Pao2 la gi

Just for you: FREE 60-day trial to the world’s largest digital library.

The SlideShare family just got bigger. Enjoy access to millions of ebooks, audiobooks, magazines, and more from Scribd.

Read free for 60 days

Cancel anytime.

Bạn đang tìm kiếm ý nghĩa của PAO2? Trên hình ảnh sau đây, bạn có thể thấy các định nghĩa chính của PAO2. Nếu bạn muốn, bạn cũng có thể tải xuống tệp hình ảnh để in hoặc bạn có thể chia sẻ nó với bạn bè của mình qua Facebook, Twitter, Pinterest, Google, v.v. Để xem tất cả ý nghĩa của PAO2, vui lòng cuộn xuống. Danh sách đầy đủ các định nghĩa được hiển thị trong bảng dưới đây theo thứ tự bảng chữ cái.

Ý nghĩa chính của PAO2

Hình ảnh sau đây trình bày ý nghĩa được sử dụng phổ biến nhất của PAO2. Bạn có thể gửi tệp hình ảnh ở định dạng PNG để sử dụng ngoại tuyến hoặc gửi cho bạn bè qua email.Nếu bạn là quản trị trang web của trang web phi thương mại, vui lòng xuất bản hình ảnh của định nghĩa PAO2 trên trang web của bạn.

Pao2 la gi

Tất cả các định nghĩa của PAO2

Như đã đề cập ở trên, bạn sẽ thấy tất cả các ý nghĩa của PAO2 trong bảng sau. Xin biết rằng tất cả các định nghĩa được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái.Bạn có thể nhấp vào liên kết ở bên phải để xem thông tin chi tiết của từng định nghĩa, bao gồm các định nghĩa bằng tiếng Anh và ngôn ngữ địa phương của bạn.

Tác giả: Iain A M Hennessey & Alan G JappChuyên ngành: Hóa sinhNhà xuất bản:Nhóm biên dịch: ĐỖ TIẾN SƠN & TRẦN HOÀNG LONGNăm xuất bản:2016Trạng thái:Chờ xét duyệtQuyền truy cập: Cộng đồng

Diễn giải khí máu động mạch

TRAO ĐỔI KHÍ Ở PHỔI: ĐẠI CƯƠNG

Tế bào sử dụng oxy (O2) để sản sinh năng lượng và thải ra carbon dioxid (CO2). Dòng máu cung cấp oxy cho tế bào và lấy đi CO2. Quá trình này phụ thuộc vào khả năng bão hòa oxy trong máu và khả năng tách CO2 khỏi máu tại phổi. 

Quá trình trao đổi khí ở phổi là quá trình chuyển O2 từ khí quyển vào dòng máu (quá trình oxy hóa) và chuyển CO2 từ dòng máu thải ra môi trường (thải CO2).

Quá trình này xảy ra giữa các phế nang chứa khí và các mao mạch gọi là mao quản. Nhờ cấu trúc siêu mỏng và trao đổi cực gần (màng trao đổi phế nang – mao quản) mà CO2 và O2 có thể khuếch tán qua lại. (Hình 1).

Hình 1: Giải phẫu hệ hô hấp.

TRAO ĐỔI KHÍ Ở PHỔI: CÁC ÁP SUẤT RIÊNG PHẦN  

Kết quả phân tích khí máu động mạch giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả trao đổi khí thông qua các số đo áp suất riêng phần của O2 và CO2 trong máu động mạch (PaO2 và PaCO2).

Áp suất riêng phần mô tả sự đóng góp của một loại khí trong hỗn hợp khí (ví dụ: không khí) đến áp suất toàn phần. Khi khí khuếch tán vào dịch (như là máu), lượng khí khuếch tán nhiều hay ít phụ thuộc vào áp suất riêng phần này. 

Chú ý hai kí hiệu sau:

PO2 = Áp suất riêng phần của oxy (partial pressure of O2)

PaO2 = Áp suất riêng phần của oxy trong máu động mạch (partial pressure of O2 in arterial blood)

Tất cả các khí khuếch tán từ nơi có áp suất riêng phần cao đến nơi có áp suất thấp. Ở màng trao đổi phế nang – mao quản, không khí trong phế nang có PO2 cao hơn và PCO2 thấp hơn trong máu mao mạch. Do đó, các phân tử O2 đi từ phế nang khuếch tán sang máu và các phân tử CO2 thì khuếch tán ngược lại cho đến khi các áp suất riêng phần cân bằng. 

Chú ý về các áp lực khí  

Ở ngang mực nước biển, áp suất khí quyển (tổng áp lực của các khí trong khí quyển) = 101 kPa = 760 mmHg. atmosphere) = 101 kPa or 760 mmHg.

O2 chiếm 21% trong không khí, vậy áp lực riêng phần của O2 là:

= 21% áp suất khí quyển

= 21 kPa = 160 mmHg

CO2 chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong khí trời, do vậy, áp suất riêng phần của CO2 trong khí hít vào là không đáng kể.

KHỬ CARBON DIOXIDE 

CO2 khuếch tán từ dòng máu vào phế nang với hiệu suất cao, do đó quá trình khử CO2 trên thực tế bị giới hạn bởi tốc độ “xả” CO2 trong phế nang. Do đó, chỉ số PaCO2 (chỉ số phản ánh gián tiếp toàn bộ lượng CO2 trong máu động mạch) phụ thuộc vào thông khí phế nang – tổng thể tích không khí vận chuyển giữa phế nang và không khí ngoài môi trường trong mỗi phút.

Quá trình thông khí được điều khiển bởi một trung khu thuộc thân não gọi là trung khu hô hấp. Trung khu này chứa các thụ cảm thể hóa học đặc hiệu nhạy cảm với PaCO2 và liên kết với các cơ hô hấp. Khi xảy ra bất thường, trung khu hô hấp sẽ điều chỉnh tần số thở và cường độ thở cho phù hợp (Hình 2).

Bình thường, phổi có thể duy trì mức PaCO2 bình thường ngay cả trong các trường hợp xảy ra quá trình sinh CO2 tăng bất thường (như trong nhiễm khuẩn huyết). Do đó, khi đã có tăng PaCO2 máu (hypercapnia – tăng CO2 máu) gần như luôn luôn hướng đến tình trạng giảm thông khí phế nang.

Ghi nhớ

PaCO2 phụ thuộc vào quá trình thông khí. Mức độ thông khí được điều chỉnh để duy trì PaCO2 trong giới hạn chặt chẽ.

Hình 2: Cơ chế điều hòa thông khí.

Lưu ý về thụ cảm thể giảm oxy máu (hypoxic drive)

Ở những bệnh nhân có tình trạng tăng PaCO2 kéo dài (tăng CO2 máu mạn tính), các thụ cảm thể đặc hiệu ngưỡng CO2 dần mất nhạy cảm. Cơ thể khi đó phụ thuộc vào các thụ cảm thể đặc hiệu PaO2 để đo mức thông khí. Khi đó, PaO2 thấp trở thành tác nhân chính kích thích thông khí. Đây được gọi là kích thích giảm oxy máu (hypoxic drive).

Với cơ chế đó, ở nhóm bệnh nhân phụ thuộc thụ cảm thể giảm oxy máu, việc điều chỉnh tình trạng thiếu oxy quá tích cực, kèm theo thở oxy hỗ trợ, có thể làm giảm thông khí, dẫn đến tăng kịch phát PaCO2. Vì thế, bệnh nhân có tình trạng tăng CO2 máu mạn tính phải được bổ sung oxy kiểm soát, kết hợp với theo dõi khí máu cẩn thận. 

Chỉ dẫn này không áp dụng trên bệnh nhân có tăng CO2 máu cấp tính.

ĐỘ BÃO HÒA OXY CỦA HEMOGLOBIN (SO2)  

Quá trình oxy hóa phức tạp hơn quá trình khử CO2. Điều đầu tiên chúng ta nhận thấy: PO2 thực ra không cho ta biết có bao nhiêu O2 ở trong máu. PO2 chỉ là số đo lượng phân tử O2 tự do, không liên kết trong máu – mà lượng này chỉ chiếm rất ít trong toàn phần.

Thực tế, phần lớn phân tử oxy trong máu được gắn với protein haemoglobin (Hb; Hình 3). Bởi vậy, lượng oxy trong máu phụ thuộc vào hai yếu tố sau:

Nồng độ Hb: Chỉ số này biểu thị lượng oxy mà máu có đủ tải trọng để mang theo.

Độ bão hòa của Hb với O2 (SO2): Chỉ số này là phần trăm điểm gắn khả dụng của Hb đã được gắn một phân tử O2, nói cách khác là tải trọng oxy đang được sử dụng. (Hình 4).

Chú ý:

SO2 = O2 bão hòa trong bất kì mẫu máu nào. SaO2 = O2 bão hòa trong máu động mạch.

Lưu ý về máy đo phân áp oxy mạch (mà ta vẫn gọi là máy đo SpO2)

SaO2 có thể đo bằng dụng cụ kẹp ngón tay hay dái tai của bệnh nhân. Trong đa số trường hợp, máy cung cấp thông tin đầy đủ về tình trạng oxy, nhưng khi các chỉ số bão hòa dưới 75%, máy sẽ đo kém chính xác. Khi tuần hoàn ngoại vi giảm, số đo máy cung cấp sẽ không đáng tin cậy. Máy đo SpO2 cũng không đo được PaCO2, do đó, không được sử dụng để thay thế kết quả khí máu động mạch ở ca bệnh có giảm thông khí. 

Ghi nhớ

PO2 không phản ánh được lượng oxy có trong máu. SaO2 và nồng độ Hb mới phản ánh lượng oxy có trong máu động mạch.

Pao2 la gi

Hình 3: Tương quan giữa Oxy tự do và oxy gắn hemoglobin trong máu.

Hình 4: Quá trình bão hòa oxy với hemoglobin.

BIỂU ĐỒ PHÂN LY OXYHEMOGLOBIN  

Giờ chúng ta đã rõ: lượng oxy trong máu phụ thuộc vào nồng độ Hb và SO2. Vậy PO2 có ý nghĩa gì?

PO2 có thể hiểu là yếu tố thúc đẩy phân tử O2 gắn với Hb. Hay nói gọn lại là: PO2 quyết định SO2. Đường cong biểu thị phân ly oxyhemoglobin (Hình 5) cho thấy với mỗi PO2 sẽ có một giá trị SO2 tương ứng.

Nhìn chung, PO2 càng cao thì SO2 càng cao, nhưng cung này không phải là một đường thẳng tuyến tính. Đoạn màu xanh của đồ thị như là một vùng “bình nguyên cỏ xanh”, khi mà trên ngưỡng này, sự thay đổi của PO2 chỉ ảnh hưởng chút ít lên SO2. Trái lại, ở vùng “dốc màu đỏ”, chỉ cần một thay đổi nhỏ của PO2 sẽ gây ảnh hưởng lớn đến SO2.

Nhớ rằng: với một PaO2 “bình thường” ở khoảng 100mmHg, Hb gần như sẽ ở mức bão hòa tối đa (trên 95%). Điều đó có nghĩa là máu đã dùng hết tải lượng oxy và PaO2 dù có tăng thêm cũng không tăng thêm lượng O2 trong động mạch.

Ghi nhớ

PO2 không phải lượng O2 trong máu, nhưng là động lực thúc đẩy quá trình bão hòa oxy của Hb.

Hình 5: Cung biểu thị phân ly oxyhemoglobin. Đường cong biểu hiện mối quan hệ giữa PO2 và tỉ lệ bão hòa hemoglobin với oxy. Ghi chú cho đồ thị dạng sigma: gần như phẳng khi PO2 trên 80mmHg nhưng PO2 giảm dưới 60mmHg thì đồ thị đổ dốc. 2,3-DPG: 2,3 – diphosphoglycerate.

Ghi nhớ:

Khi Hb đã gần đạt mức bão hòa O2 tối đa thì tăng thêm PO2 cũng không làm thay đổi lượng O2 trong máu.

THÔNG KHÍ PHẾ NANG VÀ PaO2

Ta đã hiểu PaO2 ảnh hưởng đến SaO2 như thế nào. Nhưng yếu tố nào xác định PaO2?

Ba yếu tố chính ảnh hưởng đến PaO2 là:

Thông khí phế nang

Tương xứng giữa thông khí và tưới máu (V˙/Q˙ )

Nồng độ Oxy trong khí hít vào (FiO2)

Thông khí phế nan