Nhân viên văn phòng công chứng gọi là gì

Trong trường hợp công chứng viên hợp danh muốn chấm dứt hoạt động hành nghề công chứng tại văn phòng, thủ tục rút công chứng hợp danh được tiến hành như thế nào?

Trong trường hợp công chứng viên hợp danh muốn chấm dứt hoạt động hành nghề công chứng tại văn phòng, thủ tục rút công chứng hợp danh được tiến hành như thế nào?

Thủ tục rút công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

Việc thành lập và hoạt động văn phòng công chứng là một trong những hoạt động pháp lý diễn ra khá phổ biến. Nhu cầu của người dân về hoạt động công chứng trong các giao dịch cũng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên trong một số trường hợp công chứng viên hợp danh lại không thể đảm nhiệm và tham gia hành nghề công chứng tại văn phòng. Vậy thủ tục rút công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng được thực hiện như thế nào? Tìm hiểu ngay!

1. Quy định pháp luật về văn phòng công chứng

1.1 Văn phòng công chứng là gì?

  • Theo quy định tại Điều 22 Luật công chứng 2014 thì Văn phòng công chứng là đơn vị tư nhân được tổ chức và hoạt động công chứng, chứng thực. Theo quy định của pháp luật hiện nay Văn phòng công chứng được hoạt động theo mô hình công ty hợp danh và tuân thủ quy định pháp luật liên quan đến loại hình công ty này. Tuy nhiên, văn phòng công chứng khác với mô hình công ty hợp danh ở điểm văn phòng công chứng phải có từ hai thành viên hợp danh trở lên là công chứng viên và văn phòng công chứng sẽ không có thành viên góp vốn. Vậy công chứng viên hợp danh là gì cùng tìm hiểu ở mục 1.2
  • Ngoài ra, vì thuộc loại hình tổ chức hoạt động trong lĩnh vực pháp lý nên văn phòng công chứng cần đáp ứng một số điều kiện để thành lập văn phòng công chứng. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về Thủ tục thành lập văn phòng công chứng tại đây

1.2 Công chứng viên hợp danh là gì?

  • Công chứng viên là gì? Theo quy định pháp luật tại khoản 2, Điều 2 Luật công chứng 2014 có thể hiểu công chứng viên là người đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn hành nghề trong lĩnh vực công chứng theo quy định pháp luật và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.
  • Tiêu chuẩn của công chứng viên được quy định tại Điều 8, Luật công chứng 2014, bao gồm các yêu cầu như sau:
  • “1. Có bằng cử nhân luật;
  • 2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
  • 3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
  • 4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
  • 5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.”
  • Văn phòng công chứng được thành lập và tổ chức hoạt động theo mô hình công ty hợp danh, đảm bảo đáp ứng các điều kiện kinh doanh phù hợp với mô hình doanh nghiệp này. Thành viên sáng lập của công ty hợp danh sẽ được gọi là thành viên hợp danh, đồng thời theo căn cứ tại khoản 1, Điều 22 Luật công chứng 2014 thì thành viên sáng lập văn phòng công chứng bắt buộc phải là công chứng viên theo quy định pháp luật.
  • Tóm lại, thành viên sáng lập văn phòng công chứng cũng giống như thành viên sáng lập công ty sẽ được gọi là thành viên hợp danh. Tuy nhiên vì hoạt động trong lĩnh vực pháp lý và là ngành nghề đặc trưng nên được gọi là công chứng viên hợp danh. Bên cạnh đó, đặc điểm văn phòng công chứng khác với công ty hợp danh chính là không được có thành viên góp vốn hoạt động trong mô hình văn phòng công chứng.
  • Các công chứng viên hợp danh phải chịu trách nhiệm với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của văn phòng bằng toàn bộ tài sản của mình phù hợp với mô hình công ty hợp danh. Cũng giống như thành viên hợp danh trong công ty hợp danh, bất kỳ công chứng viên hợp danh mắc sai lầm trong hoạt động công chứng cũng đều làm cho những công chứng viên hợp danh khác phải liên đới chịu trách nhiệm. Nguyên tắc của hợp danh chính là bình đẳng giữa các thành viên hợp danh trong quan hệ đối nội cũng như quan hệ đối ngoại.
  • Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng yêu cầu phải là Trưởng Văn phòng công chứng [pháp luật quy định phải là công chứng viên hợp danh của văn phòng] và đáp ứng thời gian hành nghề là đã hoạt động hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.

2. Trường hợp nào rút công chứng viên hợp danh?

Trường hợp nào rút công chứng viên hợp danh?

  • Thủ tục rút công chứng viên hợp danh hay gọi theo cách khác chính là thủ tục thay đổi thành viên hợp danh được quy định tại Điều 27 Luật công chứng 2014. Vậy các trường hợp công chứng viên có thể chấm dứt tư cách thành viên hợp danh bao gồm:
  • Công chứng viên hợp danh có nguyện vọng cá nhân rút khỏi văn phòng công chứng;
  • Trường hợp khác do pháp luật quy định.
  • Việc chấm dứt tư cách công chứng viên hợp danh và hoạt động tiếp nhận thành viên hợp danh là công chứng viên mới được thực hiện theo quy định của Luật công chứng và Luật Doanh nghiệp. Cụ thể các trường hợp khác do pháp luật quy định khi chấm dứt tư cách công chứng viên hợp danh tham khảo tại khoản 1, Điều 185 Luật doanh nghiệp 2020, bao gồm:
  • Công chứng viên hợp danh tự nguyện rút vốn khỏi văn phòng công chứng;
  • Công chứng viên hợp danh chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
  • Công chứng viên hợp danh bị khai trừ khỏi văn phòng công chứng;
  • Công chứng viên hợp danh chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật;
  • Thuộc các trường hợp khác do Điều lệ của văn phòng công chứng quy định.
  • Bên cạnh việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của công chứng viên thì văn phòng công chứng cũng cần xem xét về việc tiếp nhận công chứng viên hợp danh mới. Văn phòng công chứng có quyền tiếp nhận công chứng viên hợp danh mới nếu được các công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận việc bổ sung công chứng viên đó vào văn phòng công chứng.
  • Theo quy định tại khoản 3, Luật công chứng 2014 thì trong trường hợp công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng chết hoặc đã bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế được hưởng phần giá trị tài sản của công chứng viên hợp danh tại Văn phòng công chứng sau khi đã trừ đi phần nợ, nghĩa vụ thuộc trách nhiệm của công chứng viên đó. Người thừa kế có thể trở thành công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng nếu là người đang hành nghề công chứng viên và được các công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận việc trở thành công chứng viên hợp danh.

3. Thủ tục rút công chứng viên hợp danh

  • Căn cứ theo khoản 1, Điều 27 Luật Công chứng 2014 thì thủ tục rút công chứng viên hợp danh hay còn gọi là thủ tục chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của công chứng viên sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Công chứng và pháp luật về doanh nghiệp. Thủ tục rút công chứng viên hợp danh được quy định cụ thể tại Điều 18 Thông tư 01/2021/TT-BTP ban hành ngày 03/02/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật công chứng. Thủ tục rút công chứng viên hợp danh được thực hiện như sau:
  • Bước 1: Thuộc trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh

Công chứng viên hợp danh muốn rút khỏi văn phòng công chứng cần có nguyện vọng hoặc thuộc trường hợp theo quy định pháp luật.

  • Bước 2: Điều kiện rút công chứng viên hợp danh

Trong trường hợp công chứng viên chấm dứt theo nguyện vọng cá nhân thì phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh của Văn phòng chấp thuận bằng văn bản.

Trong trường hợp công chứng viên chấm dứt thuộc trường hợp pháp luật quy định thì sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp trong từng trường hợp cụ thể.

  • Bước 3: Thông báo đến thành viên hợp danh khác và Sở Tư pháp

Công chứng viên phải tiến hành thông báo bằng văn bản cho các thành viên hợp danh khác và Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng đăng ký hoạt động về việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh chậm nhất là 06 tháng trước ngày dự kiến chấm dứt.

  • Bước 4: Liên đới chịu trách nhiệm

Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, người đã chấm dứt tư cách thành viên vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của Văn phòng công chứng đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách công chứng viên hợp danh. Trừ trường hợp Công chứng viên hợp danh chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Tóm lại, căn cứ quy định nêu trên, để chấm dứt tư cách thành viên hợp danh tại Văn phòng công chứng thì công chứng viên cần phải nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định, bao gồm văn bản thông báo và văn bản thỏa thuận của các thành viên hợp danh về việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh đó. Theo đó, công chứng viên được quyền chấm dứt tư cách thành viên hợp danh sau thời hạn là 6 tháng kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Chủ Đề