Mức lương trung bình của người hàn quốc năm 2024

Công ty Cổ phần Đầu tư và Cung ứng Nhân lực Năm Châu [Nam Chau IMS] là một trong những đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực tư vấn du học & xuất khẩu lao động.

Liên kết với nhiều thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc ...trong những năm qua chúng tôi đã đồng hành cùng rất nhiều học sinh và thực tập sinh, tiếp bước cho các em có thể học tập và làm việc thật tốt bên nước bạn.

Tuy chưa thể đạt được tới mức bình đẳng tuy nhiên khoảng cách về mức lương cũng như tỷ lệ việc làm giữa nam giới và nữ giới tại Hàn Quốc đang ngày càng được cải thiện hơn. Trong đó, năm ngoái mức lương theo giờ của tất cả lao động nữ Hàn Quốc đã tăng lên bằng 70% so với mức lương nam giới nhận được và khoảng cách về tỷ lệ việc làm cũng thu hẹp xuống dưới 20 điểm phần trăm.

Bộ Bình đẳng giới và Gia đình và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã xuất bản 'Sách trắng về hoạt động kinh tế của phụ nữ năm 2023' vào ngày 27, trong đó tóm tắt những đặc điểm và thay đổi trong hoạt động kinh tế của nữ giới ở Hàn Quốc.

Sách trắng được xuất bản lần đầu tiên trong năm nay theo 'Đạo luật thúc đẩy hoạt động kinh tế của phụ nữ và ngăn ngừa gián đoạn nghề nghiệp', đã được sửa đổi hoàn toàn vào năm 2021, sẽ được phát hành dưới dạng báo cáo thường niên hàng năm kể từ năm 2023.

Theo báo cáo, mức lương theo giờ của tất cả lao động nữ năm ngoái, bao gồm cả lao động thường xuyên và không thường xuyên, là 18.113 won [khoảng 340 nghìn VNĐ], tương đương 70% so với nam giới [25.886 won].

Mức lương theo giờ của tất cả lao động nữ so với lương của nam giới có xu hướng thu hẹp dần, từ mức 64,8% vào năm 2012; 65,9% vào năm 2017; 69,8% vào năm 2021 và 70% vào năm ngoái [2022].

Mức lương trung bình hàng tháng của lao động nữ đã tăng 868.000 won từ 1,815 triệu won năm 2012 lên 2,683 triệu won [khoảng 50,52 triệu VNĐ] vào năm 2022.

Trong cùng thời gian, mức lương của lao động nam đã tăng 1.153.000 won từ 2.974.000 won lên 4.127.000 won [khoảng 77,72 triệu VNĐ].

Tính đến năm 2020, mức lương bình quân của nữ đối với lao động chính thức và lao động phi chính thức lần lượt bằng 71,3% và 73,3% so với nam giới.

Khoảng cách về tỷ lệ việc làm theo giới cũng thu hẹp từ 22,5 điểm phần trăm năm 2012 xuống còn 18,6 điểm phần trăm vào năm ngoái.

Điều này là do tỷ lệ việc làm của nam giới không biến động quá nhiều, duy trì ở mức 70% trong khi tỷ lệ việc làm của nữ giới lại tăng đều đặn.

Trừ giai đoạn 2020~2021 thời kỳ dịch Covid-19, tỷ lệ việc làm của nữ giới đã tăng qua các năm từ 48,6% năm 2012 lên 52,9% vào năm 2022.

Mặt khác, tỷ lệ nam giới có việc làm chỉ tăng nhẹ từ 71,1% so với cùng kỳ lên chỉ còn 71,5%.

Đường cong M, nơi tỷ lệ việc làm của phụ nữ giảm mạnh khi bước vào thời kỳ sinh và nuôi con, cũng đã giảm bớt.

Tỷ lệ việc làm của phụ nữ ở độ tuổi 30~34, thời điểm phụ nữ Hàn Quốc thường xin nghỉ việc để sinh con, đã tăng từ 54,9% năm 2012 lên 68,5% vào năm 2022.

Trong cùng thời gian, tỷ lệ có việc làm của nữ giới từ 35~39 tuổi cũng tăng từ 54,3% lên 60,5%.

Năm ngoái, số lao động nữ giới nghỉ việc là 1.397.000 người, giảm 3,5% [51.000] so với năm trước đó. Lý do phổ biến nhất khiến những người này phải nghỉ việc là do chăm sóc trẻ em [597.000 người]. Tiếp theo là hôn nhân [368.000 người], mang thai/sinh con [318.000 người] và chăm sóc gia đình [64.000 người].

Ngành có nhiều lao động nữ làm việc nhất là ngành y tế và dịch vụ phúc lợi xã hội, chiếm 18,3% [2,229 triệu người] trong tổng số.

Tiếp theo là ngành bán buôn và bán lẻ ở mức 12,7% [1,545 triệu người], và ngành lưu trú và nhà hàng ở mức 11,0% [1,333 triệu người].

Ngành có tỷ lệ giám đốc/lãnh đạo là nữ cao nhất là ngành lưu trú và nhà hàng [58,5%]. Tiếp theo là ngành dịch vụ giáo dục [57,5%], các hiệp hội và tổ chức, ngành sửa chữa và dịch vụ cá nhân khác [49,3%].

Một quan chức của Bộ Bình đẳng giới và Gia đình cho biết: "Vì đây là cuộc khảo sát đầu tiên được thực hiện về các hoạt động kinh tế của nữ giới nên chúng tôi tập trung vào việc thể hiện các đặc điểm trong công việc của phụ nữ. Bắt đầu từ năm tới, chúng tôi sẽ phân tích sâu các xu hướng liên quan và cố gắng thông báo các chính sách mới sẽ được thực hiện"

Cục Quản lý lao động ngoài nước [Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội] cho biết, từ ngày 1/1/2024, Hàn Quốc chính thức áp dụng mức lương tối thiểu đã được Ủy ban Lương tối thiểu của Hàn Quốc thông báo vào ngày 19/7/2023.

Cụ thể, mức lương tối thiểu tính theo giờ là 9.860 won, tăng 240 won, tương đương tỷ lệ tăng 2,5% so mức lương tối thiểu năm 2023. Mức lương tối thiểu tính theo tháng [theo tiêu chuẩn 40 giờ/tuần, 209 giờ/tháng] là 2.0660.740 won.

Mức lương tối thiểu tính theo giờ là 9.860 won, tăng 240 won, tương đương tỷ lệ tăng 2,5% so với mức lương tối thiểu năm 2023. Mức lương tối thiểu tính theo tháng [theo tiêu chuẩn 40 giờ/tuần, 209 giờ/tháng] là 2.0660.740 won.

Thời gian áp dụng mức lương tối thiểu này từ ngày 1/1/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

Phạm vi áp dụng đồng nhất trong tất cả doanh nghiệp không phân biệt loại hình doanh nghiệp.

Hàn Quốc là một trong nhóm ba thị trường lao động trọng điểm, thu hút nhiều người lao động Việt Nam với mức lương cao, chi phí xuất cảnh thấp và môi trường làm việc khá tốt. Hiện nay, có nhiều hình thức khác nhau để đi làm việc tại Hàn Quốc.

Thứ nhất, người lao động có thể đi làm việc theo chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc [chương trình EPS]. Đây là kênh phái cử lao động chủ yếu sang Hàn Quốc. Từ năm 2004 đến nay, có hơn 100 nghìn lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc. Hiện có gần 28 nghìn lao động đang làm việc [visa E9] tại Hàn Quốc theo chương trình này.

Thứ hai, lao động đi làm việc theo diện lao động kỹ thuật [visa E7] đi làm việc qua hợp đồng cá nhân ký trực tiếp với doanh nghiệp Hàn Quốc, hoặc thông qua các hợp đồng cung ứng lao động ký giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác Hàn Quốc. Trong đó, từ năm 2019, thông qua Thỏa thuận hợp tác về lao động, thợ hàn đóng tàu Việt Nam đã sang làm việc tại Hàn Quốc trong lĩnh vực đóng tàu nằm trong Chương trình hợp tác lao động kỹ thuật [E-7] giữa hai nước.

Bên cạnh đó, người lao động đang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS cũng có thể thi để chuyển đổi sang lao động kỹ thuật với visa E7.

Thứ ba, người lao động đi làm thuyền viên trên các tàu đánh cá gần bờ và tàu cá xa bờ theo các hợp đồng cung ứng thuyền viên ký giữa doanh nghiệp Việt Nam và các chủ tàu Hàn Quốc. Hiện có gần 10 nghìn thuyền viên Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc. Mức lương của họ trên các tàu đánh cá xa bờ từ 450-550 USD/tháng và tàu cá gần bờ là 1.400 USD/tháng.

Thứ tư,người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước.

Trong năm 2023, số lao động Việt Nam đi làm việc ở Hàn Quốc đạt 11.626 người, trong đó có 1.073 lao động nữ.

Lương trung bình 1 tháng ở Hàn Quốc là bao nhiêu?

Theo thống kê mới nhất năm 2023, mức lương trung bình 1 tháng ở Hàn Quốc là 2.010.580 KRW, còn mức lương trung bình theo giờ là 9.620 KRW. Mức lương trung bình tăng khoảng 5% so với năm ngoái, đạt khoảng 41 triệu đồng.

Ngành cơ khí ở Hàn Quốc lương bao nhiêu?

Lao động làm việc trong những ngành như cơ khí, máy móc, điện, điện tử thường được nhận mức lương khá cao, khoảng từ 30 – 40 triệu đồng/tháng.

Làm xây dựng tại Hàn Quốc lương bao nhiêu?

Mức lương cao: Thống kê cho thấy mức lương của người lao động xuất khẩu lao động Hàn Quốc ngành xây dựng dao động ở mức 1.200 – 1.800 USD/tháng. Đây chính là cơ hội gia tăng thu nhập, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người lao động.

Sản xuất chế tạo Hàn Quốc lương bao nhiêu?

Mức lương cơ bản khi xuất khẩu lao động Hàn Quốc Đây tương đương với khoảng 27-30 triệu đồng/tháng tại Việt Nam. Thời gian làm việc bao gồm 5 ngày/tuần, mỗi ngày 8 giờ làm việc. Mức lương cơ bản này không có dấu hiệu biến đổi đáng kể trong tương lai, nhưng nó có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí và ngành nghề cụ thể.

Chủ Đề