Nêu bài học triết lí và hình thức thể hiện bài học triết lí ở một câu chuyện ngụ ngôn từ chọn

Tháng Năm 24, 2020 10:45 chiều

Tệp tin:

TRƯỜNG THCS QUẢNG LONG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                  TỔ XÃ HỘI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

       BIÊN BẢN THẢO LUẬN, LỰA CHỌN CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC

NĂM HỌC 2019-2020

  1. THỜI GIAN: 7 giờ 30 phút, ngày 14 tháng  10 năm  2019.
  2. ĐỊA ĐIỂM: Phòng học lớp 8a, Trường THCS Quảng Long.

III. THÀNH PHẦN:  Nhóm  Ngữ Văn

  1. Phan Thị Bình – nhóm trưởng
  2. Nguyễn thị Thương – Thư kí
  3. Nguyễn Thị Thùy Nhung – Thành viên.
  4. NỘI DUNG:
  5. Thông qua các văn bản liên quan:

Tổ/Nhóm trưởng Căn cứ vào công văn 5555 của Bộ, Công văn số 1308/SGDĐT-GDTrH  của Sở GD&ĐT, Kế hoạch năm học  2019-2020 của Phòng GDĐT TX Ba Đồn, của Trường THCS Quảng Long.

  1. Thảo luận, lựa chọn chuyên đề:

Sau khi thảo luận, các thành viên Tổ/Nhóm Ngữ Văn đi đến thống nhất và lựa chọn  chuyên đề dạy học thực hiện trong năm học 2019-2020 như sau:

Chuyên đề: Bài  học về đạo lí và lẽ sống qua các truyện ngụ ngôn

  1. Mục đích, nội dung và kế hoạch thực hiện:
  2. Mục đích:

– Đọc- hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.

– Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.

– Kể lại được truyện.

* Kĩ năng sống:

– Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống.

– Giao tiếp: Phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung, nghệ thuật và bài học của các truyện ngụ ngôn.

*Thái độ:

– Khiêm tốn, biết mình, biết người, không nên chủ quan, kiêu ngạo.Cần học hỏi mở rộng hiểu biết xung quanh.

– Giáo dục học sinh ý thức học tập và thái độ sống với những người xung quanh.

– Hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn.

– Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.

– Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của các truyện ngụ ngôn

– Học sinh hiểu được những bài học về đạo lý và lẽ sống qua những truyện ngụ ngôn.

– Nghệ thuật đặc sắc của truyện:

+ Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người

+ Ẩn bài học triết lí; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.

+ Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, sâu sắc.

+ Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ [ mượn các bộ phận cơ thể để nói chuyện con người ].

– Thời gian thực hiện: Tuần 10,Tháng 11/2018

– Người viết nội dung CĐ: Đ/c Nhung

– Người [dạy] thể nghiệm CĐ:

+ Tiết 1: Đ/c Bình dạy bài Ếch ngồi đáy giếng 31/10/2019 lớp 6A

+ Tiết 2: Đ/c Nhung dạy bài Thầy bói xem voi  31/10/2019 lớp 6B.

Cuộc họp kết thúc vào lúc 10 giờ 15 phút cùng ngày.

       NHÓM TRƯỞNG                                                             THƯ KÝ

Phan Thị Bình                                                        Nguyễn Thị Thương

                                                   NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

Tên chuyên đề: : Bài  học về đạo lí và lẽ sống qua các truyện ngụ ngôn

Lý do thực hiện chuyên đề.

Thực hiện công văn số 1308 của SGDĐT về việc thực hiện chuyên đề.Thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng GD và ĐT Thị xã Ba Đồn và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 của Trường THCS QLong.  Nhóm Ngữ Văn ,Tổ KHXH  đã trao đổi và tiến hành  phân công tiết dạy thể nghiệm  chuyên đề: “Bài  học về đạo lí và lẽ sống qua các truyện ngụ ngôn

Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng: việc giáo dục, răn dạy cho các em những bài học về đạo đức và lẽ sống  trong cuộc sống hàng ngày là rất cần thiết bởi lẽ cuộc sống càng hiện đại , những giá trị đạo đức cứ dần bị mai một. Nếu không giáo dục tốt cho các em những kĩ năng sống cần thiết, những bài học đạo lí làm người tốt đẹp sẽ hướng các em tới một tương lai tươi sáng, một cuộc sống đầy tình người.

Trong thực tế, tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp giáo dục các bài học về dạo đứ và lối sống  sẽ giúp học sinh  tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.

  1. Muc đích thực hiện chuyên đề.

Qua nhiều năm giảng dạy chúng  tôi nhận thấy chuyên đề dạy học này sẽ giúp các em hs hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn.

– Đặc điểm của nhân vật,sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.

– Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của các truyện ngụ ngôn

– Học sinh hiểu được những bài học về đạo lý và lẽ sống qua những truyện ngụ ngôn.

– Nghệ thuật đặc sắc của truyện:

+ Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người

+ Ẩn bài học triết lí; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.

+ Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, sâu sắc.

+ Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ [ mượn các bộ phận cơ thể để nói chuyện con người ]

.3. Nội dung chuyên đề:

* Kĩ năng bài dạy:

– Đọc- hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.

– Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.

– Kể lại được truyện.

* Kĩ năng sống:

– Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống.

– Giao tiếp: Phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung, nghệ thuật và bài học của các truyện ngụ ngôn.

1.3 Thái độ:

– Khiêm tốn, biết mình, biết người, không nên chủ quan, kiêu ngạo.Cần học hỏi mở rộng hiểu biết xung quanh.

– Giáo dục học sinh ý thức học tập và thái độ sống với những người xung quanh

– Thời gian dạy thực nghiệm: từ 25/10/18-5/11/18

– Phân công dạy thực nghiệm:

+ Tiết 1: Đ/c Bình [ Ngày 31/10/2019 Lớp 6A tiết 38]

+ Tiết 2: Đ/c Nhung [ Ngày 31/10/2019 lớp 6B Tiết 39]

 NHÓM TRƯỞNG  CM                                             NGƯỜI VIẾT

Phan Thị Bình                                                  Nguyễn Thị Thương

GIÁO ÁN THỂ HIỆN CHUYÊN ĐỀ: BÀI HỌC VỀ ĐẠO LÍ VÀ LẼ SỐNG

QUA CÁC TRUYỆN NGỤ NGÔN

[ Số tiết thực hiện: 2 ]

1.1 Kiến thức:

– Hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn.

– Đặc điểm của nhân vật,sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.

– Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của các truyện ngụ ngôn

– Học sinh hiểu được những bài học về đạo lý và lẽ sống qua những truyện ngụ ngôn.

– Nghệ thuật đặc sắc của truyện:

+ Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người

+ Ẩn bài học triết lí; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.

+ Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, sâu sắc.

+ Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ [ mượn các bộ phận cơ thể để nói chuyện con người ].

1.2 Kĩ năng:

* Kĩ năng bài dạy:

– Đọc- hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.

– Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.

– Kể lại được truyện.

* Kĩ năng sống:

– Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống.

– Giao tiếp: Phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung, nghệ thuật và bài học của các truyện ngụ ngôn.

1.3 Thái độ:

– Khiêm tốn, biết mình, biết người, không nên chủ quan, kiêu ngạo.Cần học hỏi mở rộng hiểu biết xung quanh.

– Giáo dục học sinh ý thức học tập và thái độ sống với những người xung quanh.

  1. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ:

2.1. Ổn định tổ chức. [1’]

C2.2. Kiểm tra bài cũ: [5’]

? Các em đã được học những câu chuyện cổ tích nào? Những câu chuyện cổ tích đó cho em những bài học nào về đạo lí và lẽ sống.

2.3. Bài mới: [35’]

TIẾT 1

Hoạt động 1: Khởi động:

Gv: Cho học sinh xem một đoạn bài hát: “ Ếch ngồi đáy giếng”

Gv: Dẫn dắt vào chủ đề

Các em thâm mến ! Nhân dân ta đã sáng tạo ra truyền thuyết để giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Sáng tạo ra truyện cổ tích để nói lên ước mơ về những điều tốt đẹp ở đời. Bên cạnh đó nhân dân còn tưởng tượng ra những câu chuyện nhằm khuyên răn cách sống khôn ngoan cho đồng loại, đem đến cho người đọc những bài học bổ ích về đạo lí và lẽ sống ở đời những truyện ấy được gọi là ngụ ngôn.

Hoạt động 2: Giới thiệu chuyên đề:

Tên chuyên đề: Những bài học về đạo lý và lẽ sống qua truyện ngụ ngôn Việt Nam

Thời lượng : 2 tiết [ tiết 38-39]

Tiết 1: Văn bản: Ếch ngồi đáy giếng.

Tiết 2: Văn bản: Thầy bói xem voi

Tổng kết chuyên đề.

Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam “ Ếch ngồi đáy giếng” là một văn bản ngụ ngôn tiêu biểu.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:

TIẾT 38 :                  ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Hoạt động 1:* GV h/dẫn đọc toàn bài : Đọc theo giọng kể, nhấn vào các chi tiết đặc tả hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật với sắc thái mỉa mai, giễu cợt.

? Gọi HS đọc? nhận xét bạn đọc.

– Gv cho hs nghe đoạn đọc mẫu.

? Hãy kể lại câu chuyện theo tranh

? Dựa vào chú thích SGK, em hãy trình bày hiểu biết của mình về truyện ngụ ngôn?

Gv mở rộng: : Trong lịch sử văn học, truyện ngụ ngôn ra đời từ rất sớm. Từ thời cổ đại đã có Ê- dốp, một nhà thơ Hi lạp chuyên viết truyện ngụ ngôn bằng thơ. Sau này có La-phông-ten của Pháp thế kỉ XVII. Ở Việt Nam truyện ngụ ngôn tiêu biểu là của dân gian. Cùng với tục ngữ, truyện ngụ ngôn Việt Nam là pho tượng triết lí dân gian độc đáo.

? Em hiểu thế nào là chúa tể, dềnh lên, nhâng nháo?

? Các chú thích đó giải nghĩa theo mấy cách? Đó là những cách nào.

? Truyện kể dưới hình thức nào.

? Truyện kể về ai? Đặc điểm chung của nhân vật được kể trong truyện?

? Có những sự việc nào liên quan đến nhân vật này? Mỗi sự việc tương ứng với đoạn truyện nào?

? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết? Truyện được kể theo thứ tự nào.

? Từ các yếu tố nhân vật, sự việc, ngôi kể em hãy xđ phương thức biểu đạt của văn bản ENĐG.

I. Đọc-Tìm hiểu chung: [ 10’]1. Đọc, kể.

– Đọc:

– Kể :

2. Tìm hiểu chung.

a. Khái niệm truyện ngụ ngôn:

Là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo, khuyên nhủ, răn dạy con người một bài học nào đó trong cuộc sống.

b. Giải nghĩa từ :[SGK-100]

– Hs trả lời.

– Chúa tể: Kẻ có quyền lực cao nhất, chi phối kẻ khác.

– Dềnh lên: [nước] dâng cao

– Nhâng nháo: ngông nghênh, không coi ai ra gì.

– Từ: “chúa tể”; “nhâng nháo”: trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

– Từ: “dềnh lên”: Đưa ra các từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải thích.

c. Cấu trúc văn bản.

– Truyện kể dưới hình thức văn xuôi.

– Nhân vật: Chú Ếch- là loài vật

– Có 2 Sự việc liên quan đến chú Ếch:

+ Kể chuyện ếch khi ở trong giếng.

+ Kể chuyện ếch khi ra khỏi giếng.

– Ngôi kể thứ ba, thứ tự kể tự nhiên.

– PTBĐ: Tự sự.

Hoạt động 2.? Kể lại sv.

? Khi ở trong giếng cuộc sống của Ếch diễn ra ntn.

? Giải thích nghĩa của từ “ giếng”

?Theo em hiểu thì giếng là một không gian như thế nào.

? Từ đó cuộc sống của Ếch trong giếng là cuộc sống ntn?

? Trong môi trường ấy, ếch ta tự cảm thấy mình như thế nào? Điều đó cho thấy đặc điểm gì trong tính cách của Ếch.

? Kể về Ếch với những nét tính cách như vậy, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì.

? Ở đây chuyện về Ếch ám chỉ chuyện gì về con người

GV: – Môi trường sống hạn hẹp, không gian tù túng, cách li với thế giới bên ngoài, không mở rộng giao tiếp-> Sự hiểu biết nông cạn, không có tầm nhìn xa trông rộng, lại huyênh hoang, kiêu ngạo. Với môi trường hạn, hẹp dễ khiến người ta tưởng mình là nhất, dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất mình.

? Vậy bài học ở đây là gì.

? Đọc thầm, trả lời các câu hỏi

qua phiếu học tập:

* Sống yêu thương, hòa thuận với mọi người chính là KNS biết giao tiếp, ứngxử có văn hóa, chung sống hòa bình. Khi các em có kĩ năng này, các em sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quí.

GV chuyển ý :

Do sống trong môi trường chật hẹp, sự hiểu biết và có cái nhìn về thế giới xung quanh quá hạn hẹp, đơn giản nên Ếch đã nảy sinh tư tưởng chủ quan, kiêu ngạo huênh hoang. Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa Ếch ta ra ngoài. Lúc này, môi trường sống của Ếch ta thế nào? Cách sống của Ếch ra sao?

? Dựa vào tranh kể lại các sự việc khi Ếch ra khỏi giếng.

? Ếch đã ra khỏi giếng bằng cách nào.

? Cái cách ra ngoài ấy là ý muốn khách quan hay ý muốn chủ quan của Ếch.

? Không gian ngoài giếng có gì khác với không gian trong giếng? Ếch có thể làm gì.

? Ếch có nhận ra sự thay đổi đó không? Những cử chỉ nào của ếch chúng tỏ điều đó?

? Vì sao Ếch lại có thái độ “nhâng nháo” và “ chả thèm để ý” gì đến xung quanh như thế.

? Kết cục, chuyện gì đã xảy ra với ếch?

? Theo em, vì sao ếch lại bị giẫm bẹp?

* Thảo luận nhóm [ 2 phút ]

– Nhóm 1+2:

? Nói trời mưa nước lớn, Ếch ra ngoài nên mới chết. Trời mưa là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Ếch đúng hay sai? Nhận xét về cái chết của Ếch.

– Nhóm 3+4

? Có phải truyện kể về chú Ếch để phê phán chú không? Truyện có ý nghĩa gì.

GV chuyển ý: Bây giờ, môi trường sống của Ếchđã thay đổi, bầu trời rộng hơn, xung quanh rộng lớn hơn, thế mà Éch vẫn giữ thói cũ, cứ đi lại nghênh ngang và tưởng như đáy giếng chỉ có những con vật nhỏ bé, còn mình vẫn là chúa tể nên chú phải chấp nhận hậu quả thật đáng tiếc.

? Khi tham gia giao thông ngoài đường, em cần chú ý điều gì?

=>GV chiếu một số hình ảnh về việc học sinh chủ quan khi tham gia giao thông dẫn đến gây cản trở giao thông, vi phạm an toàn giao thông và có thể gây tai nạn.

? Từ câu chuyện, em hãy nhận xét mối quan hệ của cá nhân con người với xã hội, với mọi người [tích hợp môn học Giáo Dục Công Dân: giáo dục cách sống khiêm tốn, hòa đồng, tôn trọng lẫn nhau khi mọi người cùng sinh sống trong một cộng đồng xã hội]
Hoạt động 3

? Em hiểu gì về nghệ thuật kể chuyện ngụ ngôn từ truyện ÊNĐG.

? Đọc văn bản ÊNĐG, em nhận thấy những ngụ ý gì.

? Qua câu chuyện chú Ếch này, em rút ra bài học gì cho bản thân.

? Lấy một ví dụ về tấm gương đi nhiều hiểu biết rộng

Gv chiếu một số hình ảnh về Bác Hồ

Hoạt động 4

? Tìm hai câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất thể hiện nội dung và ý nghĩa của truyện.

? Hãy tìm những thành ngữ gần gũi với nội dung câu chuyện.

? Em hiểu gì về thành ngữ: “ếch ngồi đáy giếng”

? Nghe nhạc đoán tên bài hát

? So sánh với chú Ếch trong bài, em có nhận xét gì không? [Tích hợp môn học Âm Nhạc] – Không phải tất cả mọi chú Ếch đều huênh hoang mà có rất nhiều chú Ếch thật dễ thương [chú có đôi mắt tròn, siêng năng học tập, hòa đồng với những chú Họa Mi, những chú cá Rô…]; quan trọng là mỗi người cần phải biết học hỏi để luôn hoàn thiện bản thân, tránh huênh hoang, kiêu ngạo.

GV liên hệ về sự thay đổi môi trường sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới con người và kết hợp tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường

– Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính mình và thế giới xung quanh; không nên có cái nhìn phiến diện, tư tưởng chủ quan, bảo thủ – Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác bởi những kẻ đó sẽ bị trả giá đắt, có khi bằng cả mạng sống.

– Phải biết hạn chế của mình và phải mở rộng tầm hiểu biết bằng nhiều hình thức khác nhau

V. Vận dụng:

Đề: Từ văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”,viết một đoạn văn về việc nhân dân Việt Nam làm gì để ứng phó với biến đổi khí hậu trong những năm gần đây.

? Kể lại chuyện.

* Trò chơi ô chữ

1. Truyện truyền thuyết, truyện cổ tích thuộc loại truyện gì?

2. Nhân vật TS thuộc kiểu nv gì?

3. Truyện STTT giải thích hiện tượng tự nhiên nào ở nước ta?

4. Chiến công đầu tiên của TS?

5. Đây là ai?

6.Trong truyện EBTM tác giả sử dụng hình thức gì để nv bộc lộ tài năng?

7. Truyện cổ tích thường sử dụng yếu tố gì?

? Em thử đoán xem : Ô chữ hàng dọc gồm 13 chữ cái là chữ gì.

II. Đọc- hiểu văn bản:[ 20’]1. Ếch khi ở trong giếng:

– Cuộc sống: xung quanh chỉ có một vài con nhái, cua, ốc nhỏ..Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp khiến cho các con vật kia rất sợ.

– Giếng: Hố đào thẳng đứng sâu vào lòng đất để lấy nước.

– Không gian: nhỏ bé, chật hẹp, không thay đổi

-> Cuộc sống chật hẹp, trì trệ, đơn giản.

– Ếch ta tưởng bầu trời chỉ bằng cái vung và mình thì oai như một vị chúa tể.

– Ếch là kẻ hiểu biết nông cạn nhưng lại huênh hoang, kiêu ngạo.

– Nghệ thuật: Nhân hóa, hình ảnh gần gũi, quen thuộc gợi nhiều liên tưởng.

=> Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo không biết thực chất về mình.

 – Bài học: Dù hoàn cảnh, môi trường sống hạn chế cũng không được tự bằng lòng, ảo tưởng, ngộ nhận về mình mà phải cố gắng học tập để vươn lên.

? Gia đình em có mấy người?

? Em là con thứ mấy trong gia đình?

? Em có được bố mẹ quan tâm, chăm

sóc nhất nhà không?

? Khi được cả nhà quan tâm, em có

nghĩ mình là người quan trọng nhất [chúa

tể] của gia đình không?

? Em có cách cư xử với mọi người như thế nào?

2. Ếch khi ra ngoài giếng:

– Mưa to, nước tràn giếng đưa ếch ra ngoài

-> Ý muốn khách quan.

– Không gian: với bầu trời rộng lớn khiến ếch ta có thể đi lại khắp nơi.

– Quen thói cũ, cất tiếng kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn bầu trời, chả thèm để ý xung quanh.

– Vì Ếch không tự ý thức về mình,kiêu ngạo và chủ quan.

– Kết cục: Bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

– Nhóm 1+ 2: Trời mưa không phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Ếch mà nguyên nhân chính là do tính kiêu ngạo, chủ quan của Ếch. Cái chết đó là cái giá phải trả cho tính kiêu căng, ngạo mạn của Ếch.

– Nhóm 3+4: Truyện kể về chú Ếch nhưng nói chuyện con người. Phê phán những kẻ hiểu biết nông cạn mà lại huênh hoang. Khuyên nhủ con người phải mở rộng tầm hiểu biết của mình không được chủ quan, kiêu ngạo.

– Khi tham gia giao thông ngoài đường, cần chấp hành đúng qui định về ATGT…

=>Trong xã hôi, con người sống trong cộngđồng, khi hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính mình và thế giới xung quanh; không nên có cái nhìn phiến diện, tư tưởng chủ quan, bảo thủ mà phải biết hạn chế của mình và phải mở rộng tầm hiểu biết bằng nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần sống hòa đồng, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau để cùng nhau phát triển.
III. Tổng kết[ 3’]

1. Nghệ thuật:

– Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.

– Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, đặc sắc.

– Cách kể bất ngờ, hài hước, kín đáo.

2. Nội dung:

– Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng huyênh hoang.

– Khuyên nhủ người ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo.

– Phải biết quan sát thế giới xung quanh, mở rộng tầm hiểu biết, chớ chủ quan, kiêu ngạo.

* Ghi nhớ.

Ví dụ:

Bác Hồ kính yêu của chúng ta, trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, Người đã đi rất nhiều nơi, đến đâu Người cũng học hỏi, tiếp thu có chọn lọc để trở thành tinh hoa văn hóa Hồng Lạc, tinh hoa văn hóa nhân loại..

-Hs xem

IV. Luyện tập:[ 2’]

Bài tập 1:

– Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể

– Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý gì đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

– Coi trời bằng vung.

– Thùng rỗng kêu to.

– Ếch ngồi đáy giếng

– Bài hát : Chú Ếch con.

– Hs kể.

Những năm gần đây, toàn cầu đang đứng trước một số vấn đề đáng quan tâm: Dân số, xung đột sắc tộc, tôn giáo, đặc biệt là vấn đề môi trường. Nhất là khí hậu đang có nhiều biến đổi bất thường. Hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra. Người dân Việt Nam, nhất là người dân Nam Bộ mùa nước lên phải sống chung với lũ, sống trên những nhà nổi mấy tháng liền. Tuy nhiên, nhân dân ta không chủ quan mà luôn tích cực chủ động tìm mọi cách để thích ứng với việc biến đổi khí hậu…

– Dân gian

– Dũng sĩ.

– Lũ lụt.

– Giết Chằn Tinh.

– Thánh Gióng.

– Câu đố.

– Hoang đường.

– Truyện ngụ ngôn.

III. Hoạt động 3. Củng cố: [3’]

* Gv khái quát nội dung bài học bằng bản đồ tư duy.

  1. Hoạt động 4. Hướng dẫn về nhà: [1’]

Bài tập về nhà [phát phiếu học tập]

  • Em hãy vẽ bức tranh mô phỏng hình ảnh chú Ếch theo cảm nhận của em.
    – Yêu cầu: có thể vẽ cá nhân trên giấy A 4 hoặc vẽ theo nhóm từ 2 – 3 em trên giấy A 3. [Tích hợp môn học Mỹ Thuật]

2] Hãy viết một đoạn văn biểu cảm về chú Ếch trong văn bản. Từ đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân trong cuộc sống? [Tích hợp giáo dục kỹ năng sống]

– Học bài, thuộc ghi nhớ.

– Soạn bài: Thầy bói xem voi

TIẾT 39                                        THẦY BÓI XEM VOI

[Truyện ngụ ngôn]

1.Kiến thức:

– Đặc điểm nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.

– Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.

– Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo.

– Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.

– Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.

– Kể diễn cảm truyện Thầy bói xem voi

 3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức liên hệ với các truyện với những tình huống hoàn cảnh thực tế phù hợp

KNS: -Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống

– Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung, nghệ thuật và bài học của truyện ngụ ngôn.

Gv: Soạn bài. Chuẩn bị tài liệu liên quan PTDH: Tranh ảnh, máy chiếu

PP/KT :Động não, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút

Hs:  Soạn bài, đọc kỹ phần chú thích

1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số

2.Kiểm tra bài cũ:  Kể diễn biến truyện “Ếch ngồi đáy giếng” . Nêu ý nghĩa truyện ?    

Hoạt động 1

* Giới thiệu bài: Truyện ngụ ngôn là loại truyện dân gian được mọi người ưa thích không chỉ ở cốt truyện hài hước, dí dỏm mà hơn cả là  nội dung giáo huấn sâu sắc, cách răn  dạy rất tự nhiên, độc đáo.  Ở  “ Ếch ngồi đáy giếng” khuyên chúng ta phải cố  gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. Hôm nay cô trò chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu một  bài học mang đầy ý nghĩa về phương pháp nhận thức  “Thầy bói xem voi”  [Chiếu slide 2]

Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức
Hoạt động 2: Nội dung bài học+ Gv hướng dẫn HS đọc: giọng chậm, rõ ràng, giọng mỗi thầy bói khác nhau nhưng thầy nào cũng quả quyết tự tin.

Gọi học sinh đọc phân vai.

Gọi học sinh tóm tắt:

Tóm tắt: Chuyện kể về năm ông thầy bói cùng nhau xem voi, nhưng mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của voi rồi cùng nhau phán về voi. Thầy bảo voi như con đỉa, thầy bảo voi như cái đòn càn, thầy bảo voi như cái quạt thóc, thầy bảo voi như cột đình, thầy bảo voi như cái chổi sề… . Ai cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai, các thầy xông vào đánh nhau toạc đầu, chảy máu.

Gv hướng dẫn giải thích 1 vài từ khó sgk

Thầy bói : người làm nghề chuyên đoán những việc lành, dữ [ theo mê tín].

Chuyện gẫu: nói chuyện linh tinh cho qua thời gian.

? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì.

?Bố cục văn bản chia làm mấy phần?

Nêu nội dung từng đoạn.

[Chiếu slide]

? Các thầy bói nảy ra ý định xem voi trong hoàn cảnh nào.

– Ế hàng, ngồi tán gẫu với nhau, có voi đi qua, chung tiền biếu người quản voi, xin xem voi.

? Các thầy bói có đặc điểm chung là gì.

– Đều bị mù

– Chưa biết gì về hình thù con voi

? Các thầy bói xem voi bằng cách nào.[chiếu slide]

– Dùng tay để sờ

– Mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của con voi.

? Em hãy nhận xét cách mở truyện.

 Chuyển ý: Cả năm thầy đều rất phấn khởi vì đã tận tay sờ “trăm nghe không  bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ” rất cụ thể , rõ ràng nên ai nấy đều tin vào nhận xét của mình. Vậy thì các thầy phán về voi ra sao. Ta sang phần 2

? Sau khi sờ tận tay các thầy bói phán về voi như thế nào.

– Thầy sờ vòi -> Sun sun như con đỉa

– Thầy sờ ngà -> Chẫn chẫn như cái đòn càn.

–  Thầy  sờ tai -> Bè bè như cái quạt thóc

– Thầy sờ chân -> Sừng sừng như cái cột đình

– Thầy sờ đuôi -> Tun tủn như cái chổi sể cùn

?Khi nhận định về voi của các thầy bói, tác giả dân gian đã dùng biện pháp nghệ thuật gì. Tác dụng?

? Theo em các thầy bói có phán đoán đúng về hình thù con voi không ?

Câu hỏi thảo luận [chiếu slide]

? Tại sao năm thầy bói đã sờ tận tay vào con voi mà lại có ý kiến trái ngược nhau về nó. Họ đã đúng ở chỗ nào, sai ở chỗ nào ?

TL:Cả năm thầy đều đúng, nhưng chỉ đúng với từng bộ phận của cơ thể con voi. Sờ vào một bộ phận của con voi mà đã phán đó là con voi.Từng bộ phận thì đúng nhưng lấy bộ phận để thay cho tổng thể thì trong trường hợp này là sai hoàn toàn. Hình dáng con voi thực sự là tổng hợp những nhận xét của cả năm thầy.

Sai lầm: Phiến diện, dùng bộ phận để nói toàn thể

? Em hãy miêu tả con voi giúp năm ông thầy bói để các ông biết rõ về voi.

TL: Con voi có cái vòi sun sun như con đĩa, đôi ngà thì chần chẫn như cái đòn càn. Tai bè bè như cái quạt thóc. Cái chân sừng sững như cái cột đình. Đuôi thì tun tủn như cái chổi sể cùn.

? Nhận xét về các kiểu câu tác giả dùng trong văn bản và cho biết thái độ của các thầy khi phán về voi như thế nào.

+ Tưởng … thế nào … hoá ra …

+ Không phải, …

+ Đâu có!…

+ Ai bảo !…

+ Các thầy nói không đúng cả! Chính nó…

->Sử dụng  hàng loạt câu  phủ định

? Nguyên nhân nào khiến cho các thầy bói có cách nhìn nhận, phán đoán sai lầm như vậy?

– Do mắt  mù không trực tiếp nhìn thấy

– Nhận thức sai [tư duy sai]

GV: Truyện không nhằm nói cái mù thể chất mà muốn nói đến cái mù về nhận thức và cái mù về phương pháp nhận thức của các thầy bói.

? Truyện chế giễu ai? Chế giễu cái gì?

Truyện chế giễu 5 ông thầy bói và nghề bói và cả những người mê tín dị đoan. Tiếng cười giáo huấn nhẹ nhàng nhưng sâu lắng.

GV: Những ông thầy bói luôn tự xưng mình là những nhà thông thái, biết trước tương lai, nhìn rõ về quá khứ. Nhưng thực chất chỉ là lừa bịp, dối trá gạt người để kiếm lợi mà thôi. Và biết bao nhiêu hệ lụy đã xảy ra khi mê tín dị đoan Trong ca dao cũng đã có rất nhiều bài phê phán thầy bói hết sức thú vị như:

Tử vi xem số cho người.

 Số thầy thì để cho rùi nó bu.

Chập chập rồi lại cheng cheng Con gà trống thiến để riêng cho thầy

Đơm xôi thì đơm cho đầy


Đừng đơm vơi đĩa thánh thầy mất thiêng.

Tích hợp KNS

?Vậy chúng ta có nên tin vào bói toán không? Khi thấy một hiện tượng mê tín dị đoan ta phải làm gì.?

HS tự trả lời[ GV NÊN GỢI Ý TRẢ LỜI]

Chuyển ý: Không còn là cuộc bàn luận vui vẻ nữa mà đã biến thành cuộc khẩu chiến gay gắt, bất phân thắng bại, kết cục sự việc sẽ ra sao

?Từ những nhận thức sai lầm dẫn đến hậu quả gì?

– Không ai chịu ai, xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu .

– Không nhận thức được hình thù  con voi

?Cách kết thúc truyện tác giả dân gian sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của cách kết thúc ấy?

Bài học

? Qua đó ta học được gì khi xem xét sự vật ,sự việc xung quanh.

Phải tìm hiểu sự vật bằng cách thích hợp ,xem xét sự vật một cách toàn thể. Phải biết lắng nghe ý kiến người khác và xem lại ý kiến của mình không nên chủ quan, bảo thủ. Chân lí được giải quyết một cách khoa học, chứ không phải bằng ẩu đả, xô xát.

Liên hệ

? Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải làm gì để có kiến thức, có phương pháp nhận thức tốt nhất khi xem xét sự vật xung quanh.

 – Phải học tập một cách siêng năng, chăm chỉ không ngừng trao dồi kiến thức để tự hoàn thiện bản thân mình để có cách nhìn nhận đúng nhất về vự vật, con người, xung quanh chúng ta

? Qua văn bản vừa học ta thấy tác giả đã sử dụng những nghệ thuật nào?

?Ý nghĩa cuả truyện ?

H/s đọc yêu cầu sgk rồi trả lời

I. Tìm hiểu chung văn bản 1.Đọc – chú thích:

 a. Đọc – tóm tắt

b.Từ khó

2. Thể loại: Truyện ngụ ngôn

Phương thức biểu đạt: Tự sự

3.Bố cục: 3 phần

P1:Từ đầu …sờ đuôi.

-> các thầy bói xem voi

P2: Tiếp ……sể cùn.

-> Các thầy phán về voi

P3 Còn lại

->Kết quả của việc xem voi .

II.Phân tích:

1. Các thầy bói  xem voi

* Hoàn cảnh:

– Nhân buổi ế hàng, ngồi tán gẫu với nhau.

– Có voi đi qua.

* Đặc điểm chung:

– Đều bị mù

– Chưa biết gì về hình thù con voi

* Cách xem voi

– Dùng tay để sờ

– Mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của con voi.

-> Mở truyện ngắn gọn, hấp dẫn

2. Các thầy bói phán về voi

* Phán về hình thù con voi:

– Thầy sờ vòi : Sun sun như con đỉa

– Thầy sờ ngà : Chẫn chẫn như cái đòn càn.

–  Thầy  sờ tai : Bè bè như cái quạt thóc

– Thầy sờ chân: Sừng sừng như cái cột đình.

– Thầy sờ đuôi : Tun tủn như cái chổi sể cùn.

– Sử dụng từ láy tượng hình, so sánh, lặp lại các sự việc -> sự vật trở nên cụ thể, sinh động, nhấn mạnh cách phán về voi.

-> Đúng  được bộ phận nhưng không đúng về  toàn thể

* Thái độ:

– Phủ nhận người khác, khẳng định mình đúng.

– Chủ quan bảo thủ, phiến diện.

-> Sai lầm về phương pháp nhận thức

3.Hậu quả của việc xem và phán về voi

– Không ai chịu ai , xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu .

– Không nhận thức được hình thù  con voi

->Biện pháp nghệ thuật phóng đại, gây cười, tô đậm cái sai lầm lí sự, thái độ bảo thủ của các thầy bói.

=>Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện

III. Tổng kết:

1.Nghệ thuật

Cách giáo huấn nhẹ nhàng, tự nhiên mà sâu sắc:

– Dựng đối thoại, tạo nên tiếng cười hài hước kín đáo.

– Lặp lại các sự việc.

– Nghệ thuật phóng đại.

2. Ý nghĩa:

Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện

*Ghi nhớ: SGK/103

IV/ Luyện tập

Vd: Bạn B chỉ vi phạm 1 lần không soạn bài, lớp trưởng cho rằng bạn ấy học yếu

Bài tập 1 : Chọn  bài học rút ra từ truyện  ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”?

A. Muốn kết luận đúng về sự vật cần xem xét nó một cách toàn diện.

B. Phải có cách xem xét sự vật phù hợp với sự vật đó và phù hợp với mục đích xem xét

C. Phải không ngừng học tập, trau dồi và có phương pháp nhận thức đúng.

 D. Cả A,B và C

Bài tập 2: Xem những tình huống nào ứng với câu thành ngữ “Thầy bói  xem voi”

A. Cô ấy có mái tóc đẹp, bạn kết luận cô ấy đẹp

B. Một lần em không vâng lời mẹ, mẹ trách và em buồn.

C. Bạn An chỉ vi phạm 1 lần không soạn bài, lớp trưởng cho rằng  bạn ấy học yếu.

D. Bạn em hát không hay, cô giáo nói rằng bạn ấy không có năng khiếu về ca hát.

4.Củng cố: Học thuộc ghi nhớ . Nắm ý nghĩa của câu chuyện

  Điểm giống nhau:

Cả 2 truyện đều nêu ra những bài học về nhận thức [ tìm hiểu và đánh giá sự vật, hiện tượng], nhắc người ta không được chủ quan trong việc nhìn sự việc, hiện tượng xung quanh.

* Điểm khác nhau :

Ếch ngồi đáy giếng Thầy bói xem voi
  – “Ếch ngồi đáy giếng”: nhắc nhởcon người ta phải biết mở rộng

tầm hiểu biết của mình, không

được kiêu ngạo, coi thường những

đối tượng xung quanh

– “Thầy bói xem voi”: là bài học về phương pháp tìm hiểu sự vật, hiện tượng. 

-> Những điểm riêng trong hai truyện bổ trợ cho nhau trong bài học về nhận thức.

Chiếu slide bản đồ tư duy                            

– Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự sự việc.

– Nêu ví dụ về trường hợp đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu Thầy bói xem voi và hậu quả của việc đánh giá sai lầm này.

– Soạn bài: “Danh từ” tiếp theo .

Video liên quan

Chủ Đề