Ngày lễ phật đản là ngày gì

Lễ Phật đản là lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Người khai sáng ra Đạo Phật. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu những điều bạn cần biết về ngày lễ đặc biệt này. Sau khi đọc xong, có thể bạn sẽ rất muốn tham gia lễ Phật đản để nhận được phúc lành, may mắn, kết duyên Phật Pháp trong hiện đời và nhiều đời về sau.

Lễ phật đản vào ngày nào?

Trong kinh Nguyên Thủy có ghi rằng: Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này) ra đời vào ngày trăng tròn tháng 4 âm lịch. Tháng 4 âm lịch còn gọi là tháng Vesak; ngày trăng tròn chỉ có ngày 15 hoặc ngày 16. Vào năm 1950, Đại hội Phật giáo Quốc tế đã thống nhất lấy ngày giữa tháng 4 âm lịch (tức ngày 15/4) là ngày kỷ niệm Đức Phật đản sanh.

Tuy nhiên, theo truyền thống của Phật giáo Bắc Tông, ngày mùng 08 tháng 4 âm lịch vẫn là ngày kỷ niệm lễ Phật đản.

Cho nên, ngày nay, chúng ta có cả tuần lễ Phật đản (từ 08/4 đến Rằm tháng tư) hoặc có nhiều nơi tổ chức từ mùng 01/4 âm lịch đến hết tháng.

Ngày lễ phật đản là ngày gì

Kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh chính là ngày Tết của những người con Phật

Ý nghĩa lễ Phật đản

Sự ra đời của Đức Phật Thích Ca đánh dấu sự kiện một con người vĩ đại nhất xuất hiện ở trần gian, người đã đem ánh sáng chân lý, mang tới con đường cứu khổ cho muôn loài. Lễ Phật Đản không chỉ là ngày lễ kính mừng Đức Phật ra đời mà còn là dịp để hoằng dương Phật Pháp. Nhờ có lễ hội Phật đản mà nhiều người biết đến Phật Pháp, tiếp cận chân lý, giải thoát, hết khổ đau.

Cho nên, với những ai đi qua lễ hội Phật đản, chỉ cần khởi tâm tán thán cũng sẽ được phước báu hiện kiếp này và nhiều đời nhiều kiếp về sau. Đặc biệt sẽ có duyên lành được tu tập trong Phật Pháp, được hạnh phúc, an vui, sẽ đi đến giải thoát, thành tựu Vô thượng Bồ đề và đạt được Niết bàn an lạc.

Chỉ đi qua khởi tâm tán thán lễ Phật đản mà đã được phước báu như vậy thì nếu nhiệt tình tham gia, tổ chức thì chắc chắn phúc báu nhận được còn lớn hơn rất nhiều.

Ngày lễ phật đản là ngày gì

Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa - Phật tử Phạm Thị Yến cùng các Phật tử đến từ Thái Lan hân hoan tham dự Đại lễ Phật đản

Ngày lễ phật đản là ngày gì

Ai ai cũng hoan hỷ kính mừng ngày Đức Phật đản sinh

Bên cạnh đó, nếu những ai khởi tâm chưa hoan hỷ với lễ Phật đản thì ít nhiều họ cũng đã động tâm tới ngày sinh của Đức Phật. Trong giáo lý đạo Phật, ai động tâm (dù là thiện hay bất thiện) với tất cả các nhân duyên trong nhà Phật thì đều có nhân duyên kết duyên với Phật Pháp trong lâu dài.

Tựu chung lại, lễ Phật đản có ý nghĩa là nhân duyên hội đủ giúp chúng sinh giác ngộ, kết duyên được với Phật Pháp để được hưởng hạnh phúc dài lâu.

Giới thiệu lễ Phật đản năm 2023 tại chùa Ba Vàng

Những năm gần đây, Lễ Phật đản được tổ chức tại chùa Ba Vàng đã thu hút hàng vạn nhân dân, Phật tử trên khắp cả nước tham gia; với nhiều hoạt động đặc sắc, ý nghĩa: diễu hành, lễ tắm Phật, rước đăng, đêm văn nghệ,...

Đây là những hoạt động giúp nhiều người khởi sinh thiện duyên với Phật Pháp, mừng vui và biết ơn đối với ngày Phật đản sinh; từ đó, phúc báu, may mắn, an vui sẽ đến với mỗi người.

Ngày lễ phật đản là ngày gì

Hàng vạn người cùng về chùa Ba Vàng tham gia Đại lễ Phật đản

Ngày lễ phật đản là ngày gì

Chư Tăng Ni cùng nhân dân, Phật tử đi diễu hành kính mừng ngày Đức Phật đản sinh

Năm nay, được sự cho phép của trên Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh, chùa Ba Vàng sẽ tiếp tục tổ chức Đại lễ Phật đản 2023 vào hai ngày mùng 2 và mùng 3 tháng 4 âm lịch.

Ban quản trị rất mong quý nhân dân, Phật tử sắp xếp thời gian về chùa Ba Vàng tham dự hoặc phát tâm làm phận sự phục vụ trong Đại lễ Phật đản tới đây. Còn nếu không đủ duyên, quý vị sẽ theo dõi và đón xem các chương trình tại các kênh truyền thông sau:

- Youtube: Chua Ba Vang

- Facebook: Chùa Ba Vàng, Thầy Thích Trúc Thái Minh, Thich Truc Thai Minh, Phạm Thị Yến - Tâm Chiếu Hoàn Quán

Sau đại hội Phật giáo thế giới đầu tiên năm 1950, 26 nước thành viên đã lấy ngày Rằm tháng 4 là ngày Phật đản. Năm 1999, Liên Hợp quốc cũng công nhận lễ Phật đản là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới.

Năm 2023, đại lễ Phật Đản sẽ diễn ra vào ngày 15/4 Âm lịch tức Thứ 6 ngày 2/6/2023 Dương lịch.

Xem thêm: Thông điệp Phật Đản 2023? Diễn văn Phật Đản 2023?

Ngày lễ phật đản là ngày gì

Lễ Phật Đản 2023 vào ngày nào? Cơ sở tôn giáo tổ chức lễ hội vào ngày này cần lưu ý những gì? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc tổ chức Lễ Phật Đản như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Nguyên tắc tổ chức lễ hội
1. Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
2. Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
3. Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
4. Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
5. Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
6. Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
7. Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Đồng thời căn cứ theo Điều 10 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định như sau:

Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng
1. Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

Theo đó, việc tổ chức Lễ Phật Đản cần lưu ý thực hiện theo nguyên tắc tổ chức lễ hội nói chung và nguyên tắc tổ chức lễ hội hoạt động tín ngưỡng nói riêng như quy định trên.

Ban tổ chức Lễ Phật Đản phải có trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội; trách nhiệm của Ban Tổ chức lễ hội
...
2. Ban tổ chức lễ hội thực hiện trách nhiệm sau
a) Ban hành, phổ biến quy chế làm việc và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban tổ chức lễ hội; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh, bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác; thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội;
c) Xây dựng và triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
d) Quy định khu vực vui chơi giải trí và khu vực tổ chức các hoạt động dịch vụ, bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích; treo, đặt bảng phổ biến nội dung, biển hướng dẫn ở vị trí phù hợp, thuận tiện cho việc tiếp nhận thông tin của người tham gia lễ hội;
đ) Yêu cầu người cung ứng dịch vụ, hàng hóa tại khu vực lễ hội phải niêm yết công khai và bán đúng giá niêm yết; không chèo kéo và ép giá; không bày bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; không bày bán động vật quý hiếm, các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh theo quy định của pháp luật;
e) Không bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích.

Theo như quy định trên, ban tổ chức Lễ Phật Đản phải có những trách nhiệm theo quy định trên.

Trong đó, không tiến hành bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích.

Tổ chức lễ Phật Đản có phải thông báo đến cơ quan có thẩm quyền không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:

Tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ
1. Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng diễn ra định kỳ chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau đây:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã);
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là huyện);
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh).

Theo như quy định trên, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tổ chức lễ Phật Đản chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định trên.

Ngày Lễ Phật đản 2023 là ngày gì?

Ngày Lễ Phật Đản 2023 là Đại lễ Phật Giáo lớn trên toàn thế giới. Vì thế, dịp này sẽ kéo dài trong khoảng 1 tuần, từ ngày 8/4 - 15/4 (Âm lịch), nhằm ngày 26/5/2023 - 2/6/2023 (Dương lịch).

Ngày lễ Phật đản có ý nghĩa gì?

Lễ Phật Đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn). Lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Đức Phật đản sanh vào ngày nào?

Đại lễ Phật đản là cách gọi tôn kính ngày sinh của Đức Phật Thích-ca-Mâu-ni (Shakyamuni), vào ngày 15/4 Âm lịch, năm 624 trước Công nguyên.

Phật đản 2023 Phật lịch ngày bao nhiêu?

Đại lễ Phật đản - Phật lịch 2567 - Dương lịch 2023 - Hòa chung không khí mừng lễ Phật đản trên mọi miền Tổ quốc, tối 28/5/2023, tại Chùa Đại Phúc, xã Quảng Ngọc, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Quảng Xương tổ chức Đại lễ Phật đản - Phật lịch 2567 - Dương lịch 2023.