Nên học kinh tế đối ngoại hay quản trị kinh doanh

“Điểm khác nhau giữa ngành Kinh tế đối ngoại và Kinh doanh quốc tế là gì?” 
 

Đây là một trong những câu hỏi được nhiều thí sinh trên cả nước đặt ra và được bình chọn nhiều nhất trên ứng dụng Sli.do [ứng dụng tương tác thường được sử dụng trong các sự kiện]. Với ứng dụng này, thí sinh sẽ bình chọn cho câu hỏi nào mà mình quan tâm nhất.

Thắc mắc của thí sinh này được giải đáp tại Ngày hội tuyển sinh năm 2018 của ĐH Ngoại thương. PGS.TS Bùi Thị Lý, Trưởng khoa Quốc tế và Kinh doanh quốc tế đã đưa ra những phân tích, dẫn chứng cụ thể để chỉ rõ được những nét tương đồng và khác biệt giữa 2 ngành này để các thí sinh hiểu rõ. Từ đó lựa chọn ngành đăng ký xét tuyển phù hợp.

PGS.TS Bùi Thị Lý, Trưởng khoa Quốc tế và Kinh doanh quốc tế trả lời những thắc măc của thí sinh trong Ngày hội tuyển sinh. Ảnh: Huyền Trần

“Kinh tế đối ngoại là một chuyên ngành thuộc khoa Kinh tế. Còn Kinh doanh quốc tế là một chương trình đào tạo nằm trong ngành cùng tên gọi. Đây đều là hai ngành thuộc khoa Quốc tế và Kinh doanh quốc tế. Vì thuộc 2 chuyên ngành khác nhau nên nội dung chương trình cũng có những điểm khác nhau.

Điểm khác nhau ở đây là ở ngành Kinh tế đối ngoại sẽ có hàm lượng kiến thức về kinh tế sẽ nhiều hơn so với kinh doanh. Và ngành Kinh doanh Quốc tế thi hàm lượng về kinh doanh sẽ nhiều hơn.

Kinh tế đối ngoại là một chương trình đào tạo từ lâu đã trở thành thương hiệu của trường ĐH Ngoại thương. Ngành Kinh tế của ĐH Ngoại thương có những nét khác biệt so với các trường cũng đào tạo ngành này trên địa bàn Hà Nội. Đ

ó là ở tính ứng dụng thực tế nhiều hơn trong các môn học, chứ không đi sâu vào những môn mang tính chất vĩ mô. Vì vậy những môn học trong ngành Kinh tế sẽ có phần gần gũi với kinh doanh, tiêu biểu như ngành Kinh tế kinh doanh.

Kinh tế đối ngoại là tên tiếng Việt của ngành nhưng chưa bao hàm hết được nội dung chương trình. Do đó, chúng tôi vẫn sử dụng tên gọi tiếng Anh của ngành là International Business Economics. Tên gọi tiếng Anh này cho thấy ngành sẽ bao gồm nội dung Kinh tế ứng dụng và Kinh doanh quốc tế. Còn Kinh doanh quốc tế thì chỉ đơn thuần về kinh doanh.

Vì vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại vừa có thể làm việc ở các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế [các bộ, sở, phòng] nhưng đồng thời cũng có thể làm việc ở các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp.

Thế nhưng nếu các sinh viên học nganh Kinh doanh quốc tế, khi ra trường các bạn sẽ có thiên hướng làm việc trong các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài”, PGS.TS Bùi Thị Lý phân tích.

Rất đông thí sinh tham gia ngày hội. Ảnh: Huyền Trần

- “Chương trình Kinh doanh quốc tế mà theo mô hình tiên tiến của Nhật Bản thì có gì khác so với những chương trình chính quy khác của trường ĐH Ngoại thương?”, học sinh Tuấn Anh hỏi.

Đại diện Viện VJCC đã trả lời thắc mắc này của thí sinh.

“Từ năm 2018, trường ĐH Ngoại thương mở chương trình đào tạo mới đó là chương trình Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến của Nhật Bản. Chương trình này do Viện VJCC phụ trách đào tạo.

Chương trinh được thực hiện nhằm giúp sinh viên có thể tiếp cận nhanh hơn với công việc và thông qua việc thực hành gắn với các doanh nghiệp.

Chương trình được xây dựng dựa trên kiến thức nền của ngành kinh doanh quốc tế của trường ĐH Ngoại thương. Kết hợp với văn hóa của người Việt Nam và phương thức kinh doanh của Nhật Bản. Phương thức kinh doanh của người Nhật Bản mang lại hiệu quả dài hạn trong quá trình kinh doanh.

Trong một năm vừa qua, chương trình này đã mang lại cho sinh viên cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp. Sinh viên ngay từ năm nhất đã được thực hành tại các doanh nghiệp. Năm thứ 2, các sinh viên được chia thành những nhóm nhỏ để thực hành tại các doanh nghiệp, lên kế hoạch kinh doanh cùng với các doanh nghiệp.

Điều này giúp cho sinh viên ra trường sẽ không cần mất khoảng thời gian làm quen với công việc trong môi trường thực tế. Khi ra trường, sinh viên có nhiều hơn cơ hội tìm được công việc mà bản thân ưng ý”, đại diện Viện VJCC cho biết.

- "Việc học song bằng của trường thì em có phải học 2 lần các môn đại cương hay không?" - Nguyễn Công Thành, học sinh lớp 12A2 trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng.

TS Phạm Thu Hương, Trưởng Phòng Đào tạo ĐH Ngoại thương đã giải đáp thắc mắc này.

"Với các sinh viên trường ĐH Ngoại thương thì các em đều có cơ hội được học bằng đại học thứ 2. Ngay sau khi kết thúc học kỳ 1 của năm nhất là các em đã đủ điều kiện để học bằng thứ 2. Các em có thể tự chọn chuyên ngành học cho bằng thứ 2 mà các em mong muốn.

Cấu trúc các ngành học tại trường ĐH Ngoại thương có tính liên ngành. Với sự liên ngành như vậy thì khi em học sang ngành thứ 2 thì tất cả những kiến thức, các môn mà em được học trong chương trình đầu tiên thì đến chương trình thứ 2 sẽ không phải học lại nữa. Em chỉ cần tích lũy thêm những kiến thức, môn học còn thiếu trong chương trình thứ 2.

Khi em tốt nghiệp thí cả 2 bằng này đều có giá trị như nhau, đều là bằng chính quy", TS Phạm Thu Hương cho biết.

Thí sinh thắc mắc học quản trị kinh doanh có phải ra trường làm giám đốc?

“Các thầy cô cho em hỏi học ngành Quản trị kinh doanh ở trường Ngoại thương thì cụ thể là học gì? Và ra trường ...

Ngoài y dược, ngành gì có triển vọng việc làm cho dân khối B?

Nhắc đến khối B, nhiều người chỉ nghĩ đến ngành y dược. Tuy nhiên, dân khối B vẫn có rất nhiều lựa chọn khác bên ...

21-23 điểm khối B, thí sinh nên nộp hồ sơ vào ngành y dược của 17 trường này

Em thi thử chỉ đạt từ 21-23 điểm khối B nhưng em lại rất muốn học ngành y dược. Vậy trường đại học nào có ...

Kinh tế đối ngoại đang là ngành học nhận được sự quan tâm lớn từ các bạn học sinh, sinh viên và cả phụ huynh nhờ có cơ hội việc làm rộng mở và mức thu nhập cao. Vậy, học kinh tế đối ngoại ra làm gì? Trong bài viết này, Blog.TopCV.vn sẽ giới thiệu với bạn những nghề nghiệp, công việc và mức thu nhập của nhân sự ngành kinh tế đối ngoại.

1. Kinh tế đối ngoại là gì?

Là ngành học chuyên về nghiên cứu quan hệ kinh tế và giao thương giữa hai quốc gia trên thế giới, kinh tế đối ngoại đào tạo ra đội ngũ nhân lực đầy nhạy bén và tự tin trước những chuyển dịch của kinh tế toàn cầu. Kinh tế đối ngoại bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại quốc tế, quan hệ tiền tệ, tín dụng quốc tế, đầu tư quốc tế và nhiều dịch vụ khác.

2. Phân biệt kinh tế đối ngoại với kinh tế quốc tế

Học ngành kinh tế đối ngoại ra làm gì? Kinh tế đối ngoại có giống kinh tế quốc tế?

Tổng quan thì kinh tế đối ngoại có vẻ giống với kinh tế quốc tế vì đều thiên về nghiên cứu lý thuyết, mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, lãnh thổ khác nhau. Dù vậy, kinh tế đối ngoại và kinh tế quốc tế vẫn là hai ngành học khác nhau.

Kinh tế quốc tế là ngành nghiên cứu tổng thể về mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, nhằm bảo hộ mậu dịch và thương mại tự do chứ không đại diện cho một quốc gia nào và không có chiến lược, chính sách riêng cho quốc gia nào. Còn kinh tế đối ngoại luôn đại diện cho một quốc gia mà từ đó đưa ra chiến lược, chính sách rõ ràng để bảo hộ quyền lợi cho quốc gia đó và những bên còn lại trong mối quan hệ kinh doanh.

>> Xem thêm: Học kinh tế quốc tế ra làm gì? 7 cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn nhất!

3. Kinh tế đối ngoại học gì?

Học kinh tế đối ngoại ra làm gì? Chương trình học đào tạo những gì?

Những kiến thức, chuyên môn, kỹ năng mà sinh viên học được qua ngành kinh tế đối ngoại đều nhằm một mục đích cuối cùng là tạo ra những chính sách để đem lại lợi ích kinh tế cho quốc gia của mình. Cụ thể, thông qua quá trình đào tạo, các sinh viên sẽ được học những kiến thức như từ cơ bản đến chuyên sâu như:

  • Thương mại quốc tế
  • Đầu tư quốc tế
  • Quản lý thị trường
  • Tỷ giá hối đoái
  • Đầu tư quốc tế
  • Xuất nhập khẩu

Kèm theo đó là những chuyên môn riêng về:

  • Tài chính
  • Marketing
  • Chứng khoán
  • Bảo hiểm
  • Kế toán
  • Luật
  • Vận tải

Tất cả những kiến thức và chuyên môn này đều thuộc về mảng quốc tế.

>> Xem thêm: Các ngành nghề khối A nào dễ xin việc và có lương cao nhất?

4. Học kinh tế đối ngoại ra làm gì?

Sinh viên ngành kinh tế đối ngoại luôn thu hút nhà tuyển dụng nhờ kỹ năng ngoại ngữ và chuyên môn vững vàng. Vậy, sinh viên học kinh tế đối ngoại ra trường làm gì và có nhiều cơ hội việc làm không? Dưới đây là một số công việc thuộc lĩnh vực kinh tế đối ngoại có mức thu nhập hấp dẫn nhất:

Học kinh tế đối ngoại ra làm gì? Các công việc liên quan đến kinh doanh

Nhân viên kinh doanh

Đây là vị trí thuộc về phòng kinh doanh của các công ty, có trách nhiệm tìm kiếm đối tác nước ngoài, thương lượng và thuyết phục họ ký kết hợp đồng mua bán quốc tế. Nhân viên kinh doanh quốc tế là người cần trang bị rất nhiều kỹ năng trong bán hàng, mà điển hình nhất là kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng thuyết phục.

>> Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh quốc tế mới nhất

Chuyên viên xuất nhập khẩu

Đây là chuyên viên làm việc tại phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Họ có trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan đến đơn hàng xuất và nhập khẩu. Công việc của họ bao gồm xử lý thanh toán, quản lý vận chuyển, bảo hiểm hợp đồng,… nhằm vận chuyển hàng hóa đúng tiến độ đề ra.

>> Xem thêm: Việc làm xuất nhập khẩu ổn định lương cao

Nghề nghiệp lý tưởng thuộc ngành kinh tế đối ngoại

Chuyên viên hoạch định chính sách

Đây là vị trí thuộc bộ phận kinh tế đối ngoại hoặc bộ phận hợp tác quốc tế của các đơn vị có liên quan đến kinh doanh quốc tế. Công việc chính là xây dựng và đề xuất những chính sách có lợi cho việc thúc đẩy kinh doanh của đơn vị đó.

Chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy

Ngoài các công việc kể trên thì học kinh tế đối ngoại ra làm gì? Nghiên cứu và giảng dạy chuyên môn và kiến thức kinh tế đối ngoại cũng là một trong những ngành nghề lý tưởng được nhiều người ao ước. Để làm được công việc này, bạn cần có đủ kinh nghiệm làm trong ngành kinh tế đối ngoại và đã tham gia các khóa học đào tạo giảng dạy.

Ngoài các nghề trên, sau khi tốt nghiệp kinh tế đối ngoại, bạn còn có thể làm rất nhiều các công việc trái ngành khác. Bởi sinh viên học kinh tế luôn được rèn luyện kỹ năng nhạy bén, linh hoạt để có thể thích nghi được với mọi điều kiện, mọi ngành nghề.

>> Xem thêm: Sinh viên học kinh tế ra làm gì? Top 10 lựa chọn nghề nghiệp “hot” nhất cho sinh viên kinh tế

5. Học kinh tế đối ngoại ra trường làm việc ở đâu?

Vậy, học kinh tế đối ngoại ra làm gì và học kinh tế đối ngoại có dễ xin việc hay không? Với các công việc kể trên, sau khi tốt nghiệp khoa kinh tế đối ngoại của các trường đại học, bạn có thể công tác tại các đơn vị như:

  • Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực mua bán với đối tác nước ngoài.
  • Các cơ quan quản lý Nhà nước với bộ phận Kinh tế đối ngoại hoặc Hợp tác quốc tế.
  • Các trường đại học, viện nghiên cứu, trường cao đẳng có giảng dạy các môn về kinh tế, thương mại, tài chính,…

6. Mức lương ngành kinh tế đối ngoại

Mức thu nhập đáng ao ước của người làm ngành kinh tế đối ngoại

So với các ngành nghề khác, nhân sự ngành kinh tế đối ngoại có mức lương khá cao. Khởi điểm với sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm là 5 – 7 triệu đồng/tháng. Người làm từ 1 năm, đã nâng cao năng lực kiếm được 7 – 10 triệu đồng. Đối với cấp độ quản lý, nhân sự ngành kinh tế đối ngoại có thể kiếm được 15 – 20 triệu mỗi tháng.

7. Kinh tế đối ngoại học trường nào?

Tìm đến một môi trường tốt và được giảng dạy bởi những chuyên gia về kinh tế là điều kiện tiên quyết để bạn thành công trong ngành kinh tế đối ngoại. Để được học chuyên ngành kinh tế đối ngoại, bạn có thể tìm hiểu thông tin về các trường:

  • Học viện Chính sách và Phát triển
  • ĐH Ngoại Thương
  • ĐH Kinh tế Luật của ĐH Quốc gia TP.HCM

Học kinh tế đối ngoại ra làm gì? Sau khi tốt nghiệp ngành kinh tế đối ngoại, bạn có thể làm các công việc như chuyên viên kinh doanh, chuyên viên xuất nhập khẩu, chuyên viên hoạch định tài chính, giảng dạy, và rất nhiều các công việc trái ngành khác. Để tham khảo thêm thật nhiều việc làm thú vị ngành kinh tế đối ngoại và nhiều ngành khác nữa, bạn đừng quên truy cập website TopCV.vn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề