Nhà máy xử lý nước thải tiền hải thái bình

(TN&MT) - Khu nhà xưởng mái tôn với danh nghĩa dự án sản xuất nước lọc tinh khiết đóng chai đã được xây xong nhưng nằm im lìm không thấy hoạt động.

(TN&MT) - Khu nhà xưởng mái tôn với danh nghĩa dự án sản xuất nước lọc tinh khiết đóng chai đã được xây xong nhưng nằm im lìm không thấy hoạt động. 

Dự án đầu tư sản xuất nước lọc tinh khiết đóng chai và kinh doanh thương mại tổng hợp (ở xã Sơn Tây, Tiền Hải, Thái Bình) được Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình cấp phép xây dựng từ tháng 10/2016. Theo Quyết định của UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt điều chỉnh dự án vào tháng 7/2017. Chủ đầu tư là Công ty TNHH Xây dựng Thương Mại và Dịch vụ Hồng Mai. Dự án phải hoàn thành trong vòng 10 tháng và bắt đầu hoạt động từ tháng 13 trở đi. Tuy nhiên đến nay đã hơn 15 tháng công trình của dự án vẫn dở dang và không hề thấy hoạt động.

Theo quan sát của chúng tôi, dự án nằm trên đường nối từ thị trấn Tiền Hải xuống khu du lịch Đồng Châu. Đây là nơi tập trung rất nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động ồn ào tấp nập.

Hiện nay, một số dãy nhà mái tôn xanh cấp 4 đã được dựng lên, phía ngoài là 2 dãy nhà xây khá giống kiểu biệt thự liên kế 3-4 tầng. Tuy nhiên, các dãy nhà đều nằm trống hoác, không thấy có dấu hiệu sản xuất kinh doanh. Không có bảng biển thông báo nào về dự án.

Nhà máy xử lý nước thải tiền hải thái bình
Dự án sản xuất nước lọc tinh khiết đóng chai nằm im lìm

Một số người dân ở xung quanh trả lời PV rằng, từ lâu thấy khu nhà xưởng mọc lên nhưng không biết là dự án gì. Rồi thấy nhà xưởng bỏ không nằm im lìm. 

Trao đổi với PV báo Tài nguyên & Môi trường, ông Vũ Huy Hoàng (Phó Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải) cho biết, đây là dự án của tỉnh nên huyện không quản lý và không nắm được có sai phạm hay không. Nhưng ông Hoàng xác nhận, dự án bị chậm tiến độ theo quy định.

Lãnh đạo Sở Kế hoạch & Đầu tư và Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình đều xác nhận, việc cấp phép cho Công ty Hồng Mai thực hiện dự án đều đúng theo trình tự thủ tục quy định. Nhưng trong quá trình thực hiện dự án, doanh nghiệp còn một số hạn chế. Doanh nghiệp Hồng Mai là của vợ chồng ông Mây (ở địa phương khác), người đứng tên công ty là bà Vũ Thị Hồng (vợ).

Nhà máy xử lý nước thải tiền hải thái bình
Dãy nhà kinh doanh dịch vụ trông như dãy biệt thự liền kề và được chủ đầu tư gọi là Shop House

Theo quyết định phê duyệt, dự án gồm: khu nhà xưởng sản xuất, nhà điều hành 3 tầng, hồ điều hòa, khu xử lý nước thải,... Nhưng đến nay, một số hạng mục chưa thấy thực hiện. 

Riêng nhà kinh doanh thương mại tổng hợp, theo phê duyệt của tỉnh là dãy nhà gồm 14 đơn nguyên liền kề kết cấu khung cột bê tông cốt thép độc lập, cao 3 tầng. Nhưng trong Giấy phép xây dựng, những ngôi nhà này lại được xây 4 tầng. Không những vậy, trên thực tế, chủ đầu tư đã xây thành 16 căn.

Giải thích điều này, cán bộ cấp phép của Sở KH&ĐT cho biết, có thể trong quá trình thực hiện, chủ đầu tư đã tiếp tục xin điều chỉnh. Tuy nhiên PV hỏi về văn bản điều chỉnh, cán bộ trả lời rằng không nắm được.

Đại diện Sở Xây dựng cũng cho biết, dự án này từng bị Sở "thổi còi" vì sự mập mờ trong quá trình thực hiện và giới thiệu về dự án. Theo đó, trong quá trình thi công, Công ty Hồng Mai dựng biển tên dự án là "Dự án Shop House Tiền Hải".

Nhà máy xử lý nước thải tiền hải thái bình
Chủ đầu tư tự "vẽ" ra Dự án Shop House

Theo Sở XD, dự án này chỉ là sản xuất nước lọc tinh khiết đóng chai và kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ, các sản phẩm đồ uống. Việc chủ đầu tư biến thành "Shop House Tiền Hải" là trái quy định. Sở XD đã yêu cầu tháo dỡ và doanh nghiệp phải thực hiện đúng nội dung dự án.

Không những đổi tên dự án, Công ty Hồng Mai còn cho xây dựng lên hình ảnh như một dãy nhà liền kề, nhìn từ xa giống với khu nhà ở. Sau khi bị "thổi còi", chủ đầu tư đã cất biển và không thấy hoạt động gì thêm.

Chúng tôi đã liên hệ với ông Mây (được biết đến là người làm dự án, dù công ty đứng tên vợ) ông này từ chối trả lời và nói rằng nếu cần thì PV cứ làm việc với Sở KH&ĐT và Sở XD.

Báo Tài nguyên & Môi trường sẽ tiếp tục thông tin...

Ngày 17/9, Tổng công ty Viglacera và Tập đoàn Geleximco ký thỏa thuận cho thuê đất và cơ sở hạ tầng xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô Geleximco tại KCN Tiền Hải, KKT Thái Bình.

Tổng công ty Viglacera và Tập đoàn Geleximco ký kết thỏa thuận cho thuê đất dưới sự chứng kiến của lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình, các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh

Cụ thể, Tập đoàn Geleximco thuê đất và cơ sở hạ tầng của Tổng công ty Viglacera tại KCN Tiền Hải (Khu Kinh tế Thái Bình) để đầu tư, xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô quy mô gần 50 ha, tổng mức đầu tư 800 triệu USD.

Giai đoạn 1 của dự án đầu tư 300 triệu USD, xây dựng từ quý I/2023, đưa vào hoạt động quý III/2024, sản lượng 50.000 xe/năm, sử dụng khoảng 1.200 nhân lực; giai đoạn 2 đầu tư 500 triệu USD, xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2030, sản lượng 100.000 xe/năm, tạo việc làm cho 2.500 – 3.000 lao động.

Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Geleximco cho biết: Đây là một nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô hiện đại với các dây chuyền như hàn, sơn, lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ và quy định, trình độ tự động hóa cao. Ngoài ra, còn có đầy đủ các công trình phụ trợ như văn phòng, khu để xe, kho nguyên vật liệu, bãi chứa xe ô tô thành phẩm, khu xử lý nước thải,...

Sản phẩm của nhà máy là xe ô tô nhiên liệu và hướng đến xe điện, xe pin nhiên liệu thân thiện với môi trường; sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô cung cấp cho nhà máy lắp ráp, xuất khẩu. Nhà máy sử dụng công nghệ tiên tiến của Đức đảm bảo tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và thân thiện với môi trường.

Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ mang lại doanh thu 100.000 tỷ/năm, đóng góp thuế tiêu thụ đặc biệt khoảng 3.400 tỷ đồng/năm, VAT 1.000 tỷ/năm, thuế thu nhập doanh nghiệp 100 tỷ đồng/năm.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận phát biểu tại lễ ký kết

Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận bày tỏ phấn khởi khi chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận cho thuê lại đất và cơ sở hạ tầng giữa hai bên. Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, Dự án đầu tư nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô Geleximco khi được chấp thuận chủ trương đầu tư sẽ là dự án lớn nhất đến thời điểm hiện tại trong năm 2022 của Thái Bình. Đây là một dự án công nghệ cao, lĩnh vực tỉnh đang thu hút đầu tư.

Đối với Viglacera, Chủ tịch Nguyễn Khắc Thận khẳng định đây là nhà đầu tư hạ tầng chuyên nghiệp, thành công ở rất nhiều KCN trên cả nước.

Để dự án sớm trở thành hiện thực, Chủ tịch Thái Bình Nguyễn Khắc Thận đề nghị Tập đoàn Geleximco nhanh chóng hoàn thiện đề xuất chủ trương đầu tư dự án để UBND tỉnh phê duyệt, đồng thời cần lựa chọn đối tác xứng tầm, xây dựng phát triển thương hiệu. Geleximco cũng cần đảm bảo các quy trình sản xuất an toàn, thân thiện với môi trường.

Đối với nhà đầu tư hạ tầng Viglacera, các sở, ngành liên quan và huyện Tiền Hải, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu hợp tác chặt chẽ với Tập đoàn Geleximco trong quá trình ban giao mặt bằng, thủ tục hành chính, phối hợp giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong quá trình đầu tư, xây dựng.