh tế và độc đáo với những hoa văn trang trí cầu kỳ mang tính cách điệu cao như hoa lá, mây, trăng, long, ty, quy, phượng. Chữ viết trên bia, các hoa văn trang trí cùng phong cách tạo dáng bia, rùa đều mang dấu ấn của thời đại sản sinh ra chúng. Nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật đã coi đây là một tư liệu quan trọng trong quá trình nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật và điêu khắc Việt Nam từ thế kỷ XVđến XVIII.

-Năm 2010, UNESCO đã công nhận 82 bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Hậu Lê và Mạc ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám [ Hà Nội] là Di sản Tư liệu thế giới thuộc Chương trình ký ức thế giới của UNESCO.

Video liên quan

Chủ Đề