Nội đt và ngoại đt là gì

Nội đt và ngoại đt là gì

Bài viết dưới đây sẽ giúp cho người đọc hiểu được cách phân biệt và áp dụng các nội động từ và ngoại động từ chủ đề Technology.

Published onNgày 11 tháng 1, 2022

Nội đt và ngoại đt là gì

Trong tiếng Anh, các động từ là một phần không thể thiếu để biểu thị hành động của các chủ thể trong câu. Tuy nhiên, các động từ trong tiếng Anh được chia ra rất nhiều loại khác nhau, và để sử dụng các động từ phù hợp với hành động muốn nói đến, người học phải hiểu rõ được về các cách phân loại đó. Trong số các nhóm động từ hay gặp nhất trong tiếng Anh, nội động từ và ngoại động từ là hai khái niệm hay gặp và cũng dễ gây nhầm lẫn nhất cho người học. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho người đọc hiểu được cách phân biệt và áp dụng các nội động từ và ngoại động từ chủ đề Technology.

Nội động từ và ngoại động từ

Phân biệt nội động từ và ngoại động từ

Ngoại động từ (transitive verbs): theo định nghĩa của từ điển Cambridge, đây là những động từ cần có chủ thể để hoàn thành hành động. Nghĩa là, với mỗi ngoại động từ, chúng ta cần có một chủ thể thực hiện hành động (Subject) và một chủ thể tiếp nhận, bị ảnh hưởng bởi vấn đề đó (Object).

Các object ở đây thường sẽ là danh từ/cụm danh từ.

Ví dụ: 

Nội đt và ngoại đt là gì
The tree grew a lot after summer.

(Cái cây lớn lên rất nhiều sau mùa hè).

Ở đây, đứng sau từ grow không hề có một tân ngữ. Cụm từ ‘a lot’ không phải danh từ; nó chỉ mang tính chất giải thích thêm về tính chất của sự việc.-> grow là nội động từ.

Nội động từ (intransitive verbs): là một động từ không cần có chủ thể bị tác động để hoàn thành hành động. Điều này có nghĩa, bản thân nội động từ đứng một mình đã có nghĩa nó không cần có object đứng sau, nhưng đằng sau nó có thể đi kèm với trạng từ hoặc mệnh đề bổ ngữ.

Ví dụ: The government launched a program to tackle poverty. (Chính phủ phát động một dự án để xoá nghèo)

Đứng ngay sau từ launch là danh từ a program, danh từ này ở đây chính là tân ngữ – một đối tượng bị chủ ngữ (chính phủ) tác động thông qua động từ (phát động). -> Launch là ngoại động từ.

Ngoại động từ và nội động từ đối với phrasal verbs

Để hiểu rõ ứng dụng của ngoại và nội động từ lên phrasal verbs, chúng ta cần phải tìm hiểu về hai khái niệm: phrasal verbs và prepositional verbs.

Lưu ý: đây là hai khái niệm khá phức tạp trong tiếng Anh, bài viết này chỉ giới thiệu sơ lược mà không nghiên cứu chuyên sâu để đảm bảo nội dung bài viết.

Prepositional verbs (cụm động từ-giới từ): khi người học nhắc đến phrasal verbs, khả năng cao là họ muốn nói với prepositional verbs, vì đây là một trường hợp rất cụ thể trong phrasal verbs. Prepositional verb bao gồm một cụm động từ-trạng từ luôn đi kèm với nhau, không thể tách rời. Và đứng ngay sau prepositional verbs sẽ là một chủ thể bị tác động bởi hành động (object).

-> Prepositional verbs luôn là ngoại động từ.

Ví dụ: 

  1. I listen to music in my bedroom (tôi nghe nhạc ở trong phòng ngủ).

  2. I look at pictures of cute cats when I’m sad (Tôi ngắm ảnh mèo dễ thương khi buồn).

Phrasal verbs: là một cụm động từ bao gồm động từ chính và tiểu từ trạng từ hoặc giới từ. Đây là trường hợp bao quát hơn của prepositional verbs, vì ngoài cụm động từ-giới từ thì nó sẽ bao gồm cả cụm động từ-tiểu từ trạng từ. Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, tiểu từ trạng từ là các từ vừa có thể là giới từ, vừa có thể là trạng từ (ví dụ: around, about, round, away, upward, downward, v.v). Khi một động từ là phrasal verb, thì đứng sau nó có thể có hoặc không có object đi kèm, nghĩa là phrasal verb sẽ có trường hợp không cần object để hoàn thành nghĩa của hành động.

-> Phrasal verbs vừa là ngoại động từ vừa là nội động từ.

Ví dụ: 

Nội đt và ngoại đt là gì
I walk away from the crowd

(Tôi đi xa khỏi đám đông)

Walk away ở đây là nội động từ, vì ‘from the crowd’ là một cụm trạng từ, không phải object.

Cách phân biệt nội động từ và ngoại động từ

Qua phần phân tích trên, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm khác nhau của hai loại động từ:

  1. Ngoại động từ: sẽ luôn có một chủ thể chịu tác động (object) đứng ở ngay phía sau, nếu không thì câu sẽ mất nghĩa hành động chưa được hoàn thành

  2. Nội động từ:không cần object đứng ngay sau, và động từ này đứng một mình thì câu vẫn đầy đủ nghĩa.

Từ các điều trên, người học có thể rút ra được một phép thử để kiểm tra xem động từ mình muốn dùng là nội động từ hay ngoại động từ như sau: 

Bước 1: Thành lập ví dụ.

Người học sẽ lập một câu chỉ bao gồm danh từ chính và động từ chính cần phân loại, không để thêm object hoặc bất kỳ mệnh đề bổ trợ nào ở sau.

Ví dụ:

  1. People work.

  2. They love.

Bước 2: Phân tích nghĩa của ví dụ đó.

Tại bước này, chúng ta sẽ dùng các câu hỏi như là What? (Cái gì?), Who (là ai?), Where (ở đâu?), v.v. để tự điều tra xem động từ này có ảnh hưởng tới chủ thể nào không.

Nếu như chúng ta có thể hiểu đủ nghĩa của hành động trong ví dụ mà không cần hỏi thêm các câu hỏi phía trên, thì hành động đó đã đầy đủ nghĩa

-> Là nội động từ.

Còn nếu động từ đó cần có thêm các câu hỏi phía trên để tìm ra object trong câu

-> Là ngoại động từ.

Tiếp tục phân tích ví dụ:

  1. People work (người dân đi làm việc) – ở đây chúng ta đã hiểu rõ nghĩa của từ work, không cần có thêm các câu hỏi như (làm việc ở đâu, làm việc gì, v.v) để hoàn thành nghĩa

-> work là nội động từ.

  1. They love (Họ yêu) – yêu cái gì, yêu ai, nghĩa của câu này và động từ này vẫn chưa được đầy đủ. Cần phải có thêm ‘They love cats – họ yêu mèo

-> love là ngoại động từ.

Nội động từ và ngoại động từ chủ đề Technology

Develop

Develop trong tiếng Anh là một từ khá nhiều nghĩa, vậy nên tuỳ theo nét nghĩa, đây có thể là ngoại động từ hoặc nội động từ:

Develop (v, intransitive): tiến bộ, lớn lên

VD:

Nội đt và ngoại đt là gì
The technology has developed over the years.

-> Công nghệ này đã tiến bộ sau nhiều năm (sau develop không hề có tân ngữ).

VD: Social media has developed into a necessity.

-> Mạng xã hội đã biến thành một thứ nhu yếu phẩm (sau develop không có tân ngữ; cần có giới từ “into” để liên kết với đối tượng sau)

Develop (v, transitive) phát triển (phần mềm, sản phẩm), tạo ra thứ gì đó

VD: This company has developed a vaccine for COVID-19.

-> Công ty này đã tạo ra vắc-xin cho COVID-19 (ngay sau develop có tân ngữ là a vaccine for COVID-19).

Innovate

Innovate cũng là một từ đa nghĩa, và có cả 2 dạng ngoại động từ và nội động từ:

Innovate (v, intransitive) cải tiến, cải tạo bản thân

VD: This company has to innovate to attract workers (ngay sau innovate chỉ có cụm trạng từ to attract workers, không có tân ngữ).

-> Công ty này phải cải tiến để thu hút nhân viên.

Innovate (v, transitive) cải tiến, nâng cấp một thứ gì đó

VD: Apple has innovated its technology to make better products. (its technology là tân ngữ)

-> Apple đã nâng cấp công nghệ của mình để tạo ra sản phẩm tốt hơn.

Upgrade – upgrade to

Upgrade (v, transitive) nâng cấp, cải tiến một thứ gì đó

VD: I have upgraded my phone’s operating system (object là my phone’s…).

-> Tôi đã nâng cấp hệ điều hành của điện thoại.

Upgrade to (v, intransitive) nâng cấp, đổi sang thứ mới hơn

VD: I have upgraded to a new phone model (không có tân ngữ trực tiếp, cần sử dụng giới từ “to” để kết nối với đối tượng “a new phone model”).

-> Tôi đã đổi sang mẫu điện thoại mới hơn.

Connect – connect to

Connect (v, transitive) kết nối các đối tượng, vật thể, con người… với nhau

VD: The Internet has connected people from across the world. (tân ngữ là people)

-> Internet đã kết nối mọi người trên khắp thế giới.

Một cấu trúc đặc biệt khác của connect: connect something to something – kết nối những thứ gì với nhau

VD: The Internet has connected students to a vast wealth of knowledge (tân ngữ là students)

-> Internet đã kết nối học sinh tới một nguồn kiến thức lớn.

Connect to (v, intransitive) kết nối tới, truy cập một cái gì đó

VD: Digital devices must connect to a network or they can not function (không có tân ngữ trực tiếp, cần kết nối với đối tượng bị tác động qua giới từ “to”).

-> Các thiết bị điện tử phải kết nối tới mạng nếu không thì chúng không thể hoạt động.

Tổng kết

Nội động từ và ngoại động từ là hai khái niệm rất quan trọng để tạo thành một câu đúng ngữ pháp trong tiếng Anh. Để nắm vững được cách sử dụng chúng, người học cần phải thực hiện được hai điều. Thứ nhất, nắm rõ tất cả các nét nghĩa hay gặp của một từ. Thứ hai, từ các nét nghĩa mình đã biết, thực hiện phép thử ở trên để xác định loại từ và cấu trúc cần sử dụng để áp dụng vào trong bài viết, bài nói của mình.

Phạm Hoàng Anh