Ngân hàng phát triển châu á adb là gì

Ngân hàng Phát triển châu Á là gì? Lịch sử phát triển Ngân hàng Phát triển châu Á? Chức năng, mục tiêu hoạt động, cổ đông của Ngân hàng Phát triển châu Á? Hoạt động của ADB tại Việt Nam?

Ngân hàng Phát triển Châu Á cung cấp tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật để giúp các nước châu Á xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế & xã hội.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Mục lục bài viết

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là một ngân hàng phát triển khu vực được thành lập năm 1966 nhằm thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, xã hội và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, trụ sở của Ngân hàng nằm tại Manila, Philippines.

ADB cam kết phát triển khu vực châu Á – Thái Bình Dương thịnh vượng, toàn diện, kiên cường và bền vững, đồng thời duy trì các nỗ lực của mình để xóa đói giảm nghèo cùng cực. ADB hỗ trợ các thành viên và đối tác của mình bằng cách cung cấp các khoản vay, hỗ trợ kĩ thuật, tài trợ và đầu tư vốn cổ phần để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội.

Ngân hàng Phát triển châu Á trong tiếng Anh là the Asian Development Bank.

The Asian Development Bank (ADB) is a regional development bank established on 19 December 1966, which is headquartered in the Ortigas Center located in the city of Mandaluyong, Metro Manila, Philippines. The company also maintains 31 field offices around the world to promote social and economic development in Asia. The bank admits the members of the United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific (UNESCAP, formerly the Economic Commission for Asia and the Far East or ECAFE) and non-regional developed countries. From 31 members at its establishment, ADB now has 68 members.

2. Lịch sử phát triển Ngân hàng Phát triển châu Á:

Thập niên 1960

1963: Liên Hiệp Quốc quyết định thiết lập thể chế tài chính để tăng cường sự phát triển kinh tế và hợp tác.

1965: Tổng thống Philippines là Diosdado Macapagal mở bước khai phá cho vùng Đông Nam Á bằng cách vận động việc đặt trụ sở chính ở Manila.

1966: ADB được thành lập ở Manila vào ngày 12/12 với 31 thành viên để phục vụ trọng yếu khu vực nông thôn. Việt Nam Cộng hòa góp USD 6,6 triệu trong số vốn một tỷ nguyên thủy.

1967: ADB phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật đầu tiên để giúp đỡ sản xuất lương thực ngũ cốc.

Thập niên 1970

1970: Với mục đích mở rộng hoạt động, ADB thúc đẩy nguồn tài nguyên thêm nữa từ các tổ chức song phương và đa phương khác.

1972: ADB chuyển đến trụ sở chính mới ở ngay bờ Vịnh Manila.

1974: Quỹ phát triển châu Á được thiết lập để cung cấp các khoản vay ưu đãi cho các thành viên nghèo nhất của ADB.

1978: ADB tập trung cải thiện đường sá và cung cấp điện.

Thập niên 1980

1980: Tiến đến hành động chú tâm đến các vấn đề xã hội như giới tính, môi trường, giáo dục và sức khoẻ.

1981: Ý thức được cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần 2, ADB tiếp tục hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các dự án năng lượng.

1985: Chính sách mới chú tâm đến nhu cầu liên quan đến phụ nữ tích cực hơn trong tiến trình hội nhập.

1986: Thúc đẩy hỗ trợ bộ phận tư nhân, với khoản vay đầu tiên không có đảm bảo của chính phủ với Pakistan.

Thập niên 1990

1991: ADB chuyển đến trụ sở chính mới ở Ortigas Center; khu này ngay sau đó phát triển nhanh chóng thành khu thương mại và tài chính của Manila.

1992: ADB bắt đầu xúc tiến sự hợp tác khu vực, tiến gần hơn đến sợi dây liên kết giữa các Quốc gia trong tiểu vùng Sông Mekong.

1997: Một số nước thuộc Liên Xô Cũ ở Trung Á gia nhập ADB, trong khi đó, một cuộc khủng hoảng tài chính đã làm rung chuyển châu Á.

1999: ADB chấp nhận giảm đói nghèo là mục tiêu hàng đầu và phê duyệt một số chính sách đột phá.

Thập niên 2000

2001: ADB thúc đẩy cơ cấu xã hội chiến lược dài hạn đển hướng dẫn hoạt động xuyên suốt đến 2015.

2002: ADB giúp đỡ các nước hậu chiến như Afghanistan, Timor Leste.

2004: ADB bổ nhiệm bà Khempheng Pholseno của Lào làm phó chủ tịch nữ đầu tiên.

3. Chức năng của Ngân hàng Phát triển châu Á:

Chức năng của ADB là hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng, phát triển xã hội, quản lí kinh tế tốt.

Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng: tăng trưởng kinh tế không tự nhiên có tính bền vững và thường làm gia tăng mất công bằng. Để tăng trưởng bền vững và công bằng, cần có sự can thiệp trong khi vẫn đảm bảo một sự phát triển thân thiện với thị trường.

Phát triển xã hội: giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng để giảm thiểu những rủi ro trong quá trình phát triển kinh tế.

Quản lí kinh tế tốt: thực hiện các chính sách kinh tế một cách có trách nhiệm, có sự tham gia, có khả năng dự đoán, và minh bạch, chống tham nhũng.

4. Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Phát triển châu Á:

Để thực hiện được chức năng nói trên, ADB đề ra các mục tiêu cho hoạt động của mình, bao gồm: bảo vệ môi trường, hỗ trợ giới và phát triển, phát triển khu vực tư nhân, hỗ trợ hợp tác khu vực.

Bảo vệ môi trường: người nghèo ở thường bị buộc phải sống ở những khu vực có điều kiện môi trường bất lợi. Muốn xóa nghèo thì phải bảo vệ môi trường.

Hỗ trợ giới: ở nhiều nước, phần lớn người nghèo là phụ nữ. Hỗ trợ phụ nữ phát triển là một biện pháp xóa nghèo.

Hỗ trợ khu vực tư nhân: khuyến khích cải cách và hoàn thiện môi trường chính sách để tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân, hỗ trợ sự hợp tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, cho vay và hỗ trợ kỹ thuật cho các xí nghiệp tư nhân và thể chế tài chính tư nhân

Khuyến khích hợp tác và liên kết khu vực: khuyến khích sự hợp tác giữa các chính phủ để phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy thương mại và đầu tư,…

5. Cổ đông:

Hai cổ đông lớn nhất của Ngân hàng Phát triển Châu Á là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Mặc dù phần lớn các thành viên của Ngân hàng đến từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tiêu biểu là các nước công nghiệp hóa. Các ngân hàng phát triển trong khu vực thường làm việc hòa hợp với cả Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới trong các hoạt động của họ.

6. Hoạt động của ADB tại Việt Nam:

Việt Nam đã có một giai đoạn tương đối thịnh vượng trong 5 năm vừa qua. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ được thúc đẩy bởi sự gia tăng làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiêu dùng nội địa ở mức cao và sản xuất định hướng xuất khẩu, trong khi lạm phát được duy trì ở mức một chữ số và các chính sách cân bằng hiệu quả đã giúp duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư và xây dựng lòng tin của nhà đầu tư.

Tuy nhiên, dù đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo, Việt Nam vẫn phải đối mặt với tình trạng bất bình đẳng thu nhập gia tăng và những chênh lệch kinh tế – xã hội khác, đặc biệt đối với các nhóm dân tộc thiểu số và nhóm dễ tổn thương khác. Việt Nam cũng nằm trong số những nước có nguy cơ cao nhất bị tác động bởi biến đổi khí hậu, với các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng phổ biến hơn và đe dọa xóa bỏ những thành tựu phát triển đã đạt được. Để vượt qua những thách thức này, Việt Nam cần tiếp tục phát triển một nền kinh tế thị trường năng động và đồng đều hơn để cạnh tranh trên toàn cầu và mang lại tăng trưởng bền vững và công bằng trong dài hạn.

Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vào năm 1966. Tổng hỗ trợ của ADB cho Việt Nam đã đạt 16,7 tỉ USD.

Tổng giá trị giải ngân lũy kế các khoản vay và viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam là 10,58 tỉ USD, được tài trợ từ nguồn vốn vay thông thường và nguồn vốn thông thường ưu đãi, Quỹ Phát triển Châu Á và các quỹ đặc biệt khác.

Từ năm 2010 tới năm 2018, các hoạt động do ADB hỗ trợ tại Việt Nam đã giúp mang lại những kết quả phát triển rõ rệt và rộng khắp. ADB đã hỗ trợ xây dựng và nâng cấp 2.659 ki-lô-mét (km) đường bộ và 182 km đường sắt. Trong giai đoạn này, ADB đã giúp 175.340 hộ gia đình tiếp cận nguồn cấp nước mới hoặc guồn cấp nước đã được cải thiện; cung cấp các dịch vụ vệ sinh mới hoặc cải thiện cho 135.118 hộ gia đình. Ngân hàng cũng giúp kết nối 300.000 hộ gia đình nông thôn vào mạng lưới điện và cải thiện khoảng 135.000 héc-ta đất thông qua tưới tiêu, thoát nước và quản lý lũ lụt.

Trong lĩnh vực tài chính, ADB đã hỗ trợ những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng và thực thi khung ổn định tài chính, những cải cách pháp lý mới để giải quyết nợ xấu, và tái cơ cấu các ngân hàng. ADB cũng hỗ trợ chính phủ tăng cường khuôn khổ phát triển thị trường vốn và thúc đẩy phổ cập tài chính với trọng tâm là mở rộng tài chính vi mô và công nghệ tài chính.

Trong lĩnh vực giáo dục, hỗ trợ của ADB đã giúp 973.340 học sinh sinh viên (trong đó có 405.425 là nữ) hưởng lợi từ cơ sở vật chất giáo dục mới hoặc được cải thiện, trong khi 401.518 giáo viên (trong đó có 170.340 là nữ) đã được tập huấn nâng cao chất lượng hoặc các tiêu chuẩn năng lực.

Trong năm 2018, ADB đã ký kết bốn dự án mới cho Việt Nam, với tổng số vốn vay là 569,3 triệu USD cùng hỗ trợ kỹ thuật và viện trợ không hoàn lại trị giá 800.000 USD. Những khoản đầu tư này sẽ giúp Việt Nam cải tạo cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn, tăng cường kết nối giao thông và phát triển đô thị, hỗ trợ giảm thiểu biến đổi khí hậu và tính bền vững về môi trường, nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, và thúc đẩy hội nhập khu vực và toàn cầu.

ADB cam kết chia sẻ tri thức phục vụ cho phát triển hiệu quả ở Việt Nam, đồng thời thúc đẩy hỗ trợ tài chính và kỹ thuật trên phạm vi rộng hơn, gồm cả phát triển khu vực tư nhân và các hoạt động cho khu vực tư nhân.

CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ KHÔNG CẦN BẢO LÃNH

Với chức năng xúc tác cho hoạt động đầu tư tư nhân, ADB cung cấp hỗ trợ tài chính cho các dự án và trung gian tài chính mà không cần bảo lãnh của chính phủ. Tổng số cam kết từ nguồn vốn riêng của ADB (dưới hình thức cổ phần và khoản vay trực tiếp) trong năm 2018 đã đạt 3,14 tỉ USD cho 32 giao dịch trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, tài chính và kinh doanh nông nghiệp. ADB cũng tích cực huy động vốn đồng tài trợ từ các nguồn thương mại và ưu đãi. Trong năm 2018, ADB đã huy động được 3,17 tỉ USD đồng tài trợ dài hạn và 3,99 tỉ USD đồng tài trợ cho các chương trình tài trợ thương mại, tài chính vi mô, và tài trợ chuỗi cung ứng. Tổng dư nợ và cam kết từ các giao dịch không cần bảo lãnh do ADB tài trợ bằng nguồn vốn riêng của mình đạt 12,7 tỉ USD tính tới ngày 31 tháng 12 năm 2018.

ĐỒNG TÀI TRỢ

ADB bắt đầu các hoạt động đồng tài trợ tại Việt Nam từ năm 1972. Kể từ đó, tổng lũy kế các cam kết đồng tài trợ chính thức theo phương thức gia tăng giá trị trực tiếp cho Việt Nam đã tăng lên tới 4,58 tỉ USD cho 56 dự án đầu tư và 118,08 triệu USD cho 93 dự án hỗ trợ kỹ thuật. Lũy kế đồng tài trợ thương mại gia tăng giá trị trực tiếp cho Việt Nam đạt 7,54 tỉ USD cho ba dự án đầu tư.

Trong năm 2018, Việt Nam đã nhận được 6,75 triệu USD viện trợ đồng tài trợ từ Quỹ Tín thác Hà Lan trong khuôn khổ Quỹ Đối tác Tài trợ về Nước, Quỹ Môi trường Toàn cầu và Quỹ Tín thác Thích ứng Biến đổi Khí hậu Đô thị cho hai dự án đầu tư

Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB ở đâu?

Trụ sở của ngân hàng ADB đặt tại 6 ADB Avenue, thành phố Mandaluyong, Metro Manila, Philippine, và có văn phòng đại diện trên khắp thế giới. Hiện ADB có khoảng 2400 nhân viên, đến từ 53 trên tổng số 67 quốc gia thành viên (theo web ADB.org tính đến 2/2007), và gần một nửa số nhân viên của họ là người Philippine.

Tên viết tắt của Ngân hàng Phát triển châu Á là gì?

Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vào năm 1966.

Ngân hàng châu Á là ngân hàng gì?

ACB là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, với hệ thống mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch trải dài 49 tỉnh thành trong số 63 tỉnh thành trong cả nước và có hơn 13.000 nhân viên, với nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng.

Ngân hàng Phát triển châu Á có bao nhiêu thành viên?

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

ADB là một thể chế phát triển tài chính đa phương với 66 thành viên bao gồm 47 nước trong khu vực và 19 nước ở các nơi khác trên khắp toàn cầu. ... .

Cơ quan ra quyết định cao nhất của ADB là Ban Thống đốc do mỗi quốc gia thành viên đóng góp một đại diện..