Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng sắt

Nêu cách bảo quản một số đồ dùng bằng sắt, đồng, nhôm thường dùng

Nêu cách bảo quản một số đồ dùng như dao, kéo, cày, cuốc,..

Đề bài

Nêu cách bảo quản một số đồ dùng như dao, kéo, cày, cuốc,..

Lời giải chi tiết

Khi dùng dao, kéo, cày, cuốc xong thì phải rửa sạch và để nơi khô ráo.

Các đồ dùng làm bằng gang rất dễ giòn, dễ vỡ nên dùng xong phải đặt, để cẩn thận

Loigiaihay.com

  • Lí thuyết bài 23: Sắt, gang, thép

    Sắt là kim loại có tính dẻo, dễ uốn, dễ kéo thành sợi, dễ rèn, dập.

  • Gang, thép được sử dụng để làm gì?

    Gang, thép được sử dụng để làm gì?

  • Gang và thép khác nhau ở điểm nào?

    Gang và thép khác nhau ở điểm nào?

  • Gang, thép đều có thành phần nào chung ?

    Gang, thép đều có thành phần nào chung ?

  • Trong tự nhiên, sắt có ở đâu?

    Trong tự nhiên, sắt có ở đâu?

Cách giữ gìn đồ sắt cho khỏi rỉ sét

Muốn cho đồ bằng sắt không bị sét khi để lâu, bạn đem nhúng chúng vào nước vôi. Sau đó, bạn lấy vôi bột rắc lên.

Chú ý: Những món đồ sắt này không thể sơn được.

Cách chữa đồ sắt thép bị han, gỉ sét

Và nếu vật dụng sắt thép bị oxi hóa, rỉ sét các bạn chỉ cần áp dụng một trong các phương pháp sau đây:

- Lấy nửa củ khoai tây cắt theo chiều dọc [để nhựa khoai ra nhiều], chà mạnh lên chỗ bị ố đen và chà đều lên vật dụng. Sau đó, bạn dùng vải mềm đánh bóng lại.

- Dùng bông gòn chấm vào nước cốt chanh tươi, chà mạnh lên chỗ bị ố xoa đều lên cả vật dụng. Bạn để yên độ từ 5 đến 10 phút rồi dùng vải sạch đánh bóng lại.

- Rượu cồn 90 độ [alcool 90] pha với một ít ammoniaque. Bạn lấy vải mền chấm vào dung dịch trên chà mạnh lên vật dụng. Sau đó, bạn dùng len hay nỉ đánh bóng thật đều tay và thật kỹ.

Dưới đây là cách tẩy vết gỉ sét trên đồ sắt thép, đồ tráng men,...

- Hành tây: Dùng hành tây thái ra để lau dao bị gỉ, hành sát đến đâu, gỉ hết đến đó.

- Nước gạo: Dụng cụ nhà bếp như muôi, thìa, dao sắt sau khi dùng xong, ngâm vào trong nước gạo đặc, vừa chống gỉ, vừa tẩy sạch vết gỉ.

- Phèn chua: Nếu nồi sắt bị gỉ, đổ vào trong nồi khoảng 1 lít nước sạch và 50g phèn chua, đun sôi 10 phút, dùng bàn chải hoặc giẻ cọ rửa, gỉ sắt sẽ được tẩy sạch.

- Giấm ăn: Đồ dùng có đốm gỉ, dùng giấm lau chùi, vết gỉ sẽ hết. Đồ nhôm bị gỉ, có thể ngâm trong nước giấm. Vớt đồ ra rửa sạch, đồ dùng sáng lại như mới.

- Nến: Đồ dùng bằng sắt tráng men, sau khi bị bong mất lớp men dễ bị gỉ. Do vậy, bôi nên chỗ bị bong men một lớp dầu nến, có tác dụng chống gỉ.

- Tẩy vết gỉ ở bồn sứ trong phòng vệ sinh: Bồn tắm, bồn rửa mặt bằng sứ có vết gỉ do nước theo ống dẫn nước chảy ra tạo nên. Có thể lấy muối cho vào giấm với một lượng như nhau, đun cho hơi nóng rồi quấy đều. Sau đó dùng khăn ướt đặt lên vết gỉ từ 20 – 30 phút, rồi dùng khăn ráp thấm hỗn hợp muối giấm để lau, vết bẩn sẽ hết.

Những mẹo này không chỉ áp dụng được cho đồ gia dụng mà các linh kiện, dụng vụ công nghiệp hay xây dựng công trình cũng có thể áp dụng để làm sạch gỉ sét.

Khoa học 5 Bài 13: Sắt, nhôm, đồng

Trang trước Trang sau

1. Liên hệ thực tế

Hãy kể tên một số vật làm bằng sắt, đồng, hay nhôm mà em biết

Trả lời:

Một số đồ vật làm bằng sắt, đồng, nhôm là:

+ Sắt: cày, cuốc, xẻng, kéo, dao, đường ray, cầu, nhà...

+ Đồng: trống, nồi, bộ lư, thau, mâm....

+ Nhôm: ấm, cửa, giá sách, chậu, xoong, chậu nhôm, thìa, đũa, mâm, ...

2. Tìm hiểu đặc điểm của sắt, đồng, nhôm

a. Lấy các thanh/ miếng sắt, đồng, nhôm ở góc học tập

- Quan sát và nêu nhận xét về đặc điểm của các thanh/ miếng sắt, đồng, nhôm.

- Trao đổi với các bạn trong nhóm về kết quả quan sát.

b. Quan sát và so sánh một chiếc đinh mới hoặc một đoạn dây thép với một chiếc đinh gỉ hoặc dây thép gỉ, bạn có nhận xét gì về màu, độ sáng và tính cứng của chúng.

Trả lời:

a. Nhận xét về đặc điểm của các thanh/ miếng sắt, đồng, nhôm:

+ Sắt là kim loại có tính dẻo, dễ uôn, dễ kéo thành sợi, dễ rèn dập, màu trắng sáng có ánh kim.

+ Đồng là kim loại có ánh kim, dễ dát mỏng, kéo thành sợi, có màu đỏ nâu.

+ Nhôm màu trắng đục, có thể kéo thành sợi, dát mỏng, không bị gỉ nhung bị một số a-xít ăn mòn.

b. So sánh một chiếc đinh mới hoặc một đoạn dây thép với một chiếc đinh gỉ hoặc dây thép gỉ, em nhận thấy:

+ Chiếc đinh mới có màu trắng sáng, cứng nhưng dẻo.

+ Chiếc đinh gỉ có màu nâu đen, cứng nhưng giòn, dễ gãy.

3. Tìm hiểu việc sử dụng sắt

Người ta sử dụng sắt để làm gì? Các đồ dùng bằng sắt có đặc điểm gì?

Trả lời:

+ Người ta sử dụng sắt đế tạo ra gang, thép. Những đồ dùng có sắt là dao, kéo, dụng cụ lao động sản xuất, đường sắt, nhà cao tầng, cầu, đường ray tàu hỏa, ...

+ Các đồ dùng bằng sắt cứng, bền.

4. Kể tên một số đồ dùng làm bằng đồng và một số đồ dùng làm bằng nhôm

Trả lời:

Tên một số đồ dùng làm bằng đồng và nhôm là:

+ Đồ dùng bằng đồng: dây điện, lư đồng, nồi, thau, tượng thờ, trống đồng, kèn...

+ Đồ dùng bằng nhôm: khung cửa, nồi, chảo, ấm...

5. Nêu cách bảo quản một số đồ dùng bằng sắt, đồng, nhôm thường dùng

Trả lời:

Cách bảo quản một số đồ dùng bằng sắt, đồng, nhôm là:

+ Các đồ dùng bằng sắt, đồng nhôm sau khi dùng xong phải rửa sạch và cất nơi khô ráo.

+ Thỉnh thoảng cần dùng thuốc lau chùi, giúp chúng sáng bóng trở lại.

+ Dùng thuốc đánh đồng để lau chùi làm cho chúng sáng bóng trở lại.

+ Khi bưng bê các đồ dùng bằng nhôm phải nhẹ nhàng vì chúng mềm và rất dễ bị cong, vênh, méo

a] Đọc nội dung sau:

- Sắt là kim loại có tính dẻ, dễ uốn, dễ kéo thành sợi, dễ rèn, dập. Sắt màu trắng sáng có ánh kim. Sắt được sản xuất ra từ quặng sắt.

Thép là hợp kim của sắt với cac-bon và một vài thành phần khác. Thép có tính chất tốt hơn sắt: cứng hơn, bền hơn. Có nhiều loại thép khác nhau, trong đó có loại thép không gỉ. Thép được sử dụng là dao, kéo, cày, cuốc, hàng rào, … máy móc, tàu, xe, cầu, đường sắt.

Gang cũng là hợp kim của sắt và các-bon nhưng gang có nhiều các-bon hơn thép, gang rất cứng, giòn không thể uốn hay kéo thành sợi. Gang có thể dùng để làm nồi, chảo.

- Đồng và nhôm đều là kim loại, chúng đều có ánh kim.

Đồng có màu đỏ nâu, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, bền, dễ dát mỏng và kéo thành sợi. Đồng được sử dụng để làm một số đồ điện, dây điện, … Các hợp kim của đồng với thiếc hoặc kẽm được sử dụng làm nồi, mâm, kèn, cồng, chiêng, chế tạo vũ khí, đúc tượng, …

- Nhôm màu trắng bậc, có thể kéo thành sợi, dát mỏng, dẫn điện, dẫn nhiệt, không bị gỉ nhưng bị một số a-xit ăn mòn. Nhôm và hợp kim của nhôm được dùng để làm nồi, vỏ hộp, khung cửa và một số bộ phận của tàu hoả, ô tô, máy bay, tàu thuỷ, …

b. Trả lời câu hỏi: Hãy nêu một số đặc điểm giống và khác nhau giữa sắt, đồng, nhôm

Trả lời:

Một số đặc điểm giống và khác nhau giữa sắt, đồng, nhôm là:

- Giống nhau: đều là kim loại, có ánh kim, dễ kéo thành sợi và dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

- Khác nhau:

+ Sắt: màu trắng sáng, bị gỉ

+ Đồng: màu đỏ nâu, bị gỉ

+ Nhôm: màu trắng bạc, không bị gỉ nhưng bị một số a-xit ăn mòn.

1. Trả lời câu hỏi

a. Tại sao người ta lại làm lưỡi dao, lưỡi kéo bằng thép mà không làm bằng nhôm?

b. Quan sát cánh cửa làm bằng nhôm. So với cánh cửa có cùng hình dạng, kích thước được làm bằng sắt thì cánh cửa nhôm có những ưu điểm và nhược điểm gì?

Trả lời:

a. Người ta lại làm lưỡi dao, lưỡi kéo bằng thép mà không làm bằng nhôm vì: thép cứng hơn sắt, bền hơn sắt và có những loại thép không bị gỉ. Trong khi đó, nhôm dẻo hơn, mềm hơn và bị một số a-xít ăn mòn.

b. So với cánh cửa có cùng hình dạng, kích thước được làm bằng sắt thì cánh cửa nhôm có những ưu điểm và nhược điểm:

+ Ưu điểm: thanh mảnh, nhẹ hơn, đẹp hơn, không bị gỉ

+ Nhược điểm: yếu hơn, dễ bị uốn cong, bẻ gãy

2. Khoanh vào chữ cái đầu câu đúng

A. Do sắt cứng nên khi sử dụng các vật làm từ sắt cần cẩn thận tránh bị gây chấn thương.

B. Tránh để các vật sắc nhọn như dao, kéo gần mép bàn.

C. Tránh đế các mẩu sắt rơi ở nền nhà, sân.

D. Người ta có thể bôi dầu vào một số vật làm từ sắt để tránh gỉ.

E. Chân song sắt, đường sắt được làm từ gang.

Trả lời:

Những câu đúng là:

A. Do sắt cứng nên khi sử dụng các vật làm từ sắt cần cẩn thận tránh bị gây chấn thương.

B. Tránh để các vật sắc nhọn như dao, kéo gần mép bàn.

C. Tránh đế các mẩu sắt rơi ở nền nhà, sân.

D. Người ta có thể bôi dầu vào một số vật làm từ sắt để tránh gỉ.

3. Chơi trò chơi " Ai nhanh, ai đúng" [Thực hành trên lớp học]

4. Hãy nói về cách làm ra một đồ dùng bằng sắt, đồng, nhôm

Trả lời:

Ví dụ: Các bước làm dao Phúc Sen

- Bước 1: Cắt thép và định hình dao

Từ những thanh thép sẽ được cắt theo chiều dài mà bạn muốn làm dao. Sau đó thép sẽ được dùng búa tạ để đập tạo hình dáng cho sản phẩm dao.

- Bước 2: Tôi luyện thép

Tôi luyện thép là phần quan trọng nhất trong quy trình làm dao. Đây là quá trình nung đỏ thép sau đó giữ nhiệt và làm nguội nhanh.

Bước nung đỏ thép để tăng độ bền cho dao

Công đoạn này sẽ giúp cho thép được nâng cao độ cứng bền cho dao. Bí quyết giúp tăng tính mài mòn của dao và tăng độ bền nằm ở nước nhúng dùng để làm nguội nhanh. Chỉ có những người thợ lâu năm và làng nghề truyền thống mới có thể pha chế được nước nhúng và cách nhúng chuẩn mà thôi.

Nước tôi dao được pha từ tro gỗ lim ngâm với nước vôi để qua đêm, sau đó sẽ chắt lấy nước nổi trên bề mặt để làm nước tôi dao. Dao tốt hay cùn phụ thuộc rất nhiều vào loại nước tôi dao và cách đưa lưỡi dao lướt qua nước tôi như thế nào để đạt độ chính xác cao.

- Bước 3: Ram thép

Ram thép là quá trình nung nóng thép đã qua bước tôi dưới nhiệt độ tới hạn, được giữ nhiệt và làm nguội. Bước này chính là sự thể hiện bản lĩnh, kinh nghiệm của người thợ cao tay. Những người thợ cả được tôi luyện đôi mắt đến độ thuần thục. Dùng đôi mắt để cảm nhận và điều khiển đôi tay nện búa cho tới khi đạt yêu cầu.

- Bước 4: Mài dao thành thành phẩm đẹp

Mài dao là bước cuối cùng để chau chuốt sản phẩm cho tinh xảo, và sắc bén. Dao sẽ được mài bằng đá mài khoảng 20 phút, được người thợ cảm nhận bằng tay cho tới khi ưng ý là được.

Thực hiện một số biện pháp để sử dụng an toàn và bảo quản đồ dùng làm bằng sắt, đồng hoặc nhôm có ở nhà em.

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học 5 VNEN hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Video liên quan

Chủ Đề