Mức ảnh hưởng của dịch vụ lưu trú, ăn uống acs và dịch vụ du lịch sát tới bán lẻ rt

Ghi nhận tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, ngành du lịch đang vào mùa cao điểm đi tour với doanh thu lữ hành, dịch vụ lưu trú và ăn uống ngày càng tăng.

Chợ Bến Thành. Ảnh: Xuân Khu-TTXVN

Hoạt động của hầu hết đơn vị trong ngành du lịch trên địa bàn Thành phố đang vào mùa phục vụ hè 2022 cùng với nhu cầu của người dân tăng trở lại sau thời gian dài ngưng trệ vì dịch COVID-19.

* Doanh thu lữ hành tăng 30,8%

Trong tình hình kinh tế chung của Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động thương mại dịch vụ đến tháng 6/2022 tiếp tục phục hồi, tăng trưởng rất khả quan so với thời gian bị ảnh hưởng dịch bệnh. Thành phố Hồ Chí Minh có độ phủ vaccine cao với cách tiếp cận linh hoạt, hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 đã làm tiền đề vững chắc để kinh tế hồi phục, trong đó hoạt động du lịch nhộn nhịp trở lại.

Theo Cục Thống kê Thành phố, doanh thu lữ hành trên địa bàn tháng 6/2022 đạt 845 tỷ đồng và tăng 30,8% so với tháng trước [tháng cùng kỳ ngưng hoàn toàn]. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu lữ hành đạt 3.534 tỷ đồng, tăng 41,5% so với cùng kỳ.

Tương tự, dịch vụ lưu trú và ăn uống tháng 6 ước đạt 8.113 tỷ đồng, tăng 3,5% so với tháng trước và tăng 230,7% so với cùng kỳ.
Liên quan đến thị trường du lịch hè 2022, Công ty du lịch Vietravel đưa ra dự báo tháng 7 hàng năm mới là giai đoạn cao điểm mùa nghỉ hè, nhất là đối với phân khúc nhóm khách gia đình và doanh nghiệp. Các gia đình có xu hướng đặt tour tuyến, mua sản phẩm và dịch vụ khá sớm nhưng phải đến thời gian tháng 7 mới đi tour khi sinh viên, học sinh đã hoàn thành các kỳ thi.

Dự báo của Vietravel cũng chỉ ra rằng, mùa du lịch hè 2022 vẫn sẽ kéo dài sự sôi động đến tháng 8. Tương tự, Công ty dịch vụ Lữ hành Saigontourist dự kiến phục vụ hơn 280.000 lượt khách trong mùa hè 2022 và con số này có thể cao hơn do nhu cầu trên thị trường du lịch vẫn đang tăng mạnh.

Theo kết quả khảo sát nhu cầu thị trường của Lữ hành Saigontourist, ngoài những dòng sản phẩm tour, dịch vụ du lịch phục vụ du khách cá nhân và gia đình, mảng du lịch MICE [loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác…] dành cho doanh nghiệp sẽ bùng nổ và đang tạo ra sự khác biệt lớn nhất cho mùa hè 2022.

Ông Trần Quốc Bảo, Phó Tổng Giám đốc Công ty dịch vụ Lữ hành Saigontourist cho biết, hè là mùa cao điểm nhất trong năm nên Lữ hành Saigontourist tập trung mọi nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực nhằm đa dạng hóa loại hình dịch vụ, đầu tư làm mới hầu hết sản phẩm phù hợp tình hình thị trường hiện nay, đáp ứng tối đa và tốt nhất nhu cầu của từng khách hàng.

Lữ hành Saigontourist đặc biệt quan tâm đến việc kết nối chặt chẽ với mạng lưới đối tác trong và ngoài nước, đảm bảo cam kết về chất lượng dịch vụ, và sự an toàn, an tâm, hài lòng cho khách hàng của công ty. Bên cạnh đó, tập trung khai thác tối đa du lịch hè cũng là cách để Lữ hành Saigontourist phục hồi hoạt động kinh doanh toàn diện của hệ thống 18 chi nhánh trên toàn quốc cùng hơn 900 nhân sự hiện có của công ty. Riêng sản phẩm, dịch vụ du lịch tại Lữ hành Saigontourist như du lịch MICE liên tục được làm mới và nâng cao tính sáng tạo trong các hoạt động team-buildings và sự kiện gala dinner, hội nghị.

* Sản phẩm trọn gói hút khách

Khách du lịch quốc tế tham quan Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN

Ngay từ đầu mùa du lịch hè 2022, cộng đồng doanh nghiệp du lịch, công ty lữ hành… trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã tung ra hàng loạt tour tuyến trọn gói và những sản phẩm này đã phát huy hiệu quả hút khách. Trong đó, các đơn vị này ưu tiên chuẩn bị xây dựng và tung sản phẩm sớm, phù hợp xu hướng của thị trường, đáp ứng yêu cầu về du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm thiên nhiên, văn hoá, lịch sử, ẩm thực…

Cùng với cung cấp đa dạng loại hình dịch vụ vé máy bay, khách sạn, resort trong và ngoài nước, doanh nghiệp du lịch, công ty lữ hành còn đảm bảo hỗ trợ thủ tục như làm visa cho du khách. Chùm tour trong nước của doanh nghiệp du lịch, công ty lữ hành…trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện đã phủ khắp tỉnh, thành phố trên cả nước với số ngày tour trung bình từ 3 đến 8 ngày.

Theo diễn biến thị trường du lịch hè 2022, đến thời điểm này, xu hướng phổ biến của tour du lịch nội địa là du lịch biển, du lịch vùng cao Đông Tây Bắc, du lịch xanh về nguồn hướng đến thiên nhiên và du lịch cộng đồng. Còm chùm tour du lịch nước ngoài hiện đã triển khai phổ biến đến hơn 25 quốc gia trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Anh – Scotland, Dubai – Abu Dhabi, Thổ Nhĩ Kỳ, Maldives, Hy Lạp, Nam Phi, Singapore, Thái lan…với hành trình từ 4 đến 11 ngày.

Đặc biệt, nhằm mang đến khách hàng thêm nhiều tiện ích, ưu đãi, doanh nghiệp du lịch, công ty lữ hành…đã chủ động mở gian hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki…

Song song với quảng bá, tiếp thị và bán sản phẩm, doanh nghiệp thực hiện chương trình khuyến mãi, giảm giá cho khách hàng mua sắm online. Với sự xuất hiện trên sàn thương mại điện tử, khách hàng có cơ hội mua sắm sản phẩm, dịch vụ du lịch tiết kiệm, dịch vụ thuận tiện, đa dạng hóa phương thức chọn hàng hóa, thanh toán linh hoạt…

Ở góc độ người tiêu dùng, chị Minh Hạnh, cư ngụ tại quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, sau khi kết thúc năm học gia đình cho các con về quê chơi khoảng 2 tuần, sau đó cả gia đình sẽ cùng đi du lịch hè vào cuối tháng 7/2022. Đây là thời điểm thị trường du lịch đã bớt cao điểm nhưng gia đình cũng quyết định mua sản phẩm trọn gói để đảm bảo chất lượng và an toàn trong suốt hành trình du lịch cho các con.

Cùng quan điểm, anh Văn Sơn, cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, ở những thời điểm bình thường, cả nhóm bạn phổ biến chọn điểm đến và đặt phòng để có hành trình tour tự do, nhưng trong mùa du lịch hè năm nay thì lựa chọn mua sản phẩm trọn gói của doanh nghiệp du lịch, công ty lữ hành…

Bởi khi thị trường du lịch vào mùa cao điểm, tại một số điểm đến khó đảm bảo được nguồn nhân lực phục vụ và chất lượng sản phẩm cung ứng nên sử dụng sản phẩm trọn gói hướng dẫn viên sẽ hỗ trợ du khách giải quyết cách vấn đề phát sinh. Ngoài ra, mùa hè là một trong những mùa du lịch cao điểm hàng năm, nên nhiều điểm đến quá tải dẫn đến việc đặt chỗ, mua vé… cũng có thể gặp khó khăn nên nếu không nắm rõ thủ tục, quy định tại điểm đến.

Theo báo cáo về “Mức độ sản sàng trở lại du lịch của du khách Việt” do Công ty cung cấp các giải pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu cho ngành du lịch và khách sạn – The Outbox Company [Outbox] vừa phát hành, điểm sáng trong xu hướng tâm lý là du lịch bắt đầu lạc quan hơn về tình hình tài chính của bản thân và nhịp sống bắt đầu bình thường cũng khiến họ bớt lo ngại hơn về ảnh hưởng của dịch bệnh.

Du lịch nội địa vẫn đóng vai trò quan trọng trong lộ trình phục hồi của ngành du lịch, với đa phần du khách có xu hướng ưa chuộng du lịch biển đảo hoặc nghỉ dưỡng.

Theo: Thông tấn xã Việt Nam [TTXVN]

Du khách hào hứng, thích thú khi được ngâm mình trong các hồ suối khoáng nóng tại Công viên suối Núi Thần Tài. [Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN]

Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2/2022 ước đạt 421,8 nghìn tỷ đồng, giảm 7,1% so với tháng trước và tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng Hai, doanh thu từ dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 12,6% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 39,4%.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt hơn 876.000 tỷ đồng, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 0,3% [cùng kỳ năm 2021 tăng 0,7%].

So với cùng kỳ năm trước, doanh thu bán lẻ hàng hóa 2 tháng đầu năm 2022 tăng 3,1%; trong đó nhóm hàng vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 12,7%; lương thực, thực phẩm tăng 9,0%; phương tiện đi lại tăng 4,3%; may mặc giảm 8,1%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình giảm 9,1%.

Cụ thể, doanh thu bán lẻ hàng hóa 2 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như: Bình Dương tăng 15,2%; Quảng Ninh tăng 13,1%; Hà Nội tăng 9,3%; Đồng Nai tăng 9,1%; Hải Phòng tăng 8,9%; Khánh Hòa tăng 3,6%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 3,4%; Cần Thơ tăng 3,0%; Đà Nẵng giảm 21,9%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 2 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương: Bắc Ninh tăng 39,6%; Khánh Hòa tăng 22,1%; Bình Định tăng 20,1%; Phú Yên tăng 17,5%; Hà Nội tăng 12,7%; Quảng Ninh tăng 7,5%; Thành phố Hồ Chí Minh giảm 29,1%.

Doanh thu du lịch lữ hành 2 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương: Khánh Hòa tăng 466,2%; Lạng Sơn tăng 16,3%; Cần Thơ tăng 4,8%; Hà Nội tăng 3,5%; Đà Nẵng giảm 2,8%; Thành phố Hồ Chí Minh giảm 19,6%.

Doanh thu dịch vụ khác 2 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương: Cần Thơ tăng 2,7%; Hà Nội tăng 2,6%; Đà Nẵng giảm 21,2%; Hải Phòng giảm 6,8%; Thừa Thiên-Huế giảm 8,9%; Thành phố Hồ Chí Minh giảm 18,9%.

[Xu hướng du lịch giai đoạn ‘mở cửa phục hồi’ 2022 sẽ thế nào?]

Theo Tổng cục Thống kê, trong hai tháng đầu năm, do có thời gian trùng với các dịp lễ lớn trong năm như Tết Nguyên đán, Rằm tháng Giêng, nhu cầu thực phẩm tăng nên giá một số mặt hàng thuộc nhóm lương thực, thực phẩm [thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản] tại một số thời điểm có xu hướng tăng so với tháng trước đó.

Tuy nhiên, ngay sau đó, nhìn chung hầu hết giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm đã quay trở lại mức bình thường như tháng thường trước Tết. Giá một số mặt hàng rau, củ tăng nhẹ do ảnh hưởng của thời tiết rét đậm, rét hại và mưa nhiều tại một số tỉnh phía Bắc.

Nhóm mặt hàng năng lượng, nhiên liệu cũng có xu hướng có tăng theo xu hướng giá thế giới. Giá xăng dầu các loại đến kỳ điều hành ngày 1/3/2022 so với kỳ điều hành ngày 11/1/2022 tăng từ 1.570-2.630 đồng/lít/kg [tùy loại xăng dầu].

Để đẩy mạnh tiêu dùng, thời gian tới, Tổng cục Thống kê đề xuất Bộ Công Thương theo dõi sát những biến động của kinh tế thế giới và trong nước, chủ động tham mưu các giải pháp ứng phó phù hợp đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành tăng cường hướng dẫn các doanh nghiệp tận dụng hơn nữa các FTA đã ký kết; tận dụng và triển khai thực thi Hiệp định RCEP hiệu quả.

Ngoài ra, đổi mới công tác thông tin thị trường, bảo đảm thực chất, hiệu quả, kịp thời thông tin về thay đổi trong chính sách quản lý nhập khẩu, những điều kiện, quy chuẩn kỹ thuật và các rủi ro của thị trường.

Mặt khác, Bộ Công Thương cũng kiến nghị các bộ, ngành thực thi tốt các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư công, ổn định tiền tệ, lãi suất, đáp ứng nguồn lao động... cho phục hồi sản xuất, thúc đẩy thương mại.

Song song với đó, tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác điều hành thị trường, giá cả các hàng hóa do Nhà nước quản lý; phối hợp trong công tác thông tin tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận trong dư luận đối với công tác điều hành của nhà nước và bình ổn thị trường hàng hóa./.

Thúy Hiền [TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề