Nguyên nhân bệnh đau xương khớp ngày càng trẻ hóa

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp. Bình thường, sụn khớp nguyên vẹn, trơn láng và cấu trúc xương dưới sụn ổn định.

Tuy nhiên, khi khớp bị thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn, xù xì và nặng hơn có thể trơ ra đầu xương dưới sụn. Đồng thời, vùng xương dưới sụn cũng thay đổi cấu trúc dẫn đến phản ứng tạo các chất gây viêm, xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng tấy.

Triệu chứng:

  • Đau: tăng khi vận động giảm khi nghỉ ngơi.
  • Cứng khớp buổi sáng thường dưới 10 phút
  • Đi lại vận động khó khăn
  • Sưng khớp
  • Tiếng lạo xạo khi di chuyển
  • Biến dạng khớp

Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể

Nguyên nhân thoái hóa khớp thường gặp

  • Tuổi tác: Thường xuất hiện từ sau tuổi 40.
  • Béo phì: Béo phì dễ dẫn đến thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối.
  • Tổn thương khớp: Khớp bị tổn thương hoặc hoạt động quá sức [khiêng vác, đi cầu thang bộ nhanh, nhiều] tăng tỉ lệ bệnh ở người trẻ.
  • Dị dạng bẩm sinh về khớp:
  • Gen di truyền
  • Chấn thương khớp: Nguyên nhân làm tăng tỷ lệ thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi.
  • Nội tiết: Các hiện tượng như rối loạn hormon trong thời kì mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương do nội tiết… cũng góp phần làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp

Vây thoái hóa khớp có nguy hiểm không?

Mặc dù thoái hóa khớp không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, việc bệnh không trực tiếp gây tử vong không có nghĩa là không nguy hiểm vì thoái hóa khớp sẽ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm đi rõ rệt, hạn chế khả năng vận động.

Nếu không được điều trị kịp thời, thoái hóa khớp sẽ làm biến dạng và mất chức năng vận động của khớp, thậm chí tàn phế.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh

1 Chụp X-quang

2 Siêu âm khớp

3 Chụp MRI

4 Nội soi khớp

Các phương pháp điều trị bệnh

  • Phương pháp không dung thuốc: Giảm cân, xoa bóp, massage, thể dục thể thao, ăn thực phẩm giàu vitamin C, D, E, K [ rau xanh, cam, cá hồi, tôm, …, hạn chế rượu bia, thuốc lá, …
  • Phương pháp dùng thuốc: Nhóm thuốc giảm đau chống viêm, Tiêm nội khớp [ Corticoid, huyết tương giàu tiểu cầu, chất nhờn khớp, tế bào gốc,…]
  • Can thiệp ngoại khoa: Thay khớp,…

Người dân có nhu cầu khám, điều trị thoái hóa khớp và các bệnh lý về cơ xương khớp tại Bệnh viện đa khoa Vân Đình, có thể liên hệ bằng 1 trong những các sau:

VOV.VN - Viêm xương khớp hầu hết đều liên quan đến tuổi già vì sức khỏe xương nói chung có xu hướng kém hơn khi già đi. Nhưng trong thời gian gần đây, bệnh này đã trở nên khá phổ biến ở giới trẻ.

Viêm xương khớp, căn bệnh thoái hóa xương, tiến triển làm giảm sức khỏe khớp, gây ra các vấn đề về khả năng vận động và dẫn đến đau do suy nhược. Bệnh này chủ yếu liên quan đến tuổi già vì sức khỏe xương nói chung có xu hướng kém hơn khi chúng ta già đi. Nhưng trong thời gian gần đây, viêm xương khớp đã trở nên khá phổ biến ở giới trẻ.

Theo các chuyên gia trước đây, sự phát triển của bệnh viêm xương khớp thường thấy ở những người trong độ tuổi từ 55 đến 60, nhưng hiện nay những người trong độ tuổi 35-45 đang ngày càng được chẩn đoán nhiều hơn.

Ảnh minh họa

Các chuyên gia lưu ý, lý do đằng sau sự thay đổi này là lối sống đang thay đổi của chúng ta. Lối sống ít vận động, béo phì, ngồi nhiều giờ có thể tàn phá sức khỏe xương khớp. Sụn ​​bao quanh xương bị mòn do trọng lượng quá mức hoặc thiếu hoạt động thể chất kết hợp với chế độ ăn uống kém. Viêm xương khớp xảy ra khi lớp sụn bảo vệ đệm đầu xương bị mài mòn theo thời gian. Mặc dù viêm xương khớp có thể làm hỏng bất kỳ khớp nào, nhưng chứng rối loạn này thường ảnh hưởng đến các khớp ở bàn tay, đầu gối, hông và cột sống.

Tiến sĩ Biren Nadkarni, Bác sĩ tư vấn phẫu thuật chỉnh hình và thay khớp, Viện Sitaram Bhartia và Bệnh viện Holy Family, New Delhi, cho rằng: “Nguyên nhân chính của sự gia tăng các ca viêm xương khớp ở thanh niên trong thời kỳ đại dịch là do văn hóa làm việc tại nhà. Công việc đòi hỏi ngồi trước màn hình hơn 6 tiếng, lười vận động, tăng cân, ít tiếp xúc với ánh nắng là những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh này”.

Tiến sĩ Biren Nadkarni cho biết mỗi tháng ông khám cho ít nhất 10 bệnh nhân ở độ tuổi 30. “Các số liệu thống kê đang tăng lên. Chúng tôi cũng thấy rất nhiều bệnh nhân trẻ hơn bị viêm khớp xương bánh chè-xương đùi, và béo phì là nguyên nhân. Mặc dù họ không cảm thấy khó chịu khi đi bộ, nhưng họ gặp khó khăn khi quỳ hoặc đi cầu thang bộ”, ông lưu ý.

Nguyên nhân tiềm ẩn của viêm xương khớp

· Lối sống ít vận động

· Ngồi trong nhiều giờ

· Nâng vật nặng [có thể với kỹ thuật kém, nhưng không phải lúc nào cũng vậy]

· Làm việc trong văn phòng phải ngồi nhiều

· Thừa cân hoặc béo phì

· Năng động quá mức [ví dụ như chạy nhiều marathon]

· Chơi các môn thể thao tác động như bóng bầu dục hoặc bóng đá

· Tổn thương khớp

· Dị tật bẩm sinh như loạn sản xương hông hoặc chân có chiều dài khác nhau

· Các vấn đề về hormone ảnh hưởng đến sự tăng trưởng

· Bệnh tiểu đường

· Tiền sử gia đình bị viêm xương khớp

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh

Ngoài đau khớp mạn tính, các triệu chứng khác có thể bao gồm:

· Khó chịu, sưng hoặc đỏ quanh khớp

· Gặp vấn đề di chuyển

· Căng thẳng gần khớp

· Kiệt sức [thiếu năng lượng] hoặc suy nhược

· Trầm cảm

· Sốt

Viêm xương khớp ở trẻ em

“Ngoài ra, chấn thương cũ và không được điều trị thường xuyên là nguyên nhân gây ra viêm xương khớp ở trẻ em, nhưng chúng tôi ngày càng thấy nhiều trường hợp hơn ở những người dưới 30 tuổi. Thực phẩm giàu chất oxy hóa, chẳng hạn như đồ ăn vặt và đồ chiên rán không tốt cho sụn. Béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với bệnh viêm xương khớp”, Tiến sĩ Nadkarni cho biết.

Phòng ngừa

Tiến sĩ Nadkarni nhấn mạnh, “Bạn không nên bỏ qua bất kỳ vấn đề xương khớp nào nếu chúng bắt đầu cản trở việc đi bộ của mình hoặc hạn chế các hoạt động thường xuyên. Trong những trường hợp như vậy, điều quan trọng là tìm kiếm sự hỗ trợ nhanh chóng”./.

Chủ Đề