Nước ta khai thác dầu mỏ ở đâu

Trong điều kiện thông thường có bốn alkan nhẹ nhất là CH4 [mêtan], C2H6 [êtan], C3H8 [prôpan] và C4H10[butan], có nhiệt độ sôi tương ứng -161.6°C,-88.6°C , -42°C, và -0.5°C - ở dạng khí.

Tất cả các sản phẩm của các chuổi từ C5 đến C20 ở điều kiện nhiệt độ trong phòng là chất lỏng, gọi là dầu thô. Các chuỗi trong khoảng C5-7 là các sản phẩm dầu nhẹ, dễ bay hơi. Các chuỗi từ C6H14 đến C12H26 bị pha trộn lẫn với nhau được sử dụng trong đời sống với tên gọi là xăng. Dầu hỏa là hỗn hợp của các chuỗi từ C10 đến C15, tiếp theo là dầu điêzen/dầu sưởi [C10 đến C20] và các nhiên liệu nặng hơn được sử dụng cho động cơ tàu thủy. Các loại dầu bôi trơn và mỡ [dầu nhờn] nằm trong khoảng từ C16 đến C20. Các chuỗi trên C20 bắt đầu là sáp parafin, sau đó là hắc ín và nhựa đường bitum ở trạng thái rắn.

Trong điều kiện áp suất khí quyển, các thành phần hóa học của dầu mỏ được chia tách bằng phương pháp chưng cất phân đoạn bao gồm: xăng ête [40 - 70°C], xăng nhẹ [60 - 100°C], xăng nặng [100 - 150°C], dầu hỏa nhẹ [120 - 150°C], dầu hỏa [150 - 300°C], dầu điêzen [250 - 350°C], dầu bôi trơn [> 300°C] và các thành phần khác như hắc ín, nhựa đường …[ở nhiệt độ cao hơn].

Hiện nay dầu mỏ chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, diezen và xăng nhiên liệu. Ngoài ra, dầu thô cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường... Khoảng 88% dầu thô dùng để sản xuất nhiên liệu, 12% còn lại dùng cho hóa dầu. Do dầu thô là nguồn năng lượng không tái tạo nên nhiều người lo ngại về khả năng cạn kiệt dầu trong một tương lai không xa.
 

Dầu khí là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Nó là nguồn cung cấp năng lượng vô cùng quan trọng phục vụ cho các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Dầu mỏ, khí đốt, kể từ khi mới phát hiện tới nay đã trở thành loại tài nguyên vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội. Dầu mỏ, khí đốt càng được hiểu biết bao nhiêu thì nhu cầu dầu, khí đối với mọi hoạt động kinh tế, kỹ thuật, đời sống dân sinh càng lớn bấy nhiêu. Đối với những quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về nguồn dầu khí thì việc phát triển ngành công nghiệp dầu khí là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Bởi công nghiệp dầu khí ngày nay là một ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, đi đầu trong việc áp dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất của thế giới.  Việt Nam là một trong những nước may mắn được thiên nhiên ưu đãi về nguồn tài nguyên này. Là một nước có trữ lượng dầu mỏ đứng thứ 28 trên thế giới, Việt Nam đã không ngừng nổ lực nghiên cứu các công nghệ mới để khai thác hiệu quả và tìm kiếm nguồn tài nguyên này. Nhìn chung, tiềm năng dầu khí Việt Nam là khá lớn.  Việc đánh giá tài nguyên và trữ lượng dầu khí thềm lục địa Việt Nam được các tổ chức Quốc tế và Việt Nam đánh giá vào thời điểm khác nhau và rất khác nhau, đặc biệt là vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Trước năm 1975 tiềm năng tài nguyên dầu khí thềm lục địa Nam Việt Nam được dự báo theo chủ quan của người đánh giá với nhiều mục đích khác nhau. 

Theo số liệu được công bố trong công trình “Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam” thì trữ lượng và tiềm năng dầu khí bể Sông Hồng có thể đạt 1,1 tỷ m3 quy dầu; tiềm năng tài nguyên thu hồi bể Phú Khánh có khoảng 400 triệu m3 quy dầu; trữ lượng tiềm năng có thể thu hồi bể Cửu Long có khoảng 2,6 – 3,0 tỷ m3 quy dầu; tài nguyên có thể thu hồi bể Nam Côn Sơn có khoảng 900 triệu m3 quy dầu; tiềm năng tài nguyên dầu khí bể Mã Lai - Thổ Chu có khoảng 350 triệu tấn quy dầu; tiềm năng tài nguyên bể Tư Chính – Vũng Mây có khoảng 800 – 900 triệu tấn quy dầu. Tuy nhiên, công ty CONOCO năm 2000 đánh giá chỉ 3 cấu tạo triển vọng nhất của các lô 133, 134 thuộc phạm vi bể Tư Chính – Vũng Mây đã cho con số tiềm năng từ 600 đến 1.600 triệu tấn nếu là dầu hoặc từ 10 TCF [286 tỷ m3] đến 30 TCF [857 tỷ m3] nếu là  khí.

Cho đến nay đã xác định được trong phạm vi thềm lục địa Việt Nam hiện diện 8 bể trầm tích Đệ tam là bể Sông Hồng, Hoàng Sa, Phú Khánh, Cửu Long,  Nam Côn Sơn, Tư Chính- Vũng Mây, Trường Sa và  Mã lai -Thổ Chu.

Các mỏ dầu khí ở nước ta được phát hiện và khai thác từ lòng đất dưới đáy biển khu vực thềm lục địa phía Nam, nơi có độ sâu 50 - 200m nước và trong tầng cấu trúc địa chất sâu trên 1000m đến trên 5000m.

Tính đến cuối năm 2013, trong nước có 9 lô hợp đồng có hoạt động phát triển mỏ và 13 hợp đồng có hoạt động khai thác dầu khí [từ 14 mỏ/cụm mỏ dầu và 6 mỏ/cụm mỏ khí]. Toàn Ngành đã khai thác được 268,31 triệu tấn dầu thô; trong đó, sản lượng khai thác từ Vietsopetro đạt 189,9 triệu tấn, sản lượng khai thác từ PVEP đạt 78,3 triệu tấn. Riêng năm 2013, sản lượng khai thác dầu thô là 15,25 triệu tấn, khí là 9,75 tỷ m3; năm 2014 sản lượng khai thác dầu thô đạt 17,39 triệu tấn, khí đạt 10,21 tỷ m3. Đặc biệt trong năm 2015, mức sản lượng vẫn tiếp tục tăng và duy trì ở mức cao, dầu thô đạt 18,75 triệu tấn, khí 10,67 tỷ m3 đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ. Quá trình tìm kiếm thăm dò trong giai đoạn 2011 - 2015 đã đưa được 36 mỏ và công trình dầu khí mới vào khai thác. Trong đó, năm 2011 có 3 mỏ trong nước: Đại Hùng pha 2, Tê Giác Trắng, Chim Sáo và 2 mỏ nước ngoài: Visovoi, Dana. Năm 2012 có 7 mỏ/công trình được đưa vào khai thác bao gồm 4 mỏ/công trình trong nước: giàn H4 mỏ Tê Giác Trắng, mỏ Gấu Trắng, Sư Tử Trắng, Lan Đỏ và 3 mỏ ở nước ngoài: mỏ Tây Khosedayu, mỏ Junin 2, mỏ Nagumanov. Năm 2013 và 2014 số lượng mỏ đưa vào khai thác tăng mạnh và đạt 9 mỏ mỗi năm. Năm 2015 chỉ có 4 mỏ mới được đưa vào khai thác, đó là mỏ khí Thái Bình, mỏ Bir Seba Lô 433a-416b, giàn H5 Tê Giác Trắng và giàn Thỏ Trắng 2. Bên cạnh quá trình tìm kiếm thăm dò này còn triển khai công tác phát triển mỏ đối với các mỏ Sư Tử Trắng, giai đoạn 2 phát triển mỏ Đại Hùng, mỏ Hải Thạch - Mộc Tinh - Lô 05-2 và 05-3, mỏ Tê Giác Trắng - Lô 16-1, mỏ Hải Sư Trắng và Hải Sư Đen - Lô 15-2/01, mỏ Chim Sáo, Dừa - Lô 12W. Tuy nhiên các mỏ dầu này đều có trữ lượng nhỏ [mỏ dầu lớn nhất trong số các mỏ mới phát hiện là mỏ Sư Tử Đen với trữ lượng khoảng 100 triệu tấn, chỉ bằng 1/3 mỏ Bạch Hổ].

Theo kết quả đánh giả trữ lượng các mỏ dầu của Việt Nam thì tổng trữ lượng dầu tiềm năng của nước ta khoảng 7,5 tỉ m3 quy dầu. Việt Nam bắt đầu khai thác khí từ năm 1981 [mỏ khí Tiền Hải C - Thái Bình] và khai thác dầu cùng với khí đồng hành từ năm 1986 [mỏ Bạch Hổ ở thềm lục địa phía Nam]. Từ đó, Việt Nam bắt đầu có tên trong danh sách các nước khai thác, xuất khẩu dầu thô trên thế giới. Tính đến ngày 31/12/2015 toàn Ngành Dầu khí đã khai thác được 352,68 triệu tấn dầu và 114,03 tỷ m3 khí cộng dồn. Năm 2015, mức sản lượng vẫn tiếp tục tăng và duy trì ở mức cao, dầu thô đạt 18,75 triệu tấn, khí 10,67 tỷ m3 .

Với năng suất khai thác dầu khí như hiện nay thì dự đoán sau thời gian 380 năm nữa dầu sẽ hết. Và để có dầu khí khai thác phát triển kinh tế chúng ta phải tiếp tục tìm kiếm các mỏ dầu khác hoặc phải mua dầu của thế giới. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những con số dự báo, và mức dự báo có thể thấp hơn thực tế nhưng cũng thấp hơn thực tế. Hiện nay các ông chủ dầu lớn của thế giới đã được cảnh báo về nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá này. Theo báo Rossiyskaya Gazeta dẫn lời Bộ trưởng Tài nguyên Nga Sergei Donskoi cảnh báo nước này sẽ cạn kiệt dầu mỏ sau 28 năm nữa và sự suy giảm sản lượng khai thác tại các mỏ dầu truyền thống sẽ bắt đầu vào năm 2020. Ông Donskoi tính rằng trữ lượng dầu có thể khai thác của Nga vào khoảng 29 tỷ tấn. Sản lượng khai thác dầu thô không có khí ngưng tụ năm 2015 là gần 505 triệu tấn. Nếu tính “kịch trần” theo các số liệu này, trữ lượng dầu của Nga sẽ đủ để khai thác trong 57 năm. Theo Hãng nghiên cứu Rystad Energy, có trụ sở ở Oslo, Na Uy, với mức sản xuất hiện nay trên thế giới nói chung, khoảng 30 tỉ thùng dầu thô mỗi năm, thế giới sẽ hết dầu trong 27 năm nữa. Do đó để đảm bảo khai thác bền vững nguồn tài nguyên mang tên “vàng đen” này chúng ta phải không ngừng nâng cao hiệu quả khai thác và không ngừng tìm kiếm, phát hiện mới các mỏ dầu. Đồng thời trong việc tiêu thụ cần có sự hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm.

Nguyễn T. Mỹ Xuân

Ở nước ta, dầu mỏ được khai thác chủ yếu ở đâu ?

Đề bài

Ở nước ta, dầu mỏ được khai thác chủ yếu ở đâu ?

Lời giải chi tiết

Ở nước ta, dầu mỏ được khai thác chủ yếu ở Biển Đông

Loigiaihay.com

Bài viết này là một bài mồ côi vì không có bài viết khác liên kết đến nó. Vui lòng tạo liên kết đến bài này từ các bài viết liên quan; có thể thử dùng công cụ tìm liên kết. [tháng 8 2020]


Dầu mỏ Việt Nam là lượng dầu thô khai thác ở Việt Nam. Lượng dầu này đóng góp nhiều vào nền kinh tế quốc gia và cũng là yếu tố quan trọng trong vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Việc khai thác dầu thô còn đi kèm với ngành khí đốt.

Tính đến cuối năm 2019 sang đầu năm 2020, Việt Nam đứng hàng thứ 34 trên thế giới về số lượng sản xuất, trung bình mỗi tháng bơm được hơn 200.000 thùng dầu/ngày.[1] Vào thời điểm thịnh nhất Việt Nam xuất cảng 399.000 thùng/ngày vào năm 2003.[2] Đây là nguồn xuất cảng đáng kể trong cán cân mậu dịch thu hút ngoại tệ. Tuy nhiên mức tiêu thụ quốc nội đang trên đà gia tăng trong khi mức sản xuất giảm dần, khiến Việt Nam đã chuyển từ nước xuất cảng dầu thô sang nhập cảng kể từ năm 2017.[3] Tiềm năng khai thác thêm dầu mỏ gần như hoàn toàn nằm ngoài khơi lãnh thổ Việt Nam.

 

Dàn khoan Bạch Hổ

Cuộc thăm dò tìm dầu bắt đầu từ năm 1966 khi Nha Tài nguyên Quốc gia của Việt Nam Cộng hòa giao cho kỹ sư Hồ Mạnh Trung và Đỗ Hữu Cảnh thuộc Nha Khoáng chất xúc tiến việc khảo sát. Cũng năm đó hãng Chastway mở cuộc địa khảo ở ngoài khơi tỉnh Bình Định. Báo cáo của cả hai nhóm vào Tháng Năm 1967 đều khích lệ. Nhân biết được tiềm năng đó chính phủ gửi phái bộ sang Tokyo, Nhật Bản dự buổi họp của Ủy Hội Kinh tế Á châu và Viễn Đông [tiếng Anh: Economic Commission for Asia and the Far East, viết tắt là ECAFE] chính thức kêu gọi các tổ chức quốc tế giúp đỡ. Để triển khai chính phủ cho ban hành luật pháp khẳng định chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa đối với thềm lục địa và lãnh hải do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký.[4]

Chiến cuộc Việt Nam với cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân năm 1968 gây nhiều trở ngại nhưng đến năm 1970 thì Việt Nam Cộng hoàn hoàn tất cuộc địa khảo ngoài khơi với 11 công ty quốc tế tham gia. Bản tổng kết ghi nhận rằng thềm lục địa rộng 325.000 cây số vuông có nhiều khả năng tích trữ lượng dầu thô trong lòng đất. Tổng trưởng Bộ Kinh tế là Phạm Kim Ngọc được bổ làm chủ tịch Ủy ban dầu hỏa và cấp tốc gửi phái đoàn sang Iran tìm hiểu cách thức kỹ thuật và pháp lý để hợp tác khai thác với quốc tế.[4][5]

Chiến trận năm 1972 với Mùa hè đỏ lửa làm đình trệ việc khai thác nên đến năm 1973 chính phủ mới mở cuộc đấu thầu chín trong số 40 lô. Hãng Pecten-Vietnam [thuộc Shell] thắng ba lô [3, 7, 11], Mobil Oil của Hoa Kỳ được hai lô [4 & 8], Sunningdale của Canada được hai [21 & 22] và Esso của Hoa Kỳ được một [10]. Bốn hãng này trả chính phủ 16,6 triệu Mỹ kim để thầu. Năm 1974 mở thêm năm lô với các hãng Union Texas, Mobil Oil, Marathon-Sun-Ameralda-Hess, và Pecten-Vietnam thắng thầu, nộp cho chính phủ 29,1 triệu.[4]

Ngày 26 Tháng Mười, 1974 hãng Pecten-Vietnam công bố đã phát hiện được mỏ dầu với năng suất 1514 thùng/ngày.[4] Những địa điểm khoan có tên là Dừa, Mía và Hồng. Sang đầu năm 1975 thì Mobil phát hiện ra mỏ dầu Bạch Hổ[5] với năng suất 2,500 thùng/ngày.[6] Vị trí mỏ Bạch Hổ cách Vũng Tàu 75 cây số về phía đông nam. Tháng Hai 1975 Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bay ra dàn khoan Glomar IV để chứng kiến thành quả.[7] Hơn hai tháng sau, Sài Gòn thất thủ; chính thể Việt Nam Cộng hòa cáo chung.

1979-1991: Thời kỳ gián đoạn & liên doanh Vietsovpetro

Số liệu dầu thô Việt Nam xuất cảng[2]Năm Dung lượng dầu
[thùng/ngày] Ghi chú
1987 13.620 năm đầu tiên xuất cảng
dưới liên doanh Vietsovpetro
1988 26.829
1989 49.025
1990 78.320
1991 105.455 mở cửa hợp tác với
các hãng quốc tế Tây phương
1992 119.364
1993 136.981
1994 173.000
1995 168.437
1996 188.900
1997 240.591
1998 291.910
1999 315.000
2000 356.70
2001 322.081
2002 342.042
2003 399.211 đạt mức xuất cảng cao nhất
2004 360.817
2005 345.414
2006 300.604
2007 275.040
2008 267.460
2009 161.440
2010 164.500
2011 185.020
2012 170.333
2013 173.440
2014 143.642
2015 146.257
2016 129.473
2017 88.477

Sau khi chiếm được Miền Nam Việt Nam, chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam không xúc tiến việc khai thác dầu vì phải đương đầu với nhiều vấn nạn. Mãi đến năm 1979 dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhà chức trách mới mở lại hồ sơ dầu khí. Ngoài việc Hoa Kỳ có lệnh cấm vận, phía Việt Nam tuy thừa nhận quyền kế thừa pháp lý cũ của Việt Nam Cộng hòa nhưng lại hủy bỏ toàn phần những hợp đồng trúng thầu của các công ty ngoại quốc trước kia đã ký kết với Việt Nam Cộng hòa khiến việc dùng kỹ thật Tây phương khai thác dầu khí ngoài khơi đi đến ngõ cụt. Hà Nội bèn ký hợp đồng mới với hãng Agip của Ý Đại Lợi để tìm kiếm thêm những mỏ mới nhưng bất thành. Riêng lô 4 xưa do Mobil trúng thầu và tìm được giếng Bạch Hổ thì giao cho Petrovietnam.[8]

Dù vậy công việc khai thác vẫn bế tắc vì không đủ kỹ thuật cho đến năm 1981 thì Petrovietnam lập liên doanh Vietsovpetro với Zarubezhneft của Liên Xô đến năm 1983 thì công cuộc khoan mới tiến hành ở giếng Bạch Hổ sâu hơn 3.000 mét. Năm 1986, tức 11 năm sau khi phát hiện được giếng Bạch Hổ, giàn khoan bơm được dầu lên và sang năm sau, Việt Nam lần đầu tiên xuất cảng dầu thô.[9] Giếng Bạch Hổ lúc đó cung cấp 7.500 thùng dầu/ngày. Cho tới năm 1994, mỏ Bạch Hổ là mỏ dầu duy nhất của Việt Nam[9] với 10 dàn khoan. Cho đến thế kỷ 21 đây cũng là giếng dầu lớn nhất Đông Nam Á.[10] Vietsovpetro sau đó khám phá được những mỏ dầu khác, đặt tên là: Bà Đen, Tam Đảo, Ba Vì, Rồng [1986], Đại Hùng [1988]...[11]

Kỹ thuật khoan dầu của Liên Xô lúc bấy giờ cũng kém nên ngoài dầu thô mỏ Bạch Hổ còn là nguồn khí đốt nhưng vì không có khả năng tích trữ nên khí đó phải đốt bỏ[11] cho tới khi lắp được ống dẫn dài 56 cây số dưới lòng biển từ ngoài khơi vào Vũng Tàu vào năm 1994.[12] Khi Liên Xô tan vỡ Việt Nam mất nguồn viện trợ kinh tế đành phải chuyển hướng, mở đường cho thời kỳ Đổi Mới và mời các công ty nước khác hợp tác.[10]

1991 trở đi: Thời kỳ Đổi Mới & khai thác khí đốt

Thời kỳ Đổi Mới nới lỏng kinh tế, bỏ mô hình kinh tế tập trung cũ, Việt Nam đón nhận các công ty ngoại quốc bước vào lãnh vực dầu khí. Các hãng British Petroleum của Anh, ONGC của Ấn Độ và Statoil của Na Uy đều ký hợp đồng với Việt Nam.[10] Lượng dầu thô xuất cảng tăng mạnh.

Năm 1995 ngành khí đốt khai sinh do ống dẫn từ mỏ dầu Bạch Hổ với năng suất gần ba triệu mét khối và chỉ ba năm sau [1998] tổng lượng tăng hơn một tỷ mét khối.[13]

Năm 2001 hãng Gazprom của Nga mở cuộc thăm dò tìm khí đốt thiên nhiên ở Vịnh Bắc Bộ. Gazprom cũng hợp tác xây cất xưởng lọc dầu Dung Quất. Nga và Việt Nam còn ký liên doanh ba thành phần với Nhật Bản: Zarubezhneft, Petrovietnam và Idemitsu để khai thác dầu thô và khí đốt ở lô 09-3.[10] Năm 2017 xưởng Nghi Sơn cũng đi vào hoạt động với Kuwait Petroleum International, Idemitsu Kosan, Mitsui Chemicals hùn vốn cùng với Petrovietnam.[3]

Ngành khí đốt khuếch trương mạnh đến năm 2007 thì vượt hơn 7 tỷ mét khối[13] rồi 10,6 tỷ mét khối năm 2016.[14]

Những hãng lớn tham gia trong ngành khai thác dầu khí vào năm 2017 gồm có:[14]

  1. Eni [Ý]
  2. MOECO, JX Nippon [Nhật]
  3. Murphy Oil, ExxonMobil [Hoa Kỳ]
  4. Petronas [Malaysia]
  5. Premier Oil, Soco [Anh]
  6. Repsol [Tây Ban Nha]
  7. Rosneft, Gazprom [Nga]
  8. Santos, Pan Pacific Petroleum [Úc]
  9. SK Energy [Nam Hàn]

Theo báo cáo của chính phủ Úc năm 2017 thì trữ lượng thiên nhiên dầu thô của Việt Nam là 4,4 tỷ thùng và trữ lượng khí đốt là 704 tỷ mét khối, lớn thứ ba ở Đông Nam Á, sau Indonesia và Malaysia. Hai địa vực chính có dầu khí là bồn trũng Cửu Long và Nam Côn Sơn. Mỏ Bạch Hổ từ khi khám phá năm 1975 là mỏ dầu lớn nhất nhưng sau 30 năm khai thác đã vào thời kỳ suy cạn. Tuy các chuyên gia đã tìm được 14 mỏ khác nhưng những mỏ này không dồi dào bằng Bạch Hổ nên tổng sản lượng hằng năm kém dần.[14]

Theo Petrovietnam thì lượng dầu thô sẽ giảm dần khoảng 10% mỗi năm cho đến năm 2025 trừ khi khám phá được mỏ dầu mới. Những mỏ hiện có sẽ dần cạn.[15]

  1. ^ [1]
  2. ^ a b "Vietnam Crude Oil: Exports"
  3. ^ a b "Vietnam crude oil imports to hit record as refinery gets ready to start"
  4. ^ a b c d "The Search for Black Gold". Vietnam Bulletin. Vol IX, ngày 1 tháng 11 năm 1974. tr 19-21
  5. ^ a b "Người có công với ngành dầu mỏ thời VNCH Phạm Kim Ngọc qua đời"
  6. ^ "Oil Companies Abandon Operations in Vietnam"
  7. ^ Nguyen Duc Cuong. "Building a Market Economy During Wartime". Voices from the Second Republic of South Vietnam [1967-1975]. Ithaca, NY: Cornell University Press, 2014. tr 102
  8. ^ "Vietnam Oil Search Faltering"
  9. ^ a b Alpert, William. The Vietnamese Economy and Its Transformation to an Open Market System. Armonk, NY: ME Sharpe, 2005. Tr 51.
  10. ^ a b c d "Vietnamese Oil Latitudes"
  11. ^ a b "Vietnam Hopes to Refine Its Oil Industry"
  12. ^ "Pipeline Survey..."
  13. ^ a b "Policy Suggestions for the Initial Development of Vietnam's Gas Industry"
  14. ^ a b c "Oil and gas to Vietnam"
  15. ^ "A Brief History of the Oil and Gas in Vietnam"

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Dầu_mỏ_Việt_Nam&oldid=66650247”

Video liên quan

Chủ Đề