Nằm xuống chóng mặt là bệnh gì

Tôi 46 tuổi, hay chóng mặt khi nằm xuống. Tình trạng này có phải bệnh, nguy hiểm không, khắc phục thế nào? [Nguyễn Kiều, TP HCM]

Trả lời:

Chóng mặt khi nằm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân hàng đầu là bệnh chóng mặt tư thế kịch phát lành tính. Người bệnh thường chóng mặt khi thay đổi đột ngột tư thế như quay đầu, đang đứng bỗng ngồi, nằm xuống hoặc ngược lại.

Chóng mặt lành tính thường không nguy hiểm và chỉ kéo dài vài phút. Tuy nhiên, chóng mặt tư thế kịch phát lành tính nếu không điều trị kịp thời dễ trở thành mạn tính.

Chóng mặt cũng có thể do các bệnh khác như đau nửa đầu Migraine, bệnh Ménière [bệnh rối loạn ở tai trong], thiếu máu não, mất ngủ, u não, chấn thương não, viêm mê đạo tai, suy tim, xơ vữa động mạch. Cảm cúm, cảm lạnh, say nắng, say rượu bia, căng thẳng quá mức hay suy nhược cơ thể cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Khi chóng mặt, bạn cảm thấy mọi thứ xung quanh di chuyển hoặc xoay tròn, mất thăng bằng, thường chỉ diễn ra 1-2 phút. Người tuổi trung niên và trên 45 tuổi cần thận trọng vì khả năng cao té ngã và chấn thương. Chóng mặt còn thường đi kèm hoa mắt, nhức đầu, mệt mỏi, làm suy giảm chất lượng sống của người bệnh.

Thông tin bạn cung cấp chưa đủ để xác định nguyên nhân, mức độ. Nếu chóng mặt kéo dài, xảy ra nhiều lần, bạn nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh khám. Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và chỉ định xét nghiệm máu, chụp CT, MRI não..., qua đó xác định đúng nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của bạn.

Bác sĩ thường hỏi thông tin như bệnh đang mắc phải, tần suất chóng mặt, trước và sau khi chóng mặt có mệt mỏi hay bất thường gì không. Bạn nên nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh chuyển đổi các tư thế đột ngột. Ăn uống khoa học, ưu tiên rau củ quả, hạn chế cà phê, bia rượu để kiểm soát chóng mặt.

Nếu nằm xuống bị chóng mặt, bạn có tự hỏi liệu tình trạng này có đáng lo ngại không và tại sao nó lại xảy ra? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu lý do trong bài viết này nhé!

Chóng mặt khi nằm xuống khiến bạn có cảm giác bên trong đầu đang quay hoặc cả căn phòng đang quay xung quanh dù tư thế nằm trên giường rất thoải mái. Cảm giác này có thể kéo dài từ vài giây đến nhiều giờ. Nếu bạn bị chóng mặt nặng, tình trạng này có thể kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng.

Nằm xuống bị chóng mặt hiếm khi nghiêm trọng, trừ khi khiến bạn vô tình lăn và té ngã ra khỏi giường. Tình trạng này còn khiến bạn không thể ngủ đủ giấc và thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.

Triệu chứng chóng mặt khi nằm xuống có thể đi kèm:

  • Chóng mặt đột ngột khi vừa nằm xuống, có cảm giác bản thân hoặc căn phòng đang quay cuồng và chuyển động
  • Chóng mặt với các chuyển động cụ thể của mắt xảy ra khi bạn nằm ngửa, đầu quay sang một bên và hơi nghiêng qua mép giường
  • Mất thăng bằng
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Ù tai
  • Nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng
  • Mạch đập nhanh
  • Hạ huyết áp
  • Mệt mỏi
  • Mất ngủ.

Các triệu chứng chóng mặt khi nằm có thể xuất hiện và kéo dài dưới một phút, thường đi kèm với chuyển động mắt bất thường. Tình trạng này đôi khi biến mất một thời gian rồi tái phát trở lại.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ nếu tình trạng chóng mặt tái phát, đột ngột, dữ dội, kéo dài và không rõ nguyên nhân; hoặc kèm theo bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Đau đầu dữ dội
  • Sốt
  • Nhìn đôi hoặc mất thị lực
  • Mất thính lực
  • Khó nói
  • Yếu chân hoặc tay
  • Mất ý thức
  • Ngã hoặc đi lại khó khăn
  • Tê hoặc ngứa ran.

Các dấu hiệu ở trên có thể báo hiệu vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn và cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân khiến bạn bị chóng mặt khi nằm

Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính [BPPV]

Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính [BPPV] là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chóng mặt khi nằm.

Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính thường gây ra các đợt chóng mặt từ nhẹ đến dữ dội trong thời gian ngắn. Tình trạng này làm bạn bị chóng mặt khi nằm xuống và ngồi dậy, khi ngẩng đầu lên hoặc cúi xuống, hoặc khi trở mình trên giường.

Chấn thương đầu

Chấn thương đầu hay chấn thương sọ não có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt khi nằm nghiêng bên phải hoặc bên trái, tuỳ theo vùng đầu bị tổn thương.

Các nguyên nhân hiếm gặp khác

Có một số trường hợp chóng mặt khi nằm không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, một số tình trạng hiếm gặp sau đây có thể là nguyên nhân khiến bạn bị chóng mặt, đặc biệt là khi nằm xuống:

  • Bệnh Meniere, một tình trạng hiếm gặp ở tai trong có thể gây chóng mặt nghiêm trọng, giảm thính lực hoặc ù tai
  • Viêm mê cung, là một bệnh nhiễm trùng tai trong do virus cúm hoặc cảm lạnh gây ra
  • Viêm dây thần kinh tiền đình
  • Đau nửa đầu
  • Căng thẳng thần kinh kéo dài
  • Nằm xuống trong thời gian dài
  • Lạm dụng rượu, bia, thuốc lá và chất kích thích khác
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Các yếu tố nguy cơ

Chóng mặt khi nằm có thể xảy ra ở mọi người thuộc mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất là người trung niên từ 50 tuổi trở lên, nữ nhiều hơn nam. Khi có chấn thương đầu hoặc bất kỳ rối loạn nào của các cơ quan thăng bằng trong tai sẽ khiến bạn dễ bị chóng mặt hơn.

Cách xác định nguyên nhân bị chóng mặt khi nằm

Bác sĩ có thể bắt đầu chẩn đoán bệnh bằng cách loại trừ tất cả các tình trạng bệnh về tim mạch, hô hấp, thần kinh hay não nào có thể là nguyên nhân gây chóng mặt. Sau đó, họ yêu cầu bệnh nhân nằm xuống di chuyển mắt và đầu để tìm ra chuyển động nào kích hoạt triệu chứng chóng mặt khi nằm.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây chóng mặt, chẳng hạn như:

  • Kỹ thuật ghi điện tử [ENG] hoặc điện tử ghi âm [VNG] để phát hiện chuyển động bất thường của mắt.
  • Chụp cộng hưởng từ [MRI] là sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh cắt ngang của đầu và cơ thể. MRI có thể được thực hiện để loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây chóng mặt.

Chóng mặt khi nằm phải làm sao?

Chóng mặt khi nằm thường lành tính và có thể tự khỏi trong vòng vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đề nghị điều trị nếu tình trạng này làm ảnh hưởng đến cuộc sống và giấc ngủ của bệnh nhân. Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Nếu đây là triệu chứng của chứng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, bác sĩ có thể thực hiện quy trình định vị lại ống tủy. Trong quá trình này, họ định vị lại các hạt liên quan đến một loạt chuyển động vật lý làm thay đổi vị trí của đầu và cơ thể gây chóng mặt. Trong một số trường hợp hiếm hoi, khi thủ thuật đặt lại ống tủy không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật thắt ống tủy.

Song song đó, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc để trị chống chóng mặt với 2 nhóm chính. Một là nhóm ức chế tiền đình, khi sử dụng người bệnh sẽ cảm thấy đỡ chóng mặt nhưng không nên dùng lâu dài và chỉ dùng khi được bác sĩ kê đơn. Hai là thuốc có hoạt chất acetyl leucine hỗ trợ quá trình tự phục hồi cân bằng, người bệnh có thể dùng mà không cần kê đơn, có hiệu quả, ít tác dụng phụ.

Bên cạnh đó, bệnh nhân nên thay đổi lối sống để giảm chóng mặt, cụ thể như sau:

  • Tránh thay đổi tư thế và di chuyển đầu đột ngột khi nằm
  • Tránh các cử động mắt, chẳng hạn như nhìn lên, có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt khi nằm
  • Duy trì chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc căng thẳng quá độ
  • Ăn uống lành mạnh và tập thể dục thể thao thường xuyên
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất kích thích khác
  • Nếu chóng mặt do bệnh đau nửa đầu thì nên tránh một số các loại thực phẩm có khả năng kích hoạt cơn đau như socola, bột ngọt [mì chính]…
  • Sử dụng ánh sáng tốt nếu bạn thức dậy vào ban đêm
  • Đi bộ bằng gậy để ổn định nếu bạn có nguy cơ bị ngã
  • Phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng một cách hiệu quả.

Bạn có thể quan tâm: Những bài tập ở cổ giúp điều trị chóng mặt

Tình trạng chóng mặt khi nằm có thể tái phát ngay cả sau khi điều trị thành công. Mặc dù không có cách chữa trị dứt điểm nhưng tình trạng này có thể được kiểm soát tốt nếu tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và những mẹo kể trên.

Tai sao lại chóng mặt khi đứng dậy?

Nguyên nhân là do khi đứng dậy, cơ chân hoạt động đột ngột sẽ làm máu dồn về chân, gây giảm tạm thời máu lưu thông lên não, gây cảm giác choáng, chóng mặt. Hạ huyết áp thế đứng ban đầu [IOH] thường gặp hơn ở phụ nữ trẻ. Mặc dù tình trạng này không nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Làm sao để hết bị chóng mặt?

Dưới đây là những phương pháp tự nhiên có thể làm giảm chóng mặt một cách hiệu quả, theo boldsky..

Uống nhiều nước. Nước được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất có thể giúp bạn thoát khỏi chóng mặt. ... .

Uống nước chanh pha đường. ... .

Uống trà gừng. ... .

Hít thở sâu. ... .

Ăn sữa chua. ... .

Ăn. ... .

Nghỉ ngơi..

Tai sao thiếu ngủ lại chóng mặt?

Khi mất ngủ, tình trạng sức khỏe của bạn sẽ bị giảm sút, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, không tỉnh táo, mất tập trung… nếu cứ kéo dài sẽ khiến bạn trở nên kiệt sức, dễ chóng mặt. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến hoạt động của não bộ bị suy giảm, đầu óc lúc nào cũng lơ mơ, không tập trung vào công việc.

Chóng mặt buồn nôn thì phải làm gì?

Khi xảy ra cơn chóng mặt, cần bình tĩnh, nhắm mắt, hạn chế xoay đầu và tìm tư thế thích hợp để nghỉ ngơi. Nếu có cảm giác buồn nôn, nên kiềm nén bằng cách hít thở sâu và tập trung vào nhịp thở. Chỉ cần tuân thủ như vậy, cơn chóng mặt sẽ nhanh chóng thuyên giảm trong vài phút.

Chủ Đề