Nhập khẩu hàng hóa từ chi lê vào việt nam năm 2024

Trên cơ sở Công hàm số 19/23 ngày 8/2/2023 của Đại sứ quán nước Cộng hòa Chi-lê tại Việt Nam, thông báo tại công văn số 76/XNK-XXHH ngày 17/2/2023 của Bộ Công Thương về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Chi-lê, Tổng cục Hải quan hướng dẫn như sau:

– Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực với Chi-lê vào ngày 21/02/2023. Do Nghị định về biểu thuế nhập khẩu ưu dãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa nhập khẩu từ Chi-lê chưa được ban hành, đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tiếp nhận, thực hiện kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư số 62/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính và Thông tư số 03/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương.

– Về hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ: theo thông báo của Đại sứ quán nước Cộng hòa Chi-lê về thực thi các quy định về quy tắc xuất xứ tại Chương 3 của Hiệp định, Chi-lê không áp dụng hình thức C/O được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 5 của Phụ lục 3A Hiệp định CPTPP. Chi-lê áp dụng hình thức chứng từ tự chứng nhận xuất xứ được phát hành bởi người xuất khẩu theo quy định tại Chương 3 của Hiệp định, nội luật hóa tại Thông tư số 03/2019/TT-BCT và Thông tư số 62/2019/TT-BTC .

Bộ Tài chính cho biết, Hiệp định Thương mại tự do giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Chi Lê (Hiệp định VCFTA) được ký ngày 11/11/2011 tại Honolulu, Hoa Kỳ. Để thực thi Hiệp định VCFTA, Việt Nam cần ban hành các văn bản pháp lý trong đó có Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực thi Hiệp định theo từng giai đoạn.

Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 132/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Việt Nam – Chi Lê giai đoạn 2016 – 2018 theo Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN phiên bản 2012 (Danh mục AHTN 2012) và Nghị định số 154/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Việt Nam – Chi Lê giai đoạn 2018 – 2022 theo Danh mục AHTN 2017. Bên cạnh đó, Nghị định số 154/2017/NĐ-CP sẽ hết hiệu lực sau ngày 31/12/2022.

Theo thông lệ của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Danh mục hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (Danh mục HS) sẽ được sửa đổi 5 năm một lần để cập nhật theo xu hướng phát triển của thương mại. Danh mục AHTN 2022 được xây dựng trên nền Danh mục HS 2022 và áp dụng chung cho các nước ASEAN. Ngày 08/3/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 29/NQ-CP phê duyệt Danh mục AHTN 2022. Để tiếp tục thực hiện cam kết thuế nhập khẩu trong Hiệp định VCFTA và tuân thủ các cam kết quốc tế, Việt Nam cần ban hành Nghị định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt cho giai đoạn tiếp theo (2022- 2027), thống nhất với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo AHTN 2022.

Mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với 11.480 dòng thuế

Theo dự thảo, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với 11.480 dòng thuế, trong đó có 11.360 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 120 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số.

Về mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Thuế suất trung bình các dòng cam kết tại năm 2022 là 4,44%; 2023 là 3,71%; năm 2024 là 2,12%; năm 2025 là 2,03%; năm 2026 là 1,94%; năm 2027 là 1,84%.

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan thuộc các nhóm: 04.07 (trứng gia cầm), 17.01 (đường), 24.01 (lá thuốc lá) và 25.01 (muối) là mức thuế suất trong hạn ngạch.

Điều kiện áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định VCFTA gồm: Thuộc biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt; được nhập khẩu vào Việt Nam từ các lãnh thổ Cộng hòa Chi Lê và hàng hoá nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước; đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hoá và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Hiệp định VCFTA.

Năm 2023, doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ Chi Lê về Việt Nam thì được áp dụng theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nào? – Vĩnh Khiêm (Thanh Hóa).

Ngày 31/12/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 112/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 31/12/2022 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam - Chi Lê (Hiệp định VCFTA) giai đoạn 2022 – 2027.

\>> Toàn văn biểu thuế nhập khẩu, nhập khẩu ưu đãi, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 2023

1. Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt năm 2023

Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu năm 2023 theo Hiệp định VCFTA phải đáp ứng đủ 03 điều kiện được quy định tại Điều 4 Nghị định 112/2022/NĐ-CP như sau:

(1) Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định 112/2022/NĐ-CP;

(2) Được nhập khẩu vào Việt Nam từ Cộng hòa Chi Lê; và

(3) Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa (trong đó có quy định về vận chuyển trực tiếp) và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Hiệp định VCFTA.

Lưu ý: Hàng hóa từ khu phi thuế quan của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường trong nước được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu năm 2023 theo Hiệp định VCFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện (1) và (3).

Nhập khẩu hàng hóa từ chi lê vào việt nam năm 2024
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt năm 2023: Việt Nam - Chi Lê

Nhập khẩu hàng hóa từ chi lê vào việt nam năm 2024

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt năm 2023: Việt Nam - Chi Lê (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)

2. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VCFTA giai đoạn 2022 – 2027

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VCFTA giai đoạn 2022 – 2027 (sau đây gọi tắt là Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt) gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các giai đoạn được nhập khẩu từ Chi Lê vào Việt Nam đối với từng mã hàng.

Theo hướng dẫn tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định 112/2022/NĐ-CP, các cột và ký hiệu của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt được hiểu như sau:

- Cột “Mã hàng” và cột “Mô tả hàng hóa” tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt được xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và chi tiết theo cấp mã 8 số hoặc 10 số.

Trường hợp Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được sửa đổi, bổ sung, người khai hải quan kê khai mô tả, mã hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sửa đổi, bổ sung và áp dụng thuế suất của mã hàng hoá được sửa đổi, bổ sung quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định 112/2022/NĐ-CP.

- Cột “Thuế suất VCFTA (%)” tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Thuế suất áp dụng cho các giai đoạn khác nhau, bao gồm:

+ Cột “2022”: Thuế suất áp dụng từ ngày 30/12/2022 đến hết ngày 31/12/2022;

+ Cột “2023”: Thuế suất áp dụng từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/12/2023;

+ Cột “2024”: Thuế suất áp dụng từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 31/12/2024;

+ Cột “2025”: Thuế suất áp dụng từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 31/12/2025;

+ Cột “2026”: Thuế suất áp dụng từ ngày 01/01/2026 đến hết ngày 31/12/2026;

+ Cột “2027”: Thuế suất áp dụng từ ngày 01/01/2027 đến hết ngày 31/12/2027.

- Ký hiệu “*”. Hàng hóa nhập khẩu không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Hiệp định VCFTA.

3. Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan

Đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan gồm một số mặt hàng thuộc các nhóm hàng 04.07, 17.01, 24.01, 25.01, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong hạn ngạch là mức thuế suất quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định 112/2022/NĐ-CP;

Danh mục và lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương và mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch áp dụng theo quy định tại Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan của Chính phủ tại thời điểm nhập khẩu.