Mua hàng hóa chưa nhập kho cuối kỳ mới nhập năm 2024

Cuối kỳ kế toán trước, vật tư, hàng hóa mua đã nhận được hóa đơn nhưng hàng chưa về nhập kho, Kế toán sẽ ghi nhận và kê khai hóa đơn và hạch toán vào hàng mua đang đi đường.

  • Sang kỳ kế toán tiếp theo, khi hàng về nhân viên đề nghị nhập kho.
  • Kế toán kho lập Phiếu nhập kho cho hàng mua đi đường, sau đó chuyển Kế toán trưởng ký duyệt.
  • Căn cứ vào phiếu nhập kho, Thủ kho kiểm, nhận hàng và ký vào phiếu nhập kho.
  • Thủ kho ghi sổ kho, còn kế toán ghi sổ kế toán kho.

3. Ví dụ

  • Ngày 20/01/2017, doanh nghiệp mua hàng của công ty TNHH Minh Anh và nhận được hóa đơn nhưng tính đến ngày 31/01/2017 vẫn chưa nhận được hàng. Chi tiết lô hàng đã mua:
    • Tủ lạnh Hitachi 110 lít, số lượng 20, đơn giá 8.000.000đ, thuế GTGT 10%
    • Tủ lạnh Hitachi 60 lít, số lượng 20, đơn giá 4.000.000đ, thuế GTGT 10%
  • Ngày 04/02/2017, doanh nghiệp nhận được hàng, kế toán làm thủ tục nhập kho lô hàng trên. Doanh nghiệp chưa thanh toán tiền hàng cho công ty TNHH Minh Anh.

4. Xem phim hướng dẫn

Tải phim hướng dẫn tại đây (Xem hướng dẫn tải phim)

5. Hướng dẫn trên phần mềm

Cuối tháng, do hàng chưa về kho kế toán ghi nhận như sau:
1. Vào phân hệ Mua hàng\tab Mua hàng hóa, dịch vụ, chọn Chứng từ mua hàng hóa (hoặc vào tab Mua hàng hoá, dịch vụ, nhấn Thêm\Chứng từ mua hàng hoá).
Mua hàng hóa chưa nhập kho cuối kỳ mới nhập năm 2024
2. Chọn loại chứng từ mua hàng cần lập là Mua hàng trong nước nhập kho (hoặc Mua hàng nhập khẩu nhập kho). 3. Lựa chọn phương thức thanh toán cho chứng từ mua hàng. 4. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng đang đi đường. \=> Trên tab Hàng tiền chọn kho là Kho hàng mua đang đi đường và TK kho là 151.
Mua hàng hóa chưa nhập kho cuối kỳ mới nhập năm 2024
5. Nhấn Cất. Lưu ý: Sau khi chứng từ hàng mua đang đi được được lập, chương trình sẽ sẽ tự động sinh phiếu nhập kho hàng mua đang đi đường trên tab Nhập, xuất kho của phân hệ Kho và tab Đề nghị nhập, xuất kho của Thủ kho. Thủ kho thực hiện ghi sổ phiếu nhập vào sổ kho tại đây.

Sang tháng, khi hàng về kho, kế toán ghi nhận như sau:

1. Vào phân hệ Kho, chọn Chuyển kho (hoặc vào tab Chuyển kho, nhấn Thêm).
Mua hàng hóa chưa nhập kho cuối kỳ mới nhập năm 2024
2. Chọn loại chứng từ là Xuất chuyển kho nội bộ. 3. Khai báo chứng từ chuyển kho từ kho hàng mua đang đi đường sang kho tương ứng
Mua hàng hóa chưa nhập kho cuối kỳ mới nhập năm 2024

4. Nhấn Cất. Lưu ý: Sau khi phiếu chuyển kho được lập, chương trình sẽ tự động sinh ra chứng từ chuyển kho trên tab Đề nghị nhập, xuất kho của Thủ kho. Thủ kho sẽ thực hiện ghi sổ chứng từ chuyển kho vào sổ kho. Trong quá trình mua hàng, có nhiều tình huống xảy ra như hàng về trước, hóa đơn về sau.Vậy hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau như nào? Đây là vấn đề mà nhiều kế toán quan tâm, bài viết dưới đây của hóa đơn điện tử EasyInvoice gửi tới quý bạn đọc thông tin về cách hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau.

Mua hàng hóa chưa nhập kho cuối kỳ mới nhập năm 2024

Nội dung bài viết

1. Chứng từ hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau

Trên thực tế, không phải bao giờ hóa đơn và hàng hóa cũng về cùng một lúc, doanh nghiệp có thể gặp các trường hợp như: Hóa đơn về trước hàng về sau; Hàng về trước hóa đơn về sau

Trường hợp hóa đơn về sau hàng hóa phổ biến hơn cả. Vì chưa có hóa đơn, kế toán chưa thể ghi nhận một cách chắc chắn cả về mặt số lượng và giá trị của hàng hóa, mặc dù đã kiểm kê và so sánh với hợp đồng mua hàng trước đó.

Khi đó để đảm bảo công tác kế toán phản ánh trung thực và phù hợp với thực tế phát sinh thì kế toán sẽ hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau dựa trên căn cứ là các chứng từ sau đây: Hợp đồng/Thoả thuận với các bên, các phiếu nhập, phiếu xuất kho, chứng từ chuyển tiền,…

Trong hợp đồng phải ghi rõ: Thời điểm giao hàng, thời điểm giao nhận hoá đơn, chứng từ cho hàng đi đường (bên bán sử dụng Phiếu xuất kho kiêm lệnh vận chuyển/điều động, sau khi giao nhận đủ, thanh toán tiền mới xuất Hoá đơn GTGT).

Cần đối chiếu hàng hóa đó với hợp đồng mua hàng, tiến hành kiểm kê, tạo phiếu nhập kho

Nếu có đầy đủ các chứng từ hợp lệ, bên mua không bị xử phạt vì hàng về trước hóa đơn về sau. Tuy nhiên, bên bán có thể sẽ bị xử phạt xuất hóa đơn muộn (thời điểm xuất hóa đơn đáng lẽ phải là khi chuyển giao xong quyền sở hữu hàng hóa).

\>>>>> Tìm hiểu ngay Cách Xuất Hóa Đơn Điện Thoại Cho Hộ Kinh Doanh

Mua hàng hóa chưa nhập kho cuối kỳ mới nhập năm 2024

2. Cách hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau

2.1. Căn cứ vào phiếu nhập kho các bạn hạch toán vào sổ theo giá tạm tính chưa có thuế:

Nợ 152 (153, 156): Số lượng nhập x Giá tạm tính

Có 111 (112,331…): Số lượng nhập x Giá tạm tính

2.2. Khi hóa đơn về, căn cứ vào hóa đơn, tiến hành hạch toán như sau:

a. Nếu giá mua = Giá tạm tính:

Nơ TK133: Theo số tiền thuế trên hóa đơn.

Có Tk 111,112,331: Số lượng mua x Giá mua x % Thuế suất

b. Nếu giá mua > Giá tạm tính

– Phản ánh thuế

Nợ TK133:

Có TK 111,112,331: Số lượng mua x Giá mua x % Thuế suất

– Điều chỉnh tăng

Nợ TK 152, 156: Số lượng x (Giá mua – Giá tạm tính)

Có TK 111,112,331: Số lượng mua x (Giá mua – Giá tạm tính)

c. Nếu giá mua < Giá tạm tính

– Phản ánh thuế:

Nợ TK 133:

Có TK 111,112,331: Số lượng mua x Giá mua x % Thuế suất

– Điều chỉnh giảm:

Nợ TK 111,112,331: Số lượng x (Giá tạm tính – Giá mua)

Có TK 152, 156: Số lượng x (Giá tạm tính – Giá mua)

3. Một số lưu ý khi hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau

Thực tế, khi hạch toán các trường hợp hóa đơn về trước hàng về sau, kế toán các doanh nghiệp nên lưu ý một số trường hợp sau để tránh nhầm lẫn.

Thứ nhất, trường hợp hàng về sau nhưng không nhập kho của doanh nghiệp mà chuyển giao thẳng cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế tại phương tiện, tại kho của người bán, tại bến cảng, bến bãi hay gửi thẳng cho khách hàng, gửi bán tại đại lý, ký gửi thì hạch toán như sau:

+ Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán; hoặc Nợ TK 157: Hàng gửi đi bán.

+ Có TK 151 – Hàng mua đang đi đường.

Thứ hai, trường hợp hàng hóa đã về như bị hao hụt hay mất mát, kế toán phải căn cứ vào biên bản và phản ánh giá trị hàng tồn kho bị mất, hao hụt như sau:

+ Nợ TK 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý.

+ Có TK 151: Hàng mua đang đi đường.

Mua hàng hóa chưa nhập kho cuối kỳ mới nhập năm 2024

\>>>>> Tìm hiểu thêm Thay Đổi Địa Chỉ Trên Hóa Đơn Điện Tử

4. Hàng về trước, hóa đơn về sau có bị phạt không?

Trường hợp hàng về trước hóa đơn về sau luôn khiến các bạn kế toán viên phải bối rối. Theo quy định, nếu ngày lập hóa đơn sai quy định thì sẽ bị phạt như sau:

  • Bên bán bị phạt hành chính từ 4.000.000 – 8.000.000 VNĐ.
  • Bên Mua: Nếu thỏa mãn các yêu cầu theo quy định vẫn được khấu trừ bình thường.

Để tránh bị phạt tiền, bạn cần phải ghi nhớ các quy định trong việc lập hóa đơn. Từ đó trả lời được 8 điều sau:

  • Ngày xuất hóa đơn theo quy định là ngày nào?
  • Ngày hóa đơn sau ngày giao hàng thì có sao không?
  • Ngày hóa đơn trước ngày giao hàng thì có sao không?
  • Ngày hóa đơn trước ngày hợp đồng thì có sao không?
  • Ngày hóa đơn và ngày nghiệm thu thì ngày nào trước ngày nào sau?
  • Ngày hóa đơn điện tử là ngày nào?
  • Ngày lập hóa đơn điện tử khác ngày ký hóa đơn điện tử được không?

Trên đây Hóa đơn điện tử Easyinvoice đã giúp nhiều đơn vị biết về cách hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900 56 56 53 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

\==========

Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế

SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:

  • Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
  • Tự động đồng bộ đơn hàng thành hoá đơn, chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế theo thông tư 78/2021/TT-BTC.
  • Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
  • Tạo và in đơn hàng ngay cả khi có hoặc không có kết nối mạng.
  • Thiết lập mẫu vé in theo mong muốn của DN & HKD. Tích hợp hệ sinh thái đa kênh như: Hóa đơn điện tử EasyInvoice, Phần mềm kế toán EasyBooks và chữ ký số EasyCA