Án tử hình được thi hành như thế nào

Trong hệ thống hình phạt được quy định trong luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hình phạt tử hình là hình phạt cuối cùng thể hiện sự nghiêm khắc nhất của pháp luật đối với người phạm tội. Vậy thực hiện án tử hình như thế nào? Chi phí mai táng người bị thi hành án tử hình như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!

  • Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
  • Luật thi hành án hình sự năm 2019;
  • Nghị định 43/2020/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 08/4/2020 quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.

Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 82 Luật thi hành án hình sự năm 2019 thì trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án tử hình được ăn uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 82 Luật thi hành án hình sự năm 2019 thì Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình;

Cán bộ chuyên môn thuộc Công an nhân dân hoặc Quân đội nhân dân tiến hành lăn tay, kiểm tra danh bản, chỉ bản, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu có liên quan; chụp ảnh, ghi hình quá trình làm thủ tục lăn tay, kiểm tra và lập biên bản; báo cáo Hội đồng thi hành án tử hình về kết quả kiểm tra; [Khoản 4 Điều 82 Luật thi hành án hình sự 2019]

Công bố quyết định thi hành án

  •  Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình công bố quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình. [Khoản 4 Điều 82 Luật thi hành án hình sự 2019]
  • Giao các quyết định trên cho người chấp hành án để người đó tự đọc. Trường hợp người chấp hành án không biết chữ, không biết tiếng Việt hoặc không tự mình đọc được thì Hội đồng thi hành án tử hình chỉ định người đọc hoặc phiên dịch các quyết định trên cho người đó nghe. Quá trình công bố và đọc các quyết định phải được chụp ảnh, ghi hình, ghi âm và lưu vào hồ sơ thi hành án tử hình;

Cán bộ chuyên môn do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu chỉ định thực hiện việc thi hành án và báo cáo kết quả cho Chủ tịch Hội đồng; Cán bộ thi hành án chuyển bị đủ 03 liều thuốc [trong đó có 01 liều chính và 02 liều dự phòng, mỗi liều gồm 03 loại thuốc] Điều 6 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc

Bước 1: Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa; bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu.

Bước 2: Tiêm thuốc độc Việc tiêm thuốc sẽ được thực hiện bằng máy có nút bấm, và thứ tự thực hiện như sau:

  • Tiêm thuốc làm mất tri giác.

Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình; phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác; thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác

  • Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.
  • Tiêm thuốc làm ngưng hoạt động tim

Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết; cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình; để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba; Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút; mà người bị thi hành án chưa chết; thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình; ra quyết định tạm dừng thi hành án.

  • Bác sỹ pháp y xác định tình trạng của người đã bị thi hành án tử hình; và báo cáo kết quả cho Hội đồng. Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết; theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền; và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.
  • Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết; báo cáo về quá trình, kết quả thi hành án cho Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan quản lý thi hành án hình sự. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu; làm thủ tục khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án;
  • Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu; có trách nhiệm bảo quản tử thi, tổ chức mai táng; vẽ sơ đồ mộ người đã bị thi hành án. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mai táng có nhiệm vụ phối hợp; với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh; cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu trong việc mai táng; và quản lý mộ của người đã bị thi hành án;
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thông báo cho thân nhân của người đã bị thi hành án biết, trừ trường hợp thân nhân hoặc người đại diện của người bị thi hành án tử hình biết để làm đơn xin nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình.

Theo điều 7 Nghị định 43/2020/NĐ-CP thì chi phí mai táng người bị thi hành án tử hình; bao gồm: 01 quan tài bằng gỗ, 01 bộ quần áo, 04 m vải liệm, hương, nến, rượu, cồn để làm vệ sinh khi liệm tử thi; và các chi phí mai táng khác. Trường hợp thân nhân; hoặc người đại diện hợp pháp của người bị kết án tử hình được nhận tử thi; tro cốt về mai táng thì phải tự chịu chi phí và phải cam kết chấp hành đúng quy định của pháp luật; về bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường. Bài viết trên đây là toàn bộ trình tự thi hành án tử hình theo quy định của pháp luật Việt Nam. Luật sư X rất mong bài viết có ích cho bạn!

Án tử hình là gì?

Tử hình là việc hành quyết một người theo một quy trình luật pháp; như một sự trừng phạt cho một hành động tội phạm. Nó được xem là giải pháp ngăn cản tội ác hữu hiệu nhất; loại trừ vĩnh viễn bị cáo ra khỏi xã hội.

Người nhà được phép nhận thi hài tử tội không?

Sau khi thi hành xong án tử hình, Hội đồng thi hành án sẽ lập biên bản; báo cáo Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan quản lý thi hành án hình sự; và giao Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án làm thủ tục khai tử cho người bị tử hình.
Trong thời hạn 3 ngày sau khi bản án đã được thi hành; trại tạm giam thông báo cho thân nhân của người bị thi hành án tử hình biết; giao cho họ tiền, tài sản và đồ vật khác có liên quan.

Tại sao nên bỏ hình phạt tử hình ở Việt Nam?

Bởi vì hiện nay đang đi ngược lại với tính nhân đạo. Tránh oan sai vô tội

Tòa án cấp sơ thẩm tuyên án tử hình đối với B về tội giết người theo Khoản 1 Điều 123 BLHS. Vậy Thời hạn để bản án tử hình được đưa ra thi hành là bao lâu? Hãy cùng Luật Sư 247 làm rõ vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Luật thi hành án hình sự năm 2019

Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Nghị định 43/2020/NĐ-CP

Tử hình là gì?

Tử hình là việc hành quyết một người theo một quy trình luật pháp như một sự trừng phạt cho một hành động tội phạm. Nó được xem là giải pháp ngăn cản tội ác hữu hiệu nhất. Mục đích của án tử hình không chỉ là để trừng trị kẻ phạm tội ác nghiêm trọng, mà còn là sự cảnh cáo nghiêm khắc nhất với những kẻ có ý định phạm tội tương tự, qua đó hạn chế tối đa những tội ác tương tự tái diễn trong tương lai.

Thẩm quyền ra quyết định thi hành án tử hình?

Điều 77 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định:

1. Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án tử hình. Quyết định phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; bản án, quyết định được thi hành; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án tử hình, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các cơ quan sau đây:

a] Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp;

b] Trại tạm giam nơi người chấp hành án đang bị giam giữ;

c] Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.”

Vậy trong tình huống trên, Tòa án cấp sơ thẩm là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định, và Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án tử hình.

Các văn bản pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về thời hạn đưa bản án tử hình ra thi hành. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện có về thi hành án tử hình; việc xác định thời hạn đưa bản án ra thì hành phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố; bao gồm cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

Điều 367 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

1. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành được thực hiện:

a] Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Chánh án TANDTC và bản án phải được gửi ngay cho Viện trưởng VKSNDTC;

b] Sau khi đã xem xét hồ sơ vụ án để quyết định kháng nghị; hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm; TANDTC phải chuyển hồ sơ vụ án cho VKSNDTC. Trong 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; VKSNDTC phải trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tối cao;

c] Trong 02 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; Chánh án TANDTC; Viện trưởng VKSNDTC phải quyết định kháng nghị; hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;

d] Trong 07 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật; người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước;

đ] Bản án tử hình được thi hành nếu Chánh án TANDTC; và Viện trưởng VKSNDTC không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; hoặc tái thẩm và người bị kết án không có đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước. Trường hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; hoặc tái thẩm mà Hội đồng giám đốc thẩm; Hội đồng tái thẩm TANDTC quyết định không chấp nhận kháng nghị; và giữ nguyên bản án tử hình thì TANDTC phải thông báo ngay cho người bị kết án biết để họ làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình;

e] Trường hợp người bị kết án có đơn xin ân giảm hình phạt tử hình; thì bản án tử hình được thi hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm.

2. Khi có căn cứ quy định tại khoản 3 điều 40 BLHS

Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm không ra quyết định thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án TANDTC để xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án.”

Bản án tử hình được thi hành nếu Chánh án TANDTCvà Viện trưởng VKSNDTC không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; hoặc tái thẩm và người bị kết án không có đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước. Như vậy, thời gian cụ thể mà bản án được thi hành phụ thuộc vào thời gian nghiên cứu hồ sơ và ra Quyết định không kháng nghị của Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC trên thực tế, kèm theo đó là anh B không có đơn xin ân giảm gửi lên Chủ tịch nước hoặc anh B có làm đơn nhưng Chủ tịch nước đã bác đơn của anh B.

Trường hợp 2

Trong trường hợp có kháng nghị của Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC. Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm TANDTC quyết định chấp nhận kháng nghị; và mở phiên tòa Giám đốc thẩm, tái thẩm để xem xét lại bản án. Kết quả của phiên tòa Giám đốc thẩm, tái thẩm trên là không áp dụng hình phạt tử hình đối với anh B thì bản án tử hình của tòa án cấp phúc thẩm sẽ bị hủy bỏ.

Trường hợp 3

Trong trường hợp có kháng nghị của Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC mà Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm TANDTC quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình thì TANDTC phải thông báo ngay cho anh B biết để làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình. Sau đó, anh B sẽ có 7 ngày để làm đơn xin ân giảm gửi lên Chủ tịch nước. Hết thời hạn này nếu anh B không làm đơn xin ân giảm bản án tử hình sẽ được đưa ra thi hành. Nếu trong thời hạn này anh B có làm đơn xin ân giảm nhưng sau đó Chủ tịch nước đã bác đơn này thì Bản án tử hình sẽ được thi hành khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm của anh B.

Ảnh hưởng của một số yếu tố khách quan?

Trên thực tế, có những trường hợp thuốc độc dùng để thi hành án tử hình không có sẵn; hoặc đang chờ sản xuất, vận chuyển từ một vùng hoặc một quốc gia khác. Việc vận chuyển có thể kéo dài nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng; vì thiên tai, sự kiện bất khả kháng làm cản trở quá trình vận chuyển; hoặc ảnh hưởng đến tính năng của thuốc ;[không còn khả năng như ban đầu, suy giảm hoặc bị biến chất]. Ngoài ra, có những trường hợp đang trong thời gian nghiên cứu một loại thuốc mới phù hợp hơn; [do thuốc đang sử dụng gây đau đớn tột độ cho người bị kết án; hoặc phát sinh nhiều trường hợp sau khi tiêm cả 3 mũi vẫn không chết]; thì thời gian để đưa bản án ra thi hành cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Mời bạn xem thêm bài viết:

+HĐTHA tử hình phát hiện người bị kết án 18 tuổi khi phạm tội thì thế nào?

+Thời hiệu thi hành bản án hình sự

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Thời hạn để bản án tử hình được đưa ra thi hành?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Đơn xin nhận tử thi về mai táng cần có những gì?

Họ tên, địa chỉ người nhận tử thi; Quan hệ với người bị thi hành án tử hình [B]; Cam kết đảm bảo yêu cầu về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và tự chịu chi phí. Lưu ý, đơn xin nhận tử thi cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

Giả sử trong quá trình tiêm thuốc độc đã dùng hết các liều thuốc dự phòng mà người bị kết án không chết thì giải quyết như thế nào?

Căn cứ điểm b Khoản 4 Điều 6 Nghị định 43/2020/NĐ-CP, nếu dùng hết các liều thuốc dự phòng [03 liều] mà người bị kết án không chết thì Hội đồng thi hành án tử hình sẽ ra quyết định tạm dừng thi hành án.

5 trên 5 [1 Phiếu]

Video liên quan

Chủ Đề