Mua thuốc cottuf ở đâu

Thuốc Cottu F được chỉ định dùng để điều trị triệu chứng của các bệnh liên quan đến viêm đường hô hấp như: viêm mũi cấp, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm họng. Vậy thuốc Cottu F có tác dụng gì? Liều dùng thuốc Cottu F như thế nào? Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về thuốc Cottu F.

THÔNG TIN CHUNG VỀ SẢN PHẨM

  • Dạng bào chế: Thuốc trị sổ mũi Cottu F được điều chế ở dạng siro.
  • Quy cách đóng gói: Lọ 100ml.
  • Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp.
  • Nhà sản xuất: Kolon [Hàn Quốc].

THÀNH PHẦN THUỐC COTTU F

Trong mỗi lọ thuốc Cottu F syrup 100ml có chứa:

  • Dipotassium Glycyrrhizinate ....................... 41.67mg
  • Chlopheniramine ......................................... 8.33mg
  • DI-Methylephedrine hydrochloride .............. 62.5mg
  • Anhydrous caffeine ..................................... 31.25mg
  • Tá dược: D-sorbitol, sodium citrate, sucrose, acid citric, propyl parahydroxybenzoat, methyl parahydroxybenzoat, nước cất, màu đỏ số 40, hương dâu.

CÔNG DỤNG VÀ CHỈ ĐỊNH

Tác dụng của thuốc siro Cottu F được chỉ định để điều trị các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, ho, đau đầu gây ra do viêm mũi cấp, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm họng,...

Điều trị triệu chứng dị ứng như mẩn ngứa, nổi mề đay, phát ban ở trẻ em.

CÁCH DÙNG VÀ LIỀU DÙNG

Thuốc ho Cottu F siro  được dùng theo đường uống. Uống thuốc sau bữa ăn.

Liều thường dùng: 3-8ml tuỳ theo lứa tuổi bệnh nhân. Ngày sử dụng 3 lần cách nhau mỗi 4h [Tối đa có thể sử dụng 6 lần/ ngày] cụ thể:

  • Trẻ từ 0-3 tháng tuổi: chống chỉ định.
  • Trẻ từ 3-5 tháng tuổi: 3ml/lần.
  • Trẻ từ 6 -11 tháng tuổi: 4ml/lần.
  • Trẻ từ 1-2 tuổi: 6ml/lần.
  • Trẻ từ 3-6 tuổi: 8ml/lần.

Xử trí quá liều: Chưa ghi nhận trường hợp quá liều khi sử dụng thuốc Cottu F syrup. Cần báo ngay với Trung tâm y tế gần nhất khi có nghi ngờ xuất hiệu các biểu hiện bất thường do sử dụng quá liều thuốc.

Nếu bạn quên uống thuốc thì sao? Hãy uống thuốc sớm nhất ngay khi nhớ ra. Nếu liều này gần quá với liều kế tiếp thì bỏ qua. Tuyệt đối không được uống gấp đôi đã quy định.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Không sử dụng thuốc siro Cottu F cho bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc bệnh nhân đang sử dụng các thuốc có thành phần  giống với thuốc Cottu F.
  • Không sử dụng thuốc Cottu F cho bệnh nhân dưới 3 tháng tuổi.

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC COTTU-F

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Cottu-F siro trong các trường hợp bệnh nhân tăng nhãn áp, cao huyết áp, rối loạn tim,thiểu niệu, tiểu đường, cường giáp trạng,bệnh mạn tính, thể trạng yếu, tăng thân nhiệt, phụ nữ có thai hoặc đang nghi ngờ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em và người cao tuổi.
  • Bệnh nhân đang sử dụng một thuốc điều trị khác có chứa thành phần Phenylpropanolamin hoặc thuốc có chứa thành phần từ thảo dược do có thể gây ra kết tủa.
  • Trước khi sử dụng thuốc nên lắc kỹ chai thuốc.
  • Không vận hành máy móc hoặc điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống thuốc vì có thể gây buồn ngủ.

TÁC DỤNG PHỤ

Khi sử dụng thuốc Cottu F có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn sau:

  • Nhẹ: nôn, buồn nôn, khô miệng, táo bón, chán ăn, nổi mề đay...
  • Nặng: gây sốc phản vệ:phù, mặt tái, chân tay lạnh, toát mồ hôi lạnh, thở gấp...
  • Ngoài ra còn có một số tác dụng phụ ít gặp như nổi ban, đi tiểu ít tuỳ từng cơ địa.

Trên đây chưa phải là tất cả các tác dụng phụ mà chúng tôi có thể liệt kê hết. Trong quá trình sử dụng cần ngừng thuốc ngay và hỏi ý kiến bác sĩ về tất cả các vấn đề mà bạn gặp phải.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Thuốc ho Cottu F có tương tác với các thuốc sau:

  • Chlopheniramine có trong  cottu F là một thuốc thuộc nhóm kháng histamin. Chính vì vậy khi dùng chung Cottu F với các thuốc ức chế monoamin oxydase [MAOIs] như selegiline, isocarboxazid... sẽ làm tăng hiệu quả và thời gian tác dụng chống tiết acetylcholin của thuốc này.
  • Ethanol và các thuốc an thần có thể làm tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của Cottu F.
  • Chlopheniramin có thể dẫn đến ngộ độc phenytoin vì chất này gây ức chế chuyển hoá phenytoin.
  • Một số kháng sinh thuộc nhóm Quinolon như Ciprofloxacin, pipemidic acid, Enoxamin...làm tăng thời gian bán thải và giảm độ thanh thải của Caffein có trong Cottu F.
  • DI-Methylephedrine hydrochlorid và Dipotassium Glycyrrhizinate chưa được nghiên cứu về tương tác với các thuốc khác.

Chính vì thuốc có rất nhiều những tương tác khác nhau nên trước khi sử dụng bệnh nhân cần thông báo lại với bác sĩ hoặc dược sĩ về tất cả các thuốc đang sử dụng, tiền sử bệnh lí để việc dùng thuốc đạt hiệu quả và an toàn cao nhất.

BẢO QUẢN

Thuốc Cottu F syrup phải được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C.

Không để thuốc ở nơi có ánh sáng trực tiếp, để xa tầm tay trẻ em.

Sau khi sử dụng phải vặn chặt nắp chai để tránh hiện tượng nhiễm khuẩn ngược.

THUỐC COTTU F GIÁ BAO NHIÊU? MUA Ở ĐÂU?

Cottu F syrup 100ml được bày bán ở tất cả các hiệu thuốc lớn trên toàn quốc với giá niêm yết, người bệnh dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trên đây là một số thông tin tham khảo về thuốc Cottu F. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về  tác dụng của thuốc Cottu F hoặc liều lượng, cách dùng... hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn hoặc liên hệ bộ phận chuyên môn của Nhà thuốc Thanh Bình để được thông tin rõ hơn.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho bạn đọc về sản phẩm, không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế. Bệnh nhân không tự ý sử dụng sản phẩm nếu chưa có chỉ định của y bác sĩ. Nhà Thuốc Thanh Bình xin chân thành cảm ơn!

Để xua tan nỗi lo về chứng sổ mũi ở trẻ em, Công ty Dược phẩm Kolon của Hàn quốc đã cho ra đời sản phẩm Cottu F Syrup điều trị chứng sổ mũi hiệu quả tốt nhất. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc online ITP Pharma sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về công dụng và cách sử dụng thuốc sao cho đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Cottu F là loại thuốc dùng để điều trị sổ mũi cho trẻ em được chỉ định sử dụng nhiều hiện nay. Thuốc được sản xuất bởi dây chuyền hiện đại của Công ty Kolon tại Hàn Quốc.

Số đăng ký của thuốc là: VN-14220-11.

Thành phần của thuốc: Dikali glycyrrhizinate 41,67mg; Chlorpheniramine  8,33mg; DL – Methylephedrine HCL 6,25mg; Anhydrous caffeine 31,25mg trong chai thuốc 100ml.

Dạng bào chế: Siro đựng trong lọ thủy tinh, được đóng gói 1 lọ có dung tích 100ml/ 1 hộp

Tá dược vừa đủ bao gồm: Sodium citrate, acid citric, dung dịch D-sorbitol, sucrose,  propyl parahydroxybenzoate, methyl parahydroxybenzoate, hương dâu, màu đỏ số 40 và nước cất.

Lọ thuốc Cottu F Syrup

Công dụng: Điều trị chứng sổ mũi ở trẻ em.

Chỉ định khi có các triệu chứng đau đầu, hắt hơi, khó thở bằng mũi, chảy nước mắt, nước mũi do viêm xoang, viêm mũi dị ứng.

Liều dùng:

  • Thông thường: dùng một ngày 3 lần và thể tích của mỗi lần 3 -8ml, uống ngay sau bữa ăn.
  • Không cho trẻ dưới 3 tuổi sử dụng thuốc.
  • Trẻ từ 3-5 tháng tuổi: 3ml
  • Trẻ từ 6-11 tháng tuổi: 4ml
  • Trẻ từ 1-2 năm tuổi: 6ml
  • Trẻ từ 3-6 tuổi: 8ml
  • Liều cao nhất có thể sử dụng là 6 liều trong một ngày, mỗi liều cách nhau 4 giờ đồng hồ.

Cách dùng thuốc:

  • Siro Cottuf dùng để uống trực tiếp, bạn có thể cho trẻ uống từ từ hoặc pha loãng với nước ấm để trẻ uống cho dễ.
  • Để hạn chế tình trạng đón vón ở dưới đáy chai thì trước khi sử dụng bạn nên lắc đều. Khi dùng xong thì đóng kín nắp chai lại và bảo quản ở nơi thông thoáng, khô sạch.

Địa chỉ mua: Cottu F được sử dụng khá phổ biến và nổi tiếng, vì vậy bạn có thể tìm mua sản phẩm ở khắp các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bạn nên tham khảo và tìm hiểu kỹ về thuốc cũng như mua ở các hiệu thuốc uy tín. Tránh tình trạng mua phải thuốc giả, thuốc hết hạn sử dụng.

Hiện nay tại Nhà thuốc online ITP Pharma, Cottu F Syrup đang được bán với giá 50.000vnđ/lọ dung tích 100ml. Giá bán trên không quá đắt, bạn có thể dễ dàng mua được sản phẩm.

Hộp thuốc Cottu F Syrup
  • Bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Không dùng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi.
  • Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc trị cảm cúm, dị ứng, trị chóng mặt….. mà có chứa phenylpropanolamin HCL.

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội của thuốc thì Cottu F cũng có những tác dụng không mong muốn. Nhà sản xuất đã đưa ra khuyến cáo trên bao bì và mong các bạn hãy đọc kỹ và có những hướng giải quyết kịp thời nhé:

  • Bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng tiểu ít, phát ban, nổi mẩn ngứa.
  • Có thể bị chán ăn, nôn, rối loạn tiêu hóa.
  • Báo ngay cho bác sĩ và ngưng thuốc nếu có biểu hiện của sốc: mặt tát bét, chân tay lạnh toát, hạ thân nhiệt, phù nề, thở nhanh.

Nhà sản xuất đã đưa ra những cảnh báo cho những bệnh nhân sau, khi bạn mắc những trường hợp ở dưới đây thì nên báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ. Họ sẽ điều chỉnh liều lượng dùng thuốc cho bạn để đạt hiệu quả cao nhất:

  • Bệnh nhân cường tuyến giáp trạng, đường huyết cao, tiểu đường.
  • Chức năng thận suy giảm, thiểu niệu, vô niệu.
  • Bệnh nhân bị đau mắt, mỡ mắt, tăng áp lực ở mắt.
  • Bệnh nhân mang bệnh lý tim mạch như: rối loạn nhịp tim. huyết áp cao.
  • Người bệnh quá ít tuổi hoặc người già cao tuổi, người có thể trạng yếu, nhiệt, nóng trong người.
  • Bệnh nhân đang trong liệu pháp điều trị khác.
  • Thuốc dễ bị lắng tủa do được chiết xuất từ thảo dược nên trước khi sử dụng thuốc bạn nên lắc kỹ. Có thể pha loãng thuốc ra cốc bằng nước ấm với tỉ lệ mà bạn cảm thấy dễ uống nhất.
  • Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương bởi vậy sẽ gây buồn ngủ, mơ màng nên các bạn không sử dụng thuốc khi vận hành máy móc, lái xe cộ để đảm bảo an toàn.

Hạn sử dụng của thuốc

  • 36 tháng kể từ ngày sản xuất ghi trên bao bì.
  • Bạn nên kiểm tra hạn dùng của thuốc nhé, vì thuốc hết hạn thì các hoạt chất đã bị biến đổi. Uống vào sẽ gây ngộ độc thuốc và những biến chứng nguy hiểm.

Bảo quản thuốc

  • Tránh ánh sáng, để ở nơi thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ.
  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng tầm 25 độ C.
  • Không bỏ vào tủ đá để bảo quản thuốc.

Chlorpheniramine:

Các thuốc gây ngủ, an thần có thể làm tăng thêm tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của Chlorpheniramine. Thuốc sẽ bị kéo dài và làm tăng khả năng chống tiết acetylcholin bởi các thuốc ức chế monoamin oxydase. Chlorpheniramine còn gây ngộ độc phenytoin do nó ức chế quá trình chuyển hóa phenytoin.

DI-Methylephedrine HCL:

Hiện nay các nhà nghiên cứu chưa chứng minh được sự tương tác của các thuốc khác đối với thành phần này của thuốc.

Dikali glycyrrhizinate: Chưa có ghi nhận chính xác về sự tương tác với các thuốc khác.

Caffeine: Một số kháng sinh như enoxacin, ciprofloxacin… đã giảm độ thanh thải và tăng thời gian lưu trữ thuốc trong cơ thể.

Vẫn chưa thể xác định được độ an toàn đối ta của thuốc khi bà mẹ mang thai và cho con bú sử dụng. Khi dùng thuốc phải thật thận trọng.

Lọ thuốc Cottu F

Cottu F làm giảm các triệu chứng hắt hơi, ho, sổ mũi, họng đau, đau đầu do viêm xoang, viêm mũi cấp, viêm mũi dị ứng gây ra.

Chlorpheniramine cạnh tranh thụ thể histamin H1 để giảm triệu chứng dị ứng. Ngoài ra nó cũng có tác dụng an thần nhưng rất yếu. Đặc tính kháng hệ cholinergic và chống tiết acetylcholin đã làm nên tác dụng phụ của Chlorpheniramine, nhưng mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào cơ địa của từng khá thể.

Methylephedrine kích thích hệ giao cảm nên có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản, hay được sử dụng  trong các thuốc, thực phẩm chức năng trị ho, khó thở, nghẹt mũi.

Dikali glycyrrhizinate: Glycyrrhizic  acid được chiết xuất từ cây cảm thảo kết hợp với ion kali tạo dạng muối dễ hòa tan hơn. Làm thuốc điều hòa hương vị, chữa rối loạn tiêu hóa, mát gan, bổ phế, chữa mất ngủ, mụn nhọt, mẩn ngứa, phát ban…

Caffeine: hoạt chất này giúp tình thần sảng khoái minh mẫn,  thuốc đối kháng thụ thể adenosine và ức chế enzym phosphodiesterase.

Methylephedrine: sử dụng cho đường uống có độ hấp thụ khá tốt. Norephedrine, Methylephedrine N-oxit và các hợp chất thơm hydroxyl oxy hóa là các  chất chuyển hóa chủ yếu của methylephedrine. Khoảng 70% liều dùng chuyển thành các chất chuyển hóa được thải trừ sau 3 ngày. Do cấu trúc và tính hơi thân nước nên thuốc được đào thải qua đường nước tiểu là chủ yếu.

Chlorpheniramine maleate: có khả năng hấp thu tốt sau khi sử dụng, được điều chế ở dạng muối nên được chuyển hóa nhiều và nhanh.

Glycyrrhizin: Sau khi uống  nồng độ của acid glycyrrhizic phát hiện được mặc dù  không tìm thấy glycyrrhizin trong huyết tương.

Caffeine được phân bố rộng rãi ở các mô trong cơ thể, thời gian thải trừ là 6-10 tiếng. Các chất chuyển hóa của Cafein được tạo ra ở gan do phản ứng  acetyl hóa, oxy hóa và dimethyl hóa, sau đó đảo thải ra ngoài theo đường nước tiểu.

Nếu không may quên một liều, bạn không nên dùng gấp đôi liều nhé, có thể bổ sung liều nhưng phải đảm bảo thời gian giữa các lần uống hơn 4 tiếng.

Nghẹt mũi, sổ mũi là các triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân thường gặp nhất là do trẻ bị nhiễm virus và thay đổi thời tiết đột ngột, một phần nhỏ là do vi khuẩn. Sai lầm lớn nhất của các bậc phụ huynh là nghĩ con mắc vi khuẩn gây bệnh và đã tự mua kháng sinh để điều trị bệnh. Dẫn tới bệnh không khỏi, mà còn mang lại nhiều hậu quả không đáng có, nhất là ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Cottuf không phải là kháng sinh, đặc biệt thuốc có hiệu quả với hầu hết với tình trạng chớm sổ mũi. Cottuf vẫn được sử dụng để kết hợp với các thuốc khác điều trị cho bệnh nhân trong các trường hợp bị vi khuẩn tấn công.

Theo thông tin Công ty Pharmaceuticals đã đưa ra khuyến cáo rằng: phụ huynh không tự mua và điều trị cho trẻ em dưới 2 tuổi. Chỉ được sử dụng thuốc trên các đối tượng này khi có sự điều trị và giám sát của bác sĩ trên. Ngoài ra, nhà sản xuất còn cho biết, không nên sử dụng Cottu F cho trẻ em dưới 2 tuổi khi không thực sự cần thiết.

Phụ huynh không nên tự ý mua thuốc điều trị cho con trẻ, khi bé có các triệu chứng khác thường bạn nên đưa con tới cơ sở ý tế gần nhất. Nghe theo lời khuyên và chỉ định của bác sĩ, theo dõi, chăm sóc bé cẩn thận để đạt hiệu quả cao nhất.

Xem thêm:

Thuốc Colergis syrup 60ml: Cách dùng, giá bao nhiêu?

Video liên quan

Chủ Đề