Nhiệt độ cơ thể tăng giảm thất thường

Sự cân bằng quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt giúp con người duy trì thân nhiệt. Nếu nhiệt độ cơ thể tăng quá cao sẽ ảnh hưởng lớn tới tình trạng sức khỏe của con người. Vậy, nhiệt độ cơ thể người bình thường là bao nhiêu và nhiệt độ bao nhiêu là bất thường cần đi khám?

Nhiệt độ chuẩn của cơ thể là bao nhiêu?

Cơ thể con người có khả năng điều hòa thân nhiệt và thích nghi với môi trường sống. Tùy vào việc hoạt động của từng các nhân hoặc thời gian khác nhau trong ngày mà nhiệt độ cơ thể có sự thay đổi. Người trẻ tuổi thường có thân nhiệt cao hơn so với người cao tuổi.

Nhiệt độ trung tâm hay nhiệt độ phần lõi của cơ thể con người nằm trong khoảng từ 36,5°C đến 37,1°C và nhiệt độ trung bình khoảng 36,8 độ C.

Nhiệt độ trung tâm là nhiệt độ các phần sâu trong cơ thể như não, gan, não và các tạng...

Có 3 cách đo nhiệt độ trung tâm:

  • Đo ở trực tràng: Với độ sâu chuẩn là 5-10cm. Nhiệt độ đo ở vị trí này được xem là tiêu biểu cho nhiệt độ trung tâm.
  • Đo ở miệng [dưới lưỡi]: Nhiệt độ đo ở vị trí này thấp hơn ở trực tràng khoảng 0,4-0,6°C.
  • Đo ở hõm nách: Nhiệt độ đo ở vị trí này thấp hơn nhiệt độ trực tràng khoảng 0,65°C.
Bảng nhiệt độ bình thường của cơ thể theo từng độ tuổi khác nhau.

Nhiệt độ như thế nào là bất thường cần đi khám bác sĩ?

Khi thấy cơ mệt mỏi, khó chịu, nóng bừng bạn sẽ thấy nhiệt độ cơ thể tăng lên. Bạn hãy kiểm tra nhiệt độ cơ thể, theo dõi tình hình sức khỏe bằng cách sử dụng nhiệt kế điện tử vì chúng có độ chính xác cao, cho kết quả nhanh hơn nhiệt kế thủy ngân.

Các trường hợp cần đi khám vì sốt bao gồm:

Trẻ em dưới 3 tháng tuổi

Sử dụng nhiệt kế đo trực tràng để đo nhiệt độ cơ thể trẻ, nếu nhiệt độ đo được ở trực tràng là 38 độ C hoặc cao hơn, cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay.

Trẻ dưới 4 tuổi

Đối với trẻ dưới 4 tuổi, có thể kẹp nhiệt kế ở nách để đo nhiệt độ cơ thể. Nếu nhiệt độ đo được từ 37,2 độ C trở lên được coi là sốt.

Các trường hợp sốt cao cần đi khám:

  • Trẻ em từ 3-6 tháng tuổi: Nhiệt độ cơ thể lên đến 38,9 độ C kèm theo các biểu hiện như cáu gắt bất thường, thờ ơ hoặc khó chịu.
  • Trẻ em từ 3-6 tháng tuổi: Nhiệt độ cơ thể từ 38,9 độ C.
  • Trẻ em từ 6-24 tháng tuổi: Nhiệt độ cơ thể trên 38,9 độ C kéo dài hơn một ngày, không có triệu chứng khác.
  • Trẻ em từ 2- 4 tuổi: Nhiệt độ cơ thể lên đến 38,9 độ C, kèm theo biểu hiện cáu gắt bất thường, thờ ơ và khó chịu hoặckéo dài hơn 3 ngày hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị.

Trẻ em trên 4 tuổi

Đối với trẻ trên 4 tuổi, đo nhiệt độ tại miệng sẽ chính xác nhất. Nếu nhiệt độ đo tại miệng của trẻ từ 37,8 độ C trở lên là sốt. Cần đi khám bác sĩ khi nhiệt độ cơ thể trẻ lên cao 38,9 độ, kèm theo biểu hiện khó chịu, kéo dài hơn 3 ngày hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị.

Người lớn

Nếu người lớn sốt liên tục 39,4 độ C hoặc sốt liên tục trong 3 ngày, không đáp ứng thuốc điều trị cần đi khám ngay.

Lưu ý

Khi đi khám, hãy nói cho bác sĩ biết nhiệt độ cơ thể bất thường của mình và nơi nó được thực hiện, trong miệng, trực tràng, nách hoặc tai.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể

Tuổi tác: Thông thường thân nhiệt của trẻ em sẽ cao hơn người lớn vì trung khu điều hòa thân nhiệt của trẻ chưa hoàn chỉnh. Vì vậy trẻ rất dễ bị sốt cao, đôi khi kèm co giật nếu có bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể. Người già thường có thân nhiệt thường thấp so với người trẻ do vận động kém, nhu cầu chuyển hoá và hấp thu thấp.

Khi cơ thể hoạt động nhiệt độ sẽ tăng.

Nội tiết: Nhiệt độ cơ thể phụ nữ, đặc biệt là trong thời kỳ rụng trứng thường cao hơn so với nam giới.

Stress cũng có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng hoặc hạ nhiệt độ.

Nhiệt độ môi trường có tác động đến thân nhiệt của cơ thể con người, đặc biệt là ở người già và trẻ em, nhưng thay đổi không nhiều khoảng 0,5°C.

Một số thuốc cũng khiến ảnh hưởng tới khả năng bài tiết mồ hôi của cơ thể, gây dãn mạch.

Thời gian đo thân nhiệt: Thông thường vào buổi sáng, nhiệt độ cơ thể thấp nhất và cao nhất sau 6 giờ chiều. Trong 1 ngày, nhiệt độ cơ thể thay đổi từ 0,5°C đến 1°C.

Vị trí đo nhiệt độ cơ thể [trán, tai, hậu môn, nách…] có thể cho kết quả khác nhau.

Cách đo nhiệt độ

Mẹ cần kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ nếu thấy trẻ có các biểu hiện như mệt mỏi, má hồng, người nóng, toát mồ hôi.

Chi tiết cách đo nhiệt độ cơ thể chính xác, các bạn có thể tham khảo trong bài "Cách đo nhiệt độ cơ thể chính xác".

Cách hạ sốt nhanh tại nhà

  • Nghỉ ngơi và uống nhiều nước, có thể dùng dung dịch oresol hoặc nước trái cây để tránh mất nước.
  • Tránh mặc quần áo bó sát, nên mặc đồ rộng, nhẹ, thoải mái.
  • Nếu cảm thấy ớn lạnh hãy đắp chăn cho đến khi triệu chứng này biến mất.
  • Tuyệt đối không được cho trẻ uống aspirin.
  • Không nên dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào cho trẻ cho đến khi được bác sĩ khám và chẩn đoán.
  • Sử dụng acetaminophen hoặc ibuprofen theo hướng dẫn trong tờ thông tin thuốc hoặc hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Với người lớn, có thể hạ sốt nhanh bằng cách tắm nước ấm hoặc ngâm mình trong nước ấm giúp máu được vận chuyển tới các cơ quan nội tạng, chống lại cảm lạnh, từ đó thân nhiệt sẽ hạ xuống.

Trong mọi trường hợp, nếu cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khó chịu và không chắc chắn về nguyên nhân gây sốt. Tốt nhất bạn nên liên hệ hoặc gặp bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán chính xác, từ đó có cách hạ sốt hiệu quả.

Xem thêm
  • 9 sự thật về nhiệt độ cơ thể mà bất kỳ ai cũng nên biết

Giảm thân nhiệt bệnh lý có thể xảy ra trong các trường hợp bệnh lý có rối loạn chuyển hóa trầm trọng như: xơ gan, tiểu đường, suy dinh dưỡng, shock

Khi có sự mất cân bằng giữa hai quá trình sản nhiệt và thải nhiệt sẽ đưa đến tình trạng tăng hoặc giảm thân nhiệt.

Tình trạng giảm thân nhiệt

Tình trạng giảm thân nhiệt có thể do giảm sản nhiệt hoặc do tăng thải nhiệt trong khi trung tâm điều nhiệt vẫn hoạt động bình thường. Thân nhiệt có thể giảm trong các trường hợp:

Giảm thân nhiệt sinh lý ở những sinh vật ngủ đông, người già.

Giảm thân nhiệt bệnh lý có thể xảy ra trong các trường hợp bệnh lý có rối loạn chuyển hóa trầm trọng như: xơ gan, tiểu đường, suy dinh dưỡng, shock.

Giảm thân nhiệt do tiếp xúc với môi trường lạnh: khi tiếp xúc với môi trường lạnh, do trung tâm điều nhiệt hoạt động bình thường, phản xạ điều nhiệt sẽ khởi phát. Lúc đầu có tình trạng hưng phấn, hệ giao cảm tăng cường hoạt động, tăng tiết adrenaline, tăng chuyển hóa, tăng đường huyết, tăng trương lực cơ, run, tăng tuần hoàn, tăng hô hấp. Nếu tiếp tục tiếp xúc với lạnh, thân nhiệt giảm, khi thân nhiệt còn 34oC thì sự điều nhiệt đã trở nên khó khăn vì các tế bào mất khả năng tạo nhiệt, đến lúc này tim đập chậm, hô hấp yếu đó là tình trạng ức chế. Khi thân nhiệt giảm còn 30oC, lúc này là giai đoạn suy sụp, vùng dưới đồi mất khả năng điều nhiệt, có rung tâm nhĩ, rung tâm thất, liệt cơ hô hấp rồi chết.

Giảm thân nhiệt nhân tạo: đã được thực hiện từ năm 1950, khi thân nhiệt giảm thì các hoạt động chuyển hóa, tuần hoàn, hô hấp đều giảm, tiết kiệm được nhiều năng lượng, tăng sức chịu đựng với tình trạng thiếu oxy, giúp cho cơ thể chịu đựng được cuộc giải phẫu kéo dài. Trước khi làm hạ thân nhiệt người ta cho bệnh nhân ngủ, dùng hỗn hợp liệt hạch để cắt phản xạ điều nhiệt, sau cùng là làm hạ thân nhiệt, người ta có thể làm hạ thân nhiệt đến 330C.

Tăng thân nhiệt

Là tình trạng thân nhiệt cao hơn mức bình thường, có thể do giảm thải nhiệt, tăng sản nhiệt hoặc cả hai. Gọi là tăng thân nhiệt khi thân nhiệt trên 37,20C vào buổi sáng và trên 37,70C vào buổi chiều.

Nhiễm nóng: là tình trạng tăng thân nhiệt do cơ thể tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ và ẩm độ cao. Khi nhiễm nóng, do trung tâm điều nhiệt vẫn hoạt động bình thường, cơ thể vận dụng cơ chế tăng thải nhiệt, bằng cách giãn mạch, vã mồ hôi, nếu tiếp tục tiếp xúc với nóng, thân nhiệt tăng. Khi thân nhiệt tăng đến 41-42,50C sẽ có các biểu hiện ù tai, giãy giụa, kêu la, tăng phản xạ, tăng trương lực cơ, thở nhanh nông, sau đó nằm im, hôn mê, co giật, nhiễm toan, chết.

Tăng thân nhiệt gây nhiều hậu quả tai hại, lúc đầu là một tình trạng shock do tuần hoàn [circulatory shock] bởi tình trạng mất nước và chất điện giải, sau đó các tổn thương là do nhiệt độ. Khi thân nhiệt tăng đến 410C gây xuất huyết khu trú, có sự thoái hóa chủ mô trên toàn cơ thể nhất là ở não. Khi thân nhiệt tăng đến 42,50C thì sự sống chỉ tồn tại vài giờ, ngoại trừ gây giảm thân nhiệt nhanh, nhưng nếu đã có tổn thương nhiều ở não, gan, thận thì vẫn có thể tử vong sau vài ngày do suy giảm chức năng của các cơ quan này.

Sốt: Là tình trạng tăng thân nhiệt do rối loạn trung tâm điều nhiệt, khi đó điểm điều nhiệt tăng, có sự tăng sinh nhiệt, giảm thải nhiệt.
 

Nguyên nhân gây tăng thân nhiệt

Tăng thân nhiệt là hệ quả của sự mất cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt. Tăng thân nhiệt khác với sốt. Sốt cũng là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng hơn bình thường nhưng không phải là do mất cân bằng sinh thải nhiệt. Thay vào đó, sốt là biểu hiện của hàng loạt phản ứng sinh lý, sinh hóa nhằm chống lại các tác nhân bất thường bên ngoài xâm nhập vào hay ngay cả bất thường bên trong cơ thể.

Cơ thể có nhiều cách khác nhau để loại bỏ thân nhiệt dư thừa, chẳng hạn như thông qua hơi thở, đổ mồ hôi và tăng lưu lượng máu đến bề mặt da. Thế nhưng khi nhiệt độ bên ngoài ấm và ẩm hơn thân nhiệt, cơ thể không đổ mồ hôi, không thể giải phóng đủ nhiệt để duy trì nhiệt độ bình thường, chứng tăng thân nhiệt xảy ra, theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san Conference Papers in Science. Khi cơ thể trên 40 độ C, chứng tăng thân nhiệt lúc này có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Các thời điểm của tăng thân nhiệt

Đó là khi thân nhiệt bắt đầu tăng lên và không thể tự làm mát thông qua mồ hôi. Theo chuyên san Journal of Intensive Care, điều này dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như kiệt sức vì nóng và say nắng.

Nếu cơ thể không quen với thời tiết quá nóng hoặc điều kiện làm việc nóng, bạn sẽ cảm thấy nóng, khát và mệt mỏi.

Ngất xỉu xảy ra khi huyết áp giảm và lưu lượng máu đến não tạm thời bị tụt. Thường xảy ra khi bạn gắng sức trong thời tiết nắng nóng.

Chuột rút do nhiệt xảy ra khi cơ thể bạn trải qua quá trình gắng sức, dẫn đến mất cân bằng điện giải. Điều này dẫn đến chuột rút ở bụng, cơ cánh tay và chân.

Đứng hoặc ngồi lâu trong thời tiết nắng nóng, khiến tay, mắt cá chân hoặc cẳng chân bị sưng, theo chuyên san Postgraduate Medical Journal.

Nếu ở trong môi trường nóng trong thời gian dài, các vết sưng nhỏ màu đỏ bắt đầu xuất hiện, được gọi là phát ban do nhiệt.

Kiệt sức do nhiệt xảy ra khi cơ thể không thể tự làm mát, gây chóng mặt, khát nước và khó tập trung, theo chuyên san Journal of Intensive Care.

Triệu chứng

Mất nước nhẹ; đổ mồ hôi quá nhiều; buồn nôn; đau đầu; chuột rút cơ bắp, co thắt và đau; da tím tái, lạnh; tập trung kém; sưng nhẹ ở bàn chân và mắt cá chân; chóng mặt; hay nhầm lẫn; thị lực kém.

Các yếu tố dễ làm tăng thân nhiệt

Béo phì; hút thuốc lá; thiếu cân; nghiện rượu bia; bệnh tiểu đường; tim, phổi, thận và gan có vấn đề; trao đổi chất kém; mất nước mãn tính; viêm dạ dày ruột; chế độ ăn thấp lượng sodium [chất trong muối ăn]; hệ miễn dịch gặp trục trặc.

Những người dễ có nguy cơ bị tăng thân nhiệt

Người làm việc trong môi trường nóng, đặc biệt là công nhân xây dựng, nông dân; lính cứu hỏa; vận động viên; những người làm việc trong nhà, xung quanh lò nướng lớn; trẻ em và người già. Nếu bạn cảm thấy khó chịu, mạch yếu hoặc nhanh, da đỏ ửng, ngất xỉu, hãy đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe ngay lập tức.

Nghiên cứu được công bố trên chuyên san International Journal of Hyperthermia cho thấy, nếu chuột rút do nhiệt kéo dài hơn một giờ đồng hồ, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Cách điều trị chứng tăng thân nhiệt nhẹ

Nằm thư giãn

Uống nước mát hoặc nước uống điện giải

Tắm nước mát lạnh

Cởi bỏ bớt quần áo dư thừa

Để cổ tay dưới nước mát trong 60 giây

Ngồi trong phòng máy lạnh

Chườm túi nước đá dưới cánh tay và háng

Nếu tăng thân nhiệt ở mức nghiêm trọng [trên 40 độ C], có thể nhập viện trong vài ngày cho đến khi bình phục hoàn toàn.

Cách phòng ngừa tăng thân nhiệt

Giữ cơ thể luôn trong tình trạng đủ nước

Ở nơi thoáng mát

Mặc quần áo sáng màu khi ra ngoài trời

Tránh các bữa ăn lớn, cay nóng

Tránh uống rượu bia.

Video liên quan

Chủ Đề