Mức lương trung bình cho mỗi người ở việt nam

Dựa trên báo cáo của các doanh nghiệp, tiền lương bình quân của người lao động năm 2021 ước đạt 7,84 triệu đồng/tháng, tăng 4% so với năm 2020.

Tiền lương bình quân của người lao động năm 2021 ước đạt 7,84 triệu đồng/tháng. Ảnh minh hoạ HN

Ông Nguyễn Huy Hưng - Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương [Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội] cho biết, năm nay, có 41.339 doanh nghiệp có báo cáo, tương ứng với 3,83 triệu lao động [chiếm 15,9% tổng số lao động làm công hưởng lương trên cả nước] về tình hình tiền lương.

Dựa trên báo cáo của các doanh nghiệp, tiền lương bình quân của người lao động ước đạt 7,84 triệu đồng/tháng, tăng 4% so với năm 2020 [7,54 triệu đồng/tháng] và tăng 0,9% so với năm 2019 [7,77 triệu đồng/tháng].

Theo loại hình doanh nghiệp, Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có mức tiền lương năm 2021 là 9,13 triệu đồng/tháng, tương đương với năm 2020.

Tiền lương của doanh nghiệp dân doanh trung bình là là 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 5% so với năm 2020 [7,13 triệu đồng/tháng], tăng 3,4% so với năm 2019 [7,25 triệu đồng/tháng].

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có mức tiền lương trung bình là 8,26 triệu đồng/tháng, tăng 2% so với năm 2020 [8,12 triệu đồng/tháng], và giảm 2,4% so với năm 2019 [8,46 triệu đồng/tháng].

Bắt đầu từ ngày 1.4 tới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ khảo sát nhiều doanh nghiệp trên cả nước để thu thập thông tin về tình hình lao động, tiền lương làm cơ sở cho việc đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2023.

Việc khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhằm cung cấp cơ sở cho việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2023 và hoạch định chính sách về lao động, tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp.

Theo kế hoạch, việc khảo sát sẽ được tiến hành tại 2.000 doanh nghiệp ở 18 tỉnh, thành phố đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước có số lượng doanh nghiệp lớn, thị trường lao động phát triển.

Trong đó, 3 địa phương có số doanh nghiệp được khảo sát nhiều nhất là TP.Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và TP.Đà Nẵng với mức 150 doanh nghiệp/thành phố.

Theo báo cáo Tổng chỉ số nguồn nhân lực Việt Nam 2022 do Tập đoàn tuyển dụng đa quốc gia ManpowerGroup vừa công bố, Việt Nam hiện xếp thứ 47 trên 60 thị trường lao động toàn cầu [được khảo sát]; đồng thời xếp cuối cùng trong số 11 quốc gia thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Đáng chú ý, trong số 10 thị trường lao động hàng đầu thế giới năm 2022 có 3 quốc gia thuộc cùng khu vực Đông Nam Á với Việt Nam được xướng tên là Singapore, Philippines và Malaysia. 7 quốc gia khác là những cái tên thường xuyên xuất hiện như Mỹ, Canada, Ireland, Úc, Anh, Israel và Mexico.

Báo cáo cho biết, Việt Nam hiện có một lực lượng lao động dồi dào với khoảng 50,74 triệu người trong độ tuổi lao động. Các chuyên gia của ManpowerGroup nhận định, việc sở hữu một nguồn cung lao động trẻ và dồi dào khi nhiều quốc gia đang phải đau đầu giải quyết vấn đề già hóa dân số là một trong những lý do khiến thị trường Việt nam được đánh giá cao bởi các nhà đầu tư nước ngoài.

Một chỉ số đáng lưu ý khác của lao động Việt Nam là tỷ lệ lao động phi chính thức chiếm đến 55% tổng lực lượng lao động. Lao động phi chính thức thường không có hợp đồng lao động và khả năng được bảo hiểm xã hội rất hạn chế.

Tiền lương trung bình của người lao động Việt Nam 6,5 triệu đồng/tháng

Theo Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2020 - 2021 đã chứng kiến tỷ lệ lao động phi chính thức tăng cao. Việc chuyển đổi lao động phi chính thức sang chính thức để giúp họ đảm bảo an sinh việc làm và khai thác hết tiềm năng của nhóm lao động này sẽ là một thách thức lớn đối với Chính phủ.

Đồng thời, trình độ kỹ năng tiếp tục được đề cập là một trong những điểm yếu lao động Việt Nam cần khắc phục để vươn lên sánh ngang với các thị trường khác. Theo đó, mặc dù có tỷ lệ phổ cập giáo dục cao [khoảng 88%], số người lao động có trình độ tay nghề hay chuyên môn cao chỉ chiếm khoảng 11,67%, gần như không đổi so với ba năm trước.

Hơn hết, các kỹ năng mềm, trong đó có khả năng ngoại ngữ của lao động Việt Nam rất thấp, theo báo cáo Tổng chỉ số nguồn nhân lực Việt Nam 2022, tỷ lệ lao động Việt Nam đủ trình độ tiếng Anh để làm việc chỉ chiếm 5% lực lượng lao động. Tỷ lệ này là khá thấp so với các quốc gia không nói tiếng Anh khác trong khu vực như Indonesia [10%], Malaysia [21%], Thái Lan [27%].

Chi phí lao động rẻ đã không còn nhiều hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài

Cũng theo báo cáo của ManpowerGroup, mức thu nhập trung bình tháng của người lao động Việt Nam hiện là 275 USD, tương đương với 6.545.000 đồng. Đây được đánh giá là mức chi phí lao động tương đối hấp dẫn và đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng lao động, góp phần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

"Tuy nhiên, nếu so sánh giữa hai thị trường, một là Việt Nam với chi phí rẻ [mức lương trung bình tháng của lao động là 275 USD] nhưng trình độ kỹ năng lao động thấp [11,6% lao động tay nghề cao] và một thị trường khác ví dụ, Philippines với mức lương trung bình tháng của lao động nhỉnh hơn 1 chút [283 USD] nhưng trình độ kỹ năng cao hơn hẳn [18,5% lao động tay nghề cao], thì rõ ràng lao động của chúng ta kém hấp dẫn nhà đầu tư hơn", chuyên gia của ManpowerGroup nhận định.

Bên cạnh đó, ở tầm vĩ mô, tập đoàn tuyển dụng đa quốc gia này ghi nhận, các quy định hiện hành của luật pháp Việt Nam về việc quản lý và sử dụng lao động đang tương đối linh hoạt. Trong đó, Việt Nam cho phép doanh nghiệp được ký hợp đồng lao động với thời hạn tối đa là 36 tháng, đồng thời doanh nghiệp hoàn toàn có thể ký kết hợp tác và sử dụng nhà thầu phụ.

Chính phủ Việt Nam đang ngày càng tạo điều kiện cho các hoạt động giao thương quốc tế, thông qua việc đẩy mạnh các chính sách mở cửa. Hiện nay Việt Nam đang miễn thị thực khi nhập cảnh cho 63 quốc gia, tăng thêm 15 nước so với năm 2021. Chính sách trên được đánh giá đã tạo điều kiện lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài có dự định hoạt động tại Việt Nam.

ManpowerGroup khẳng định: Về tổng thể, thị trường lao động Việt Nam đang có yêu cầu cấp thiết là nâng cao kỹ năng để có thể thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài.

Mức lương trung bình ở Việt Nam là bao nhiêu?

Căn cứ theo Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm Quý IV và năm 2022 được đăng tải trên trang Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê, có báo cáo về mức lương trung bình của người lao động như sau: - Thu nhập bình quân tháng của người lao động năm 2022 là 6,7 triệu đồng.

Mức lương tối thiểu của Việt Nam là bao nhiêu?

Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP [quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động], lương tối thiểu hiện nay như sau: Vùng 1 là 4.680.000 đồng/tháng; vùng 2 là 4.160.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.640.000 đồng/tháng và vùng 4 là 3.250.000 đồng/tháng.

Lương tối thiểu của vùng 2 là bao nhiêu?

Mức lương tối thiểu vùng 2 là bao nhiêu? Theo đó, vùng 2 có mức lương tối thiểu như sau: - Mức lương tối thiểu tháng: 4.160.000 đồng/tháng. - Mức lương tối thiểu giờ: 20.000 đồng/giờ.

Lương cơ bản ở Đài Loan là bao nhiêu?

Đài Bắc, 10 giờ sáng ngày 08/09/2023, Bộ Lao động đã tổ chức một cuộc họp xét duyệt mức lương cơ bản của Đài Loan. Sau khi Ủy ban đánh giá mức lương tối thiểu của Bộ Lao động, đã quyết định tăng lương cơ bản hàng tháng từ 26.400 NTD lên 27.470 NTD, tăng 1.070 NTD 4,05% vào năm 2024.

Chủ Đề