Nang thanh dịch buồng trứng là gì

Các bác sĩ phụ khoa cho rằng, u nang buồng trứng là căn bệnh phổ biến thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Một số dạng của u nang buồng trứng hoàn toàn không nguy hiểm và dần biến mất. Tuy nhiên, cũng có cả dạng nguy hiểm thậm chí dẫn tới vô sinh.

U nang buồng trứng là những túi chứa đầy dịch ở trong hoặc trên bề mặt của buồng trứng. Mỗi người phụ nữ bình thường có hai buồng trứng hình quả hạnh nằm hai bên tử cung. 

Nhiều người phụ nữ bị u nang buồng trứng nhưng với kích thước nhỏ và không hề gây bất cứ ảnh hưởng hay khó chịu nào, và tồn tại suốt đời của họ. Tuy nhiên một số u nang gây ra triệu chứng nặng, có thể đe dọa tính mạng. 

U nang buồng trứng

Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng các bác sĩ phụ khoa đưa ra 5 nguyên nhân cơ bản:

  • Nếu người phụ nữ đã từng bị sẩy thai thì rất dễ mắc bệnh này
  • Do có kinh sớm hơn bình thường. Đây cũng là tiền đề dẫn đến u nang phát triển.
  • Do nội tiết bị phá hủy
  • Chức năng của tuyến giáp bị giảm là nguyên nhân thứ 4 khiến u nang ở buồng trứng phát triển
  • Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến bệnh lý này có thể đi kèm với sự phá hủy các nang trứng đã chín

U nang buồng trứng thường chỉ được phát hiện khi đi khám phụ khoa, siêu âm một số bệnh khác, hoặc qua kiểm tra sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên có một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng: rối loạn kinh nguyệt như rong kinh, rong huyết, đau bụng… Cơn đau bụng thường không rõ ràng, nên có thể khiến các bạn nữ lầm tưởng với cơn đau “chu kỳ” hay do kinh nguyệt thất thường gây nên… Chính vì thế đi khám phụ khoa định kỳ, kết hợp với siêu âm là biện pháp phòng ngừa quan trọng.

Đau bụng là triệu chứng của u nang buồng trứng nhưng rất dễ nhầm lẫn với đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt

Một số trường hợp mới đầu là u lành tính, nhưng nếu được phát hiện muộn hoặc không tiến hành chữa trị kịp thời có thể dẫn đến u ác tính. Tuy nhiên chỉ có một số ít trường hợp là u ác tính, dễ dẫn đến tử vong. Thỉnh thoảng gặp một số trường hợp gọi là u quái buồng trứng. Những khối u này khi xẻ ra, bên trong có cả tóc, sụn, xương…

Biến chứng thường gặp ở những trường hợp u nang buồng trứng như sau: 

 – Xoắn cuống khối u [gây đau bụng dữ dội] 

 – Vỡ u [ngoài đau bụng, còn gây xuất huyết nội]

– Chèn ép các cơ quan lân cận như đường tiêu hóa [gây rối loạn tiêu hóa], đường tiết niệu, bọng đái [gây khó tiểu, bí tiểu]; hoặc hóa thành u ác tính…

Có rất nhiều cách để chữa u nang buồng trứng. Tuy nhiên phụ thuộc nhiều vào kích thước, các dạng nang, lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của phụ nữ, cũng như các biểu hiện nghiêm trọng của u nang buồng trứng. Chữa bệnh này, tất nhiên cần phải được các bác sĩ chẩn đoán, sau đó tiến hành các phân tích cần thiết.

Đối với u nang buồng trứng lành tính thường là sau phẫu thuật bệnh sẽ dứt điểm, cách phẫu thuật này không làm triệt sản. Đối với phụ nữ lớn tuổi [đã có đủ con, hay sau tuổi mãn kinh] bác sĩ sẽ áp dụng khuynh hướng cắt bỏ khối u lẫn tử cung và phần phụ còn lại.

Còn với nhóm u nang buồng trứng ác tính, cũng có nhiều phương pháp khác nhau trong điều trị. Phẫu thuật cắt bỏ trọn khối u, đồng thời làm xét nghiệm tìm tế bào ung thư di căn được áp dụng cho phụ nữ trẻ, hoặc chưa có đủ số con. 

Đối với phụ nữ lớn tuổi [đã có đủ con], ngoài việc cắt bỏ khối u, còn cắt cả tử cung và cả phần phụ của bên còn lại. Nên nhớ rằng, khi chữa u nang buồng trứng không nên bỏ lỡ thời gian. Điều này đặc biệt quan trọng với những phụ nữ muốn mang thai.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

1. Khối u buồng trứng là gì? – Khối u buồng trứng là các khối u nằm ở vị trí buồng trứng, bao gồm u nguyên phát [dạng đặc hoặc dạng nang] chiếm 90% và u thứ phát do di căn từ xa đến buồng trứng.

– Bệnh có thể gặp ở phụ nữ mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

2. Các dạng u nang buồng trứng thường gặp
– U nang cơ năng:thường là những nang nhỏ, đường kính dưới 5-6cm, tồn tại trong một khoảng thời gian.
– U nang thực thể: phần lớn là u lành tính. Trong đó: + U nang thanh dịch [dịch trong]: có thể gặp ở một hoặc cả hai bên buồng trứng, tỷ lệ ác tính 20-25%. Phát hiện qua thăm khám bụng vùng tiểu khung hoặc siêu âm thấy khối u. + U nang nhầy: u có nhiều thuỳ chứa dịch nhầy đặc, kích thước thường to nhất trong các u buồng trứng. tỷ lệ ác tính dưới 20%. + U nang bì: còn gọi là u quái [teratoma], thường nằm ở một bên buồng trứng chứa các mô như răng, lông, tóc, bã đậu. Nang bì thường lành tính nhưng cũng có thể trở thành ác tính, tỷ lệ ác tính 1-5%. Hay được phát hiện ở lứa tuổi 20-30 tuổi. – U lạc nội mạc tử cung: thường gây thống kinh, hiếm muộn.

– U đặc và u thứ phát có tỷ lệ ác tính cao hơn u dạng nang. Có thể kể đến u thứ phát tại buồng trứng do di căn từ cơ quan khác đến như U Krukenberg do ung thư dạ dày di căn.

3. Khi bị u nang buồng trứng thường có triệu chứng gì?

– Cảm thấy nặng, đau tức vùng chậu hoặc thấy bụng to ra. – Nhiều trường hợp không có triệu chứng chỉ được phát hiện khi thăm khám.

– Khám thấy khối u hạ vị, di động tách biệt với tử cung.

4. Chẩn đoán u nang buồng trứng dựa vào yếu tố nào? – Dựa vào triệu chứng lâm sàng. – Siêu âm. – Xét nghiệm CA125 và HE4.

– Chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ.

5. U nang buồng trứng có nguy hiểm không? – U nang buồng trứng cơ năng thường là u lành tính, có thể tự biến mất và không gây nguy hiểm. – U nang buồng trứng thực thể thường tiến triển chậm, âm thầm qua nhiều năm. Khi triệu chứng rõ rệt tức là u đã to và chèn ép vào các tạng xung quanh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng. – U nang có thể gây ra các biến chứng: + Xoắn nang: cơn đau bụng đột ngột, hay gặp ở bệnh nhân có u bì. + Chèn ép: các tạng trong khu vực tiểu khung bị chèn ép gây đau bụng, tiểu khó. + Vỡ nang: thường xảy ra sau khi khối u buồng trứng bị xoắn không được xử trí kịp thời. + Xuất huyết trong nang. + Ung thư hóa. – U buồng trứng và thai kỳ: + Nếu có tình trạng xoắn nang phải phẫu thuật cấp cứu, nếu nang không xoắn có thể thực hiện phẫu thuật vào đầu quý II của thai kỳ hoặc sau sinh.

+ U nang có thể gây sẩy thai, sinh non, u tiền đạo, ngôi thai bất thường, xoắn u nang sau sinh.

6. Điều trị u nang buồng trứng bằng phương pháp nào?
6.1. Những trường hợp điều trị nội khoa

Thực hiện khám định kỳ đối với các khối u cơ năng

– Đối với khối u cơ năng thực hiện theo dõi, thăm khám sau 3-6 tháng. – Bác sỹ có thể chỉ định thuốc viên tránh thai phối hợp trong thời kỳ theo dõi.

– Nếu u vẫn tồn tại, kích thước trên siêu âm và CA125 không tăng qua các lần kiểm tra thì tiếp tục theo dõi định kỳ hoặc phẫu thuật trong trường hợp có biến chứng

6.2. Những trường hợp điều trị phẫu thuật – Đối với khối u thực thể, phẫu thuật thực hiện khi khối u to nhanh hay nghi ngờ ung thư hoặc khi khối u tồn tại lâu, có triệu chứng do chèn ép. – Tùy đánh giá trước phẫu thuật mà các bác sỹ tư vấn và lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp: nội soi hay mổ mở, cắt khối u buồng trứng hay cắt phần phụ, cắt tử cung nếu kèm theo bệnh lí cần điều trị,… – Nếu nghi ngờ khối u ác tính cần thực hiện xét nghiệm mô bệnh học [cắt lạnh chẩn đoán tức thì hoặc mô bệnh học cổ điển] để xác định bản chất và xét nghiệm máu để định lượng các chất chỉ điểm sinh học khối u. – Thời gian điều trị: + Phẫu thuật nội soi: xuất viện sau 1 – 3 ngày.

+ Phẫu thuật mở: xuất viện sau 4 – 7 ngày.

7. Những điều bạn cần biết trước khi điều trị? – Trước khi thực hiện, bạn và người nhà sẽ được giải thích, tư vấn về dịch vụ và các thông tin chuyên môn. – Nhập viện trước ít nhất 12 giờ, hoặc theo giờ hẹn của bác sỹ. – Mang theo những vật dụng cá nhân cần thiết theo sự hướng dẫn của nhân viên. – Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm tiền phẫu theo chỉ định. – Nhịn ăn uống trước mổ ít nhất 8 giờ. – Thực hiện thụt tháo trước khi phẫu thuật theo hướng dẫn của nhân viên y tế. – Tắm rửa toàn thân bằng xà phòng sát khuẩn.

– Nằm nghỉ ngơi, thư giãn, giữ tinh thần thoải mái.

8. Những điều bạn cần biết trong và sau quá trình điều trị? Ngay sau khi phẫu thuật u nang buồng trứng có thể xảy ra các triệu chứng sau: – Ớn lạnh: cơ thể sẽ thấy lạnh khi thoát khỏi khí gây mê. – Buồn nôn hoặc nôn, tê ở vết mổ. – Đau vết mổ hoặc đôi khi đau hai vai sau phẫu thuật nội soi ổ bụng.

Những triệu chứng này là tương đối bình thường ở người bệnh sau khi trải qua phẫu thuật u nang buồng trứng.

Bạn cần: – Kiểm tra vết thương hằng ngày thay dẫn lưu nếu có: + Vết thương nội soi dán urgo thay băng sau 48h. + Vết thương dán keo sinh học không thay băng chỉ theo dõi hằng ngày. – Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không kiêng khem. – Vận động đi lại nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng trong 3 tuần đầu sau mổ. – Tránh môi trường có nhiều bụi bẩn, chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. – Tắm rửa hằng ngày, vệ sinh vết mổ sau khi tắm xong. – Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ.

– Nên luyện tập nhẹ nhàng bằng việc đi bộ, yoga, thiền,…

9. Bạn nên tái khám khi nào? – Tái khám theo hẹn hoặc khám ngay khi có dấu hiệu bất thường: + Đau bụng nhiều hoặc tăng dần, ra máu âm đạo bất thường. + Vết mổ đau, sưng nề, đỏ kèm sốt. + Dịch âm đạo hôi.

+ Đại tiện, tiểu tiện không tự chủ.

Đội ngũ bác sỹ sản phụ khoa tại FAMILY có trình độ chuyên môn cao, tận tâm giàu kinh nghiệm. Thường xuyên cập nhật và ứng dụng các kỹ thuật y tế tiến tiến nhất trong điều trị bệnh lý phụ khoa cùng với sự hỗ trợ của hệ thống phòng bệnh tiện nghi và chế độ chăm sóc đặc biệt giúp chăm sóc phục hồi sức khỏe toàn diện cho chị em phụ nữ và sản phụ.

Video liên quan

Chủ Đề