Nội dung chính của đoạn thơ Tiếng ru là gì

Ý nghĩa của bài thơ "Tiếng ru" ... Bài thơ gợi nhắc chúng ta cần biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống, chúng ta luôn là những cá thể cùng chung sống, xây dựng tạo nên xã hội và không thể tách rời, sống đơn độc được

Hướng dẫn giải tập Tiếng Việt bài thơ Tiếng ru lớp 3 trang 64 sách giáo khoa chi tiết, súc tích nhất và tổng hợp một số câu trắc nghiệm bài tập đọc Tiếng ru nhằm giúp học sinh ôn tập và nắm vững kiến thức. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bài tập đọc Tiếng ru

Nội dung bài thơ:

Tiếng ru

Con ong làm mật, yêu hoa

Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời

Con người muốn sống, con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.

Một người - đâu phải nhân gian?

Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!

Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?

Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

TỐ HỮU

- Đồng chí: người cùng đứng trong tổ chức cách mạng hoặc cùng chí hướng.

- Nhân gian: ở đây chỉ loài người.

- Bồi: thêm vào, đắp thêm.

Hướng dẫn giải bài tập đọc Tiếng ru

Câu 1

Con ong, con cá, con chim yêu những gì? Vì sao?

Gợi ý: Em hãy đọc khổ thơ 1 của bài.

Trả lời:

- Con ong yêu hoa, vì hoa cho nó nguồn sống và mật ngọt.

- Con cá yêu nước vì nước là môi trường sống của nó, thiếu nước cá sẽ chết.

- Con chim yêu bầu trời vì ở đó nó có thể bay lượn, ca hát và kiếm ăn ...

Câu 2

Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2:

Gợi ý: Dựa theo mẫu trong sách, em hãy giải thích các câu thơ còn lại.

Trả lời:

- Câu thơ: "Một ngôi sao, chẳng sáng đêm"

Ý nghĩa: Phải nhiều ngôi sao mới làm nên đêm sao sáng.

- Câu thơ: "Một thân lúc chín chẳng nên mùa vàng"

Ý nghĩa: Phải nhiều câu lúa mới làm nên một mùa lúa chín vàng, bội thu.

- Câu thơ: "Một người - đâu phải nhân gian"

Ý nghĩa: Phải nhiều con người cùng sinh sống mới làm nên xã hội loài người.

- Câu thơ: "Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi"

Ý nghĩa: Nếu chỉ có một con người sống đơn độc lẻ loi thì ngươi đó cũng chỉ như một đốm lửa tàn, sẽ mau tắt và thành tro lạnh.

Câu 3

Vì sao núi không nên chê đất thấp, biển không nên chê sông nhỏ?

Gợi ý: Em hãy đọc khổ thơ 3 của bài và giải thích.

Trả lời:

Núi không nên chê đất thấp vì đất chính là nền của núi. Núi muốn cao không thể không có nền. Biển không nên chê sông nhỏ vì các dòng sông nhỏ đổ nước vào biển khơi làm cho nước biển lúc nào cũng tràn đầy.

Câu 4

Câu lục bát nào trong khổ thơ 1 nói lên ý chính của cả bài thơ?

Gợi ý: Em đọc kĩ khổ thơ 1 và tìm câu thơ lục bát nói lên tình yêu thương, đoàn kết của mọi người trong cộng đồng.

Trả lời:

Hai câu lục bát sau đây nói lên ý chính của bài thơ:

Con người muốn sống, con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Hai câu này muốn khuyên chúng ta phải biết yêu thương, đùm bọc mọi người xung quanh: yêu thương ông bà, cha mẹ, anh em, yêu thương bà con láng giềng, yêu thầy, yêu bạn, yêu đồng đội, yêu đồng chí, yêu nhân loại...

Nội dung: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.

Trắc nghiệm bài Tập đọc Tiếng ru

Chọn đáp án đúng

Lưu ý: Các em có thể trả lời câu hỏi rồi kiểm tra đáp án hay kích vào đây để làm luôn Trắc n ghiệm bài Tiếng ru trực tuyến.

1. Con hãy nối hai để tạo thành những câu đúng

Cột A: 

- Con ong làm mật

- Con cá bơi

- Con chim ca

Cột B:

yêu trời.

yêu hoa.

yêu nước.

2. Theo tác giả, con người phải biết yêu thứ gì?

a. Yêu bản thân mình.

b. Yêu các loài muông thú.

c. Yêu đồng chí và anh em.

3. Vì sao lại nói: Một ngôi sao chẳng sáng đêm?

a. Vì nó quá nhỏ bé trong khi bầu trời lại vô cùng rộng lớn.

b. Vì bản thân ngôi sao rất tối tăm.

c. Vì ngôi sao ở quá xa nên ta không nhìn thấy nó sáng.

4. Vì sao lại nói: một người chỉ là đốm lửa tàn?

a. Vì một người sẽ rất yếu ớt, không thể làm được việc nặng.

b. Vì một người sẽ không có khả năng tạo ra đèn điện.

c. Vì một người không làm thay đổi được cả thế giới mà phải cần tới mọi người.

5. Con hãy nối hai cột để tạo thành những ý giải thích đúng

Cột A:

- Một ngôi sao chắng sáng đêm

- Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng

- Một người - đâu phải nhân gian Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi

Cột B:

- Một cây lúa chín không làm nên cánh đồng lúa chín mà phải vố số cây lúa chín mới làm nên được mùa vàng.

- Một người sống không tạo thành xã hội loài người mà phải rất nhiều người mới tạo thành xã hội.

- Một ngôi sao không đủ để tỏa sáng bầu trời đêm mà phải nhờ muôn vàn vì sao thì bầu trời mới sáng đẹp.

6. Trong bài thơ, núi cao là do đâu?

a. Núi tự cao thêm theo thời gian.

b. Bởi có đất bồi lên.

c. Bởi núi ngồi trên đất.

7. Biển rộng lớn mênh mông là nhờ đâu?

a. Do biển sẵn có nhiều nước.

b. Do trời mưa nhiều.

c. Do muôn vàn con sông nhỏ đổ nước ra biển.

8. Dòng nào giải thích đúng nghĩa của từ đồng chí?

a. Người đứng trong tổ chức cách mạng hoặc cùng chí hướng.

b. Là người đứng đầu một tổ chức.

c. Là anh em, bạn bè thân mật cùng chung chí hướng.

9. Dòng nào giải thích đúng nghĩa của từ bồi?

a. Đào sâu xuống.

b. Lấp vào chỗ trống.

c. Thêm vào, đắp thêm.

10. Nội dung ý nghĩa bài thơ nói về điều gì?

a. Tất cả con người, sự vật phải biết yêu thương nơi họ sinh sống.

b. Tất cả con người, sự vật phải biết yêu thương những thứ nuôi sống họ.

c. Con người sống trong cộng đồng phải biết yêu thương anh em, đồng chí.

..........................................................................................

→ Link tải miễn phí tập đọc Tiếng ru lớp 3 Tiếng Việt:

Ngoài nội dung trên, các bạn tham khảo các dạng bài tập, đề thi, ôn tập của các môn học khác theo từng khối lớp tại trang của chúng tôi.

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Trả lời : Con ong yêu hoa, vì đó là nguồn sống của nó, cho nó mật ngọt. Con cá yêu nước vì nước là môi trường sống của nó, thiếu nước cá sẽ chết. Con chim yêu bầu trời vì đó là môi trường sống của nó. Trong bầu trời nó có thể bay lượn ca hát và kiếm ăn ...

2. Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2 :

Trả lời : Khổ thơ 2 có 4 câu từ câu 5 đến câu 8.

Câu 5 có ý nói : phải nhiều ngôi sao mới làm nên đêm sao sáng.

Câu 6 có ý nói : phải nhiều cây lúa mới làm nên một mùa lúa chín vàng.

Câu 7 có ý nói : phải nhiều con người cùng sinh sống mới làm nên xã hội loài người.

Câu 8 có ý nói : nếu chỉ có một con người sống đơn độc lẻ loi thì người đó cũng chỉ như một đốm lửa tàn, sẽ mau tắt và thành tro lạnh.

3. Vì sao núi không nên chê đất thấp, biển không nên chê sông nhỏ?

Trả lời : Núi không nên chê đất thấp vì đất chính là nền của núi. Núi muốn cao không thể không có nền. Biển không nên chê sông nhỏ vì các dòng sông nhỏ luôn đổ nước vào biển khơi làm cho biển lúc nào cũng tràn đầy.

4. Câu lục bát nào trong khổ 1 nói lên ý chính của bài thơ ?

Trả lời : Hai câu lục bát sau đây nói lên ý chính của bài thơ :

Con người muốn sống, con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em

Hai câu này muốn khuyên chúng ta phải biết yêu thương mọi người xung quanh: yêu thương ông bà, cha mẹ, anh em, yêu thương bà con láng giềng, yêu thầy, yêu bạn, yêu đồng đội, yêu đồng chí, yêu nhân loại...

Nội dung: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.

Dưới đây là tổng hợp biện pháp tu từ trong bài tiếng ru mới nhất được tổng hợp với wikisecret cho các bạn tham khảo hãy theo dõi ngay bên dưới nhé

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Con ong làm mật, yêu hoa

Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời

Con người muốn sống, con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng

Một người – đâu phải nhân gian

Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!

[ Trích Tiếng ru – Tố Hữu]

  1. Xác định thể thơ,của đoạn thơ trên. Lí giải vì sao xác định như vậy? [1đ]
  2. Trong 4 dòng thơ đầu, biện pháp tu từ chủ yếu nào được sử dụng? Tác dụng của biện pháp ấy? [1đ]
  3. Tác giả đặt tên bài thơ là Tiếng ru. Hãy viết 5-7 dòng để nêu cảm nhận về tiếng ru trong đoạn thơ này. [1đ]

Bài thơ tiếng ru thuộc thể thơ gì ?  Lí giải: số tiếng: 6-8, hài thanh, hiệp vần, ngắt nhịp theo luật thơ lục bát. Trong đoạn thơ: dòng thứ 2 là thơ lục bát biến thể.

  • Cho 1 điểm: Trả lời đúng như trên.
  • Cho 0.5 điểm: trả lời đúng tên thể thơ, lí giải thiếu ý.
  • Cho 00 điểm: Trả lời sai thể thơ hoặc không trả lời.
  1. Trong 4 dòng thơ đầu, biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng là phép điệp/ điệp cấu trúc/ lặp cú pháp/ điệp từ. Tác dụng: Nhịp thơ thiết tha, nhấn mạnh ý thơ cần nhắn nhủ.
  • Cho 1 điểm: Trả lời đúng theo một trong các cách trên. Nêu tác dụng đúng ý trên.
  • Cho 0.5 điểm: Chỉ nêu được biện pháp tu từ, nêu tác dụng chưa chính xác hoặc không nêu.
  • Cho 00 điểm: Trả lời sai tên biện pháp tu từ hoặc không trả lời.
  1. Viết 5 – 7 dòng nêu cảm nhận về tiếng ru cũng là lời nhắn nhủ: cần phải sống giàu yêu thương, gắn bó với đồng chí, đồng bào, anh em… để cùng nhau xây đắp cuộc sống tươi đẹp.
  • Cho 1 điểm: Nêu đúng ý đoạn thơ Tiếng ru và trình bày được cảm nhận của mình.
  • Cho 0.5 điểm: Chỉ nêu ý đoạn thơ, chưa nêu cảm nhận.
  • Cho 00 điểm: Hiểu sai ý thơ hoặc không trả lời.

Câu hỏi: Biện pháp tu từ trong bài Tiếng ru

Trả lời:

+ Biện pháp liệt kê, lặp, nhân hóa

+ Tác dụng: Nhấn mạnh sự gắn bó của sự vật với môi trường sống.

– Các từ yêu, một, sống lặp lại nhiều lần để nhấn mạnh, khẳng định lẽ sống, hành động sống đẹp của cá nhân trong mối quan hệ gắn kết với cộng đồng.

– Trong 4 dòng thơ đầu, biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng là phép điệp/ điệp cấu trúc/ lặp cú pháp/ điệp từ. Tác dụng: Nhịp thơ thiết tha, nhấn mạnh ý thơ cần nhắn nhủ.

Tiếng ru

Con ong làm mật, yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời.
Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.
Một người – đâu phải nhân gian?
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!

Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

Tre già yêu lấy măng non
Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày.
Mai sau con lớn hơn thày
Các con ôm cả hai tay đất tròn.

[Ba khổ thơ đầu bài này được sử dụng trong SGK tập đọc cấp I trong nhiều năm

Nguồn: Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1981]

Hướng dẫn nêu nội dung chính của đoạn trích tiếng ru

  • Biểu cảm
  • Con người muốn sống, con ơi/ Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. – ý nói con người muốn sống cuộc đời ý nghĩa phải yêu những người thân xung quanh của mình, phải cho đi tình yêu thương đến muôn nơi thì cuộc sống đó mới có ý nghĩa.
  • Ẩn dụ: Một ngôi sao chẳng sáng đêm/ Một thân lúa chín, chẳng nên mùa màng – ý nói con người sống phải biết đoàn kết và yêu thương để cùng nhau làm nên những việc lớn. Nếu chỉ biết sống cho mình, một mình mình sẽ không tạo nên được những giá trị đích thực trong cuộc đời.

 Phân tích thông điệp của bài thơ tiếng ru

      Tố Hữu là một nhà thơ lớn trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ ông tỏa sáng đến mọi tâm hồn vì dạt dào lòng nhân ái, vì chan chứa tình yêu thương giữa con người với con người mà tiêu biểu là bài Tiếng ru:

Con ong làm mật yêu hoa

Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời

Con người muốn sống con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em…

Chúng ta nên hiểu đoạn thơ trên như thế nào?

      Các loài sinh vật muôn tồn tại và phát triển phải gắn bó với môi trường mình sống. Cũng như:

Con ong làm mật yêu hoa

Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời.

      Mỗi mùa hoa nở rộ, chắc hẳn các bạn đều thấy loài ong bay lượn khắp nơi bởi lẽ hoa chính là nguồn sống. Còn gì thích thú hơn khi ngắm nhìn đàn cá tung táng bơi lội, thân hình lấp lánh dưới làn nước trong veo. Bầu trời xanh mênh mông và không khí thoáng đãng là môi trường sống của chim. Thật thanh bình khi trên nền trời chấp chới những đàn chim đang sải cánh và mỗi buổi hoàng hôn, ánh nắng hắt lên viền quanh cánh chim chiều như vạng hào quang rực rỡ. Cánh chim chắc phải yêu biết mấy bầu trời sống của nó. Phải chăng vì vậy mà đã có một lần, Tố Hữu khóc thương cho con chim bị chết trong lồng vì mất tự do.

      Rõ ràng hai câu thơ mở đầu đã nêu lên mối quan hệ tự nhiên giữa sinh vật và môi trường sống. Các loài vật tách rời khỏi môi trường sống thì sẽ chết, đó là quy luật tất yếu của tự nhiên. Đúng vậy, con cá không thể sống trên cạn, con ong không thể sống thiếu hoa, con chim không thể cất cánh trong lồng chật hẹp. Chỉ qua hai cau thơ, Tố Hữu đã để lại trong chúng ta nhiều suy nghĩ về tình cảm yêu thương, gắn bó với môi trường sống của mỗi loài.

      Nếu hai câu đầu nói về quy luật của tự nhiên, hai câu thơ sau nhà thơ khéo léo chuyển sang nói về cuộc sống con người:

Con người muốn sống con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

      Bằng lời thơ ngọt ngào, tình cảm, tác giả đã khẳng định rằng con người không thể sống cô đơn mà phải có tình yêu thương, yêu thương đồng chí và anh em của mình. Vậy trước hết, chúng ta phải hiểu đúng đắn thế nào là tình đồng chí, tình anh em. Nói đến tình đồng chí là nói đến tình cảm của những người bạn bè, những người cùng chí hướng và lí tưởng với mình. Tình đồng chí thể hiện mối quan hệ xã hội gắn bó mà chúng ta cảm thấy vừa thiêng liêng, vừa gần gũi. Nói đến đồng chí là nói đến những người luôn giúp đỡ nhau, yêu thương che chở cho nhau như những người ruột thịt. Cũng như thế, nói đến tình anh em trong họ hàng, làng xóm:

Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

      Tình cảm ấy từ xưa đã sâu nặng đối với mỗi người chúng ta. Đó chính là tình anh em ruột thịt trong gia đình, tình cảm anh em trong họ hàng, làng xóm.

      Tại sao con người muốn sống thì “phải yêu đồng chí, yêu người anh em?” Câu hỏi ấy được trả lời qua nhiều thế hệ từ xưa đến nay.

      Tình đồng chí, tình anh em rất cần thiết đối với con người như con ong cần hoa, con cá cần nước, con chim cần bầu trời. Chúng ta phải hiểu con người muốn sống thì phải yêu đồng chí, yêu người anh em. Thật bất hạnh khi con người không có tình yêu thương. Chính tình yêu thương đã quyết định sự tồn tại của con người. Dường như tình cam ấy đã thấm sâu trong máu thịt của mỗi người. Con người không có tình yêu thương sẽ cô độc biết bao, lẻ loi biết bao. Người đó sẽ phải một mình chống lại tất cả khó khăn rồi cuối cùng sẽ gục ngã vì không có tình yêu thương hay nói đúng hơn là không được yêu thương. Như những năm đất nước ta còn bị chiến tranh, các chiến sĩ cách mạng sống cô đơn trong tù. Họ đã phải thốt lên: “Cô đơn thay là cảnh thân tù” nhưng khi nghĩ đến đồng bào, đồng chí anh em, đến Tổ quốc thì dường như họ được tiếp thêm sức mạnh, giúp họ đứng vững trước khó khăn. Đọc tác phẩm Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam chúng ta thấy Sơn là một em bé giàu tình yêu thương, luôn giúp đỡ bạn. Và khi làm được một việc tốt, cho bạn chiếc áo mặc cho đỡ rét, “lòng Sơn bỗng thấy vui vui”. Tình cảm đó thật cảm động. Không có tình thương thì làm sao mẹ của Sơn lại cho mẹ Hiên vay tiền. Không có tình thương thì bà lão hàng xóm đã không thể cho chị Dậu [Nhân vật trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố] bát gạo mặc dù bà lão rất nghèo khổ. Bé Hồng, một em bé mồ côi cha, xa mẹ, hàng ngày lại bị gieo rắc những ý nghĩ xấu về mẹ mà vẫn luôn thương nhớ, kính trọng mẹ, khao khát được ở bên mẹ. Chắc hẳn bé Hồng phải yêu mẹ lắm và tình cảm ấy phải vô cùng sâu nặng thì em mới dám một mình chống lại hu tục phong kiến. Những tình cảm ấy trong xã hội đen tối đáng quí và đánh kính biết bao. Và đây nữa, hành động của bác Bơ-men trong Chiếc lá cuối cùng của 0 Hen-ri là đỉnh cao của tình yêu thương. Chính vì yêu thương Giôn-xi, bác Bơ-men đã hi sinh cuộc sống của mình để cứu mạng sống của cô.

      Quả thật, tình yêu thương đã khiến con người đẹp hơn, vĩ đại và đáng kính trọng hơn. Rõ ràng để có được cuộc sống cao đẹp ấy, chúng ta phải biết yêu thương nhau, đùm bọc, che chở nhau, đoàn kết với nhau. Hãy giữ lấy tình cảm yêu thương giữa con người với con người bởi lẽ đó là nguồn gốc của mọi hạnh phúc, cũng như con ong cần hoa, con cá cần nước, con chim cần bầu trời.

      Bản thân mỗi chúng ta cũng được hưởng tình yêu thương của người thân trong gia đình, của thầy cô bè bạn. Đáp lại, chúng ta phải giúp đỡ, chan hòa với bạn, yêu kính bố mẹ, thầy cô và những người thân. Mỗi chúng ta hãy giữ gìn và trân trọng những tình cảm trong sáng ấy để tâm hồn mãi vui tươi. Bốn câu thơ mở đầu của bài Tiếng ru cua Tố Hữu đã nêu lên một vấn đề xã hội, đó là tình yêu thương của con người với con người, có lòng yêu thương con người sẽ tồn tại và hạnh phúc.

Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người yêu người sống để yêu nhau.

      Tố Hữu đã gửi gắm vào những vần thơ lời ca ngợi, lời khuyên nhủ mọi người hãy sống để yêu thương là cốt lõi của một tình cảm cao đẹp khác, bởi tình yêu thương làm cho con người sống ngày càng có ý nghĩa hơn. Bài thơ đúng là Tiếng ru của mẹ và mãi mãi lắng đọng trong tâm hồn mỗi chúng ta.

Video liên quan

Chủ Đề