Một trong những mục tiêu cơ bản của chính sách giải quyết việc làm nước ta là

Quyền làm việc và một số quy định của pháp luật về giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật

Việc làm và giải quyết việc làm luôn là vấn đề mang tính thời sự được quan tâm hàng đầu nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế xã hội của một quốc gia, và Việt Nam cũng không ngoại lệ, với đặc điểm là một nước có dân số trẻ, nguồn nhân lực phong phú, dồi dào đó là thế mạnh trong phát triển kinh tế xã hội của chúng ta. Song đồng thời nó cũng luôn tạo ra sức ép về việc làm cho toàn xã hội, nhất là đối với lực lượng lao động là người khuyết tật, việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với họ, giúp họ cải thiện cuộc sống và hòa nhập với cộng đồng. Năm 2014, theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ước tính cả nước có hơn 7 triệu NKT [chiếm khoảng 7,8% dân số] từ 5 tuổi trở lên, trong đó có khoảng 1,6 triệu người có khả năng lao động. Đây là một lực lượng không nhỏ trong xã hội và được xác định là một trong nhiều nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương mà xã hội luôn quan tâm điều đó đòi hỏi họ phải được bảo vệ bằng luật pháp để bảo đảm quyền bình đẳng tham gia vào các hoạt động của xã hội, trong đó có quyền bình đẳng về việc làm bền vững.

Quyền làm việc của người khuyết tật Quyền con người

* Năng lực pháp luật của người khuyết tật quyền được làm việc, được pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia công nhận.

- Quyền làm việc của người khuyết tật theo công ước quốc tế

Sau sáu năm với tám phiên họp, toàn thể đại biểu các quốc gia thành viên do ủy ban đặc biệt của Đại hội đồng Liên hiệp quốc triệu tập để đóng góp xây dựng cho dự thảo, ngày 13/12/2006, tại kỳ họp lần thứ 61 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc, toàn thể đại biểu đã nhất trí thông qua Công ước về quyền của người khuyết tật [NKT]. Đây là một văn bản quy phạm pháp luật quốc tế đầu tiên của xã hội loài người, khẳng định mọi tiếp cận của NKT đều dựa trên quyền của NKT được quy định trong Công ước. Công ước còn nhằm thúc đẩy, bảo vệ và đảm bảo NKT được hưởng đầy đủ và bình đẳng tất cả quyền con người và quyền tự do cơ bản, đồng thời, thúc đẩy sự tôn trọng phẩm giá vốn có của NKT.Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật được đại hội đồng thông qua ngày 13/3/2007 đã quy định rõ về vấn đề quyền làm việc của người khuyết tật. Trong đó, về mặt nguyên tắc, yêu cầu các quốc gia thành viên công nhận quyền lao động của người khuyết tật trên cơ sở bình đẳng với những người khác; quyền này bao gồm cả quyền có cơ hội tự kiếm sống bằng hình thức lao động do người lao động chọn hoặc chấp nhận trên thị trường lao động và trong môi trường lao động mở, dễ tiếp cận đối với người khuyết tật. Quốc gia thành viên bảo vệ và thúc đẩy việc biến quyền làm việc thành hiện thực, kể cả cho những người bị khuyết tật trong quá trình lao động bằng cách tiến hành các bước thích hợp, bao gồm việc thông qua các biện pháp lập pháp, nhằm một số mục đích, trong đó có:

a. Cấm phân biệt trên cơ sở sự khuyết tật trong mọi vấn đề liên quan đến việc làm, bao gồm điều kiện tuyển dụng, sự thuê mướn và tuyển dụng, tiếp tục được tuyển dụng, thăng tiến nghề nghiệp và điều kiện làm việc an toàn và bảo đảm sức khỏe;

b. Bảo vệ quyền của người khuyết tật được có điều kiện làm việc chính đáng và thuận lợi trên cơ sở bình đẳng với những người khác, trong đó có cơ hội bình đẳng và được trả lương ngang nhau cho công việc có giá trị ngang nhau, điều kiện làm việc an toàn và bảo đảm sức khỏe, bao gồm việc được bảo vệ không bị quấy rối hay bị mắng nhiếc.

c. Bảo đảm cho người khuyết tật có thể thực hiện quyền tham gia công đoàn, nghiệp đoàn trên cơ sở bình đẳng với những người khác;

d. Tạo điều kiện cho người khuyết tật tiếp cận các chương trình kỹ thuật và hướng nghiệp chung, các dịch vụ việc làm, đào tạo nghề và đào tạo tiếp tục;

e. Thúc đẩy cơ hội việc làm và thăng tiến nghề nghiệp cho người khuyết tật trên thị trường lao động, cũng như thúc đẩy hỗ trợ tìm kiếm việc làm, duy trì và quay trở lại làm việc;

f. Thúc đẩy cơ hội tự làm việc, nhận thầu, phát triển hợp tác xã và khởi nghiệp;

g. Tuyển dụng người khuyết tật trong lĩnh vực công;

h. Thúc đẩy tuyển dụng người khuyết tật trong lĩnh vực tư, thông qua các biện pháp và chính sách thích hợp, trong đó có thể có các chương trình hành động mang tính chất động viên, khen thưởng và các biện pháp khác;

i. Bảo đảm tạo điều kiện hợp lý cho người khuyết tật ở nơi làm việc;

j. Tạo điều kiện cho người khuyết tật có kinh nghiệm làm việc trên thị trường lao động mở;

k. Thúc đẩy các chương trình phục hồi nghề nghiệp, giữ gìn nghề nghiệp và quay trở lại làm việc cho người khuyết tật.

Quốc gia thành viên bảo đảm rằng người khuyết tật không phải làm nô dịch hoặc lao dịch, và được bảo vệ khỏi hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, trên cơ sở bình đẳng với những người khác.

Ngày 22/10/2007, Việt Nam đã ký cam kết tham gia Công ước về quyền của NKT. Đến nay, Công ước đã được 136 quốc gia ký kết và 41 quốc gia phê chuẩn. Như vậy, kể từ ngày 03/5/2008, Công ước đã có hiệu lực trên toàn hành tinh. ở Việt Nam, các cơ quan, tổ chức hữu quan đang tích cực chuẩn bị đề án để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn Công ước này.

- Quyền làm việc của người khuyết tật theo pháp luật Việt Nam

Xác định tăng trưởng kinh tế gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội trên nguyên tắc công bằng và tiến bộ, đứng trước thực trạng số lượng người khuyết tật lớn, Đảng và Nhà nước ta đã có các chính sách, pháp luật cụ thể và thiết thực dành cho họ. Điều 59 và Điều 67 Hiến pháp năm 1992 khẳng định nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em tàn tật được học văn hóa và học nghề phù hợp, người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ. Năm 2001, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 51/QH10 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992, trong đó có sửa đổi vấn đề liên quan đến người khuyết tật tại Điều 59 dùng cụm từ khuyết tật thay cho cụm từ tàn tật. Những vấn đề liên quan đến người khuyết tật được quy định tại Điều 59 Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001: Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hoá và học nghề phù hợp [1, Điều 59]. Ngày 28/11/2013, Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Hiến pháp [sửa đổi], Điều 59 quy định mở rộng đối tượng được Nhà nước trợ giúp, không phân biệt người khuyết tật có hay không có nơi nương tựa: Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác [2, Điều 59]; Điều 61 quy định mở rộng đối tượng được tạo điều kiện học văn hóa và học nghề, không phân biệt người khuyết tật là trẻ em hay không phải là trẻ em: Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề [2, Điều 61].

Hệ thống pháp luật về người khuyết tật ở Việt Nam ngày càng được hoàn thiện, cơ bản đã thể chế hoá được các chủ trương, chính sách của Đảng đối với người khuyết tật và có sự tương đồng với Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật. Trong các quyền của người khuyết tật, quyền làm việc đã được khẳng định trong các văn bản pháp luật.

Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Người khuyết tật thay thế Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998. Luật Người khuyết tật năm 2010 đã quy định quyền được làm việc của tất cả người khuyết tật. Tại điều 5 luật người khuyết tật 2010 nêu rõ chính sách của nhà nước về người khuyết tật trong đó khẳng định nhà nước bảo trợ xã hội, trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm... [3, Điều 5].

=> Năng lực hành vi của người khuyết tật hạn chế, tùy theo dạng thức, mức độ khuyết tật. Tuy nhiên, sự hạn chế về năng lực hành vi của người khuyết tật không thể là căn cứ để loại trừ năng lực pháp luật thể hiện ở quyền làm việc của người khuyết tật đã được công nhận trong cả các văn kiện quốc tế và quốc gia.

Với những lập luận nêu trên, quyền làm việc của người khuyết tật là quyền con người chính đáng, nhưng chủ thể quyền khó có thể thực hiện được quyền của mình nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội.

Một số quy định của pháp luật về giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật

Giải quyết việc làm cho người khuyết tật là tạo ra các cơ hội để người lao động khuyết tật có việc làm phù hợp với khả năng của họ, phù hợp với lợi ích của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Là tổng thể những biện pháp, chính sách kinh tế- xã hội của nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo cho lao động khuyết tật có việc làm.

Từ đó có thể rút ra, giải quyết việc làm cho người khuyết tật bao gồm những nội dung sau:

Thứ nhất, tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất để phục vụ cho sản xuất, tức là tăng cầu về việc làm cho nền kinh tế.

Thứ hai, tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động, tức là tạo sức cung lao động cho thị trường.

Thứ ba, các giải pháp để duy trì việc làm ổn định và đạt hiệu quả cao, các giải pháp về quản lý thị trường, kỹ thuật...nhằm nâng cao hiệu quả của việc làm. Tức là các giải pháp để tạo sự gặp nhau giữa cung cầu sức lao động trên thị trường.

Tóm lại, Giải quyết việc làm cho người khuyết tật là việc thông qua các chính sách và sự hỗ trợ từ phía xã hội để người khuyết tật có cơ hội tìm được việc làm giúp cho bản thân, và gia đình cải thiện thu nhập. Để làm được điều đó thì cần phải tăng cầu việc làm, tăng cung lao động và tạo sự gặp gỡ giữa cung và cầu lao động. Và để bảo đảm việc làm cho người khuyết tật, Nhà nước đã có một số quy định của pháp luật về giải quyết việc làm cho người khuyết tật. Dưới đây là một số quy định cụ thể.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật người khuyết tật năm 2010 thì người khuyết tật được hiểu là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Pháp luật về giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật là những quy định pháp lý được xây dựng nhằm loại bỏ những bất công mà người khuyết tật đang phải gánh chịu, xóa bỏ các cơ chế khiến người khuyết tật bị tách biệt ra ngoài xã hội, đồng thời tăng cường cơ hội việc làm bình đẳng cho họ trong thị trường lao động. Nội dung pháp luật giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật bao gồmmột số quy định cơ bản sau:

Thứ nhất, quy định về quyền được có việc làm việc của người lao động khuyết tật.

Việc làm cho người khuyết tật được cả Liên hợp quốc [UN] và Tổ chức Lao động quốc tế [ILO] đặc biệt quan tâm. UN quy định: các quốc gia phải công nhận quyền được làm việc của người khuyết tật, bằng cách thực thi những bước phù hợp, bao gồm cả các biện pháp luật pháp [][4, tr16]. ILO hướng dẫn thúc đẩy cơ hội việc làm bình đẳng cho người khuyết tật không bao gồm việc ngăn cấm phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật.Ngày 22/10/2007, Việt Nam đã ký Công ước Liên Hợp Quốc về quyền của người khuyết tật.

Bộ luật Lao động của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2012khẳng định: Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của lao động là người khuyết tật, có chính sách khuyến khích và ưu đãi người sử dụng lao động tạo việc làm và nhận lao động là người khuyết tật vào làm việc, theo quy định của Luật Người khuyết tật [Khoản 1 Điều 176]. Quyền làm việc của lao động khuyết tật là tiền đề tạo ra cơ hội và động lực cho người khuyết tật tìm kiếm việc làm, có cơ hội khẳng định bản thân, tự lập trong cuộc sống, tạo ra thu nhập để không phải dựa dẫm vào gia đình, người thân.

Thứ hai, quy định về chính sách học nghề và việc làm cho người khuyết tật

Luật Người khuyết tật năm 2010 và Nghị định số 28/2012/NĐ - CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật đã có những quy định chi tiết về dạy nghề và việc làm đối với người khuyết tật. Theo đó, Nhà nước đảm bảo, tạo điều kiện tối đa cho người khuyết tật được lựa chọn, tư vấn và học nghề, làm việc theo khả năng, sức khỏe của mình; cơ sở dạy nghề, tổ chức dạy nghề phải đảm bảo điều kiện dạy nghề; cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, không được từ chối tuyển dụng những người lao động khuyết tật có đủ tiêu chuẩn

Thứ ba, quy định về cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh

Học nghề và việc làm cho người khuyết tật luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Bộ luật Lao động tại khoản 2 Điều 176 quy định: Chính phủ quy định chính sách cho vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với người sử dụng lao động sử dụng lao động là người khuyết tật. Đối vớicơ sở dạy nghề, tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật thì phải bảo đảm điều kiện dạy nghề cho người khuyết tật và được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật;cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh.[5]. Đây là những quy định ưu đãi góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất, cải thiện môi trường làm việc để người khuyết tật tiếp cận với công việc.

Thứ tư, quy định về quỹ việc làm cho người khuyết tật

Với mục đích giúp đỡ người khuyết tật học nghề, tạo việc làm, hỗ trợ cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người khuyết tật; hỗ trợ các doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế nhân người khuyết tật vào học nghề và làm việc đạt tỷ lệ cao thì quy định về thành lập và sử dụng quỹ việc làm cho NKT là một vấn đề quan trọng và cần thiết.Luật Người khuyết tật năm 2010, tại Điều 10 quy định về quỹ trợ giúp người khuyết tật. Theo đó, quỹ này là quỹ xã hội từ thiện nhằm huy động nguồn lực trợ giúp NKT và quỹ này được hình thành từ các nguồn như: đóng góp tự nguyện, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; các khoản thu hợp pháp khác. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện nguồn quỹ này vẫn đang còn nhiều bất cập.

Thứ năm, quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Trước đây, Bộ luật Lao động quy định về thời gian làm việc của người khuyết tật không quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần với mục đích tạo điều kiện cho người khuyết tật làm việc trong giới hạn phù hợp với khả năng và sức khoẻ của mình, giúp họ phục hồi sức khoẻ một cách nhanh chóng, có khả năng làm việc lâu dài và đạt năng suất. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, quy định đã thể hiện sự bất cập, tạo ra sự phân biệt giữa lao động khuyết tật và lao động không khuyết tật. Người sử dụng lao động dựa vào quy định này để từ chối nhận NKT vào làm việc vì họ không đáp ứng được thời gian làm việc như các lao động khác. Tuy nhiên, NKT lại khẳng định, họ có thể làm tốt công việc như những người lao động không khuyết tật. Chính vì vây, Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2012 không quy định về thời giờ làm việc của người khuyết tật như trước để góp phần tạo ra môi trường làm việc công bằng giữa NKT và người không khuyết tật.

Thứ sáu, quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người khuyết tật

Điều 177 Bộ luật lao động 2012 quy định, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trong việc bảo đảm về điều kiện lao động, vệ sinh lao động phù hợp với người khuyết tật và thường xuyên chăm sóc sức khỏe cho họ. Pháp luật nhấn mạnh đến việc đảm bảo các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người tàn tật; cấm làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm đối với lao động khuyết tật bị suy giảm khả năng lao động từ 51%; cấm sử dụng người lao động khuyết tật làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành. Như vậy, người sử dụng lao động không được vì lợi ích trước mắt của mình để thỏa thuận làm thêm giờ, làm việc ban đêm, hoặc trường hợp chủ sử dụng lao động lợi dụng người lao động khuyết tật vào làm những công việc nặng nhọc độc hại cho sức khỏe của họ.

Như vậy, giải quyết việc làm cho người khuyết tật không chỉ trông chờ vào tinh thần nhân đạo của các tổ chức, doanh nghiệp hoặc theo chương trình hợp tác dự án với các tổ chức nhân đạo ngước ngoài. Về phía người khuyết tật cũng phải tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng chuyên môn, sẵn sàng đảm đương được công việc của nhà tuyển dụng để khẳng định được mình là những người tàn mà không phế. Đã đến lúc, cần phải có hành lang pháp lý chặt chẽ hơn về trách nhiệm của người quản lý. Có như vậy, người khuyết tật mới được hưởng đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lý như những người lao động bình thường khác, góp phần đưa ước nguyện hãy đưa chúng tôi hòa nhập với cộng đồng của người khuyết tật trở thành hiện thực.

Tài liệu tham khảo:

1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam [1992], Hiến pháp năm 1992, Hà Nội.

2. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam [2013] Hiến pháp năm 2013, Hà Nội.

3. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam [2010], Luật Người khuyết tật Việt Nam, Hà Nội.

4. Hướng tới cơ hội việc làm bìnhđẳng cho người khuyết tật thông qua hệ thống pháp luật [Cơ quan hợp tác phát triển Ailen - Tổ chức lao động Quốc tế ILO].

5. Nghị định 28/2012/NĐ - CP của Chính phủ ngày 10 tháng 4 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật 2010.

Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam [2012], Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung, Hà Nội

Vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam


1. Vị trí của Công đoàn Việt Nam
Vị trí của Công đoàn là địa vị của Công đoàn trong hệ thống chính trị - xă hội, là mối quan hệ của Công đoàn với các tổ chức đó.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xă hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xă hội.
- Công đoàn Việt Nam là thành viên của hệ thống chính trị và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, lao động.
Vị trí của Công đoàn Việt Nam được Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam và toàn thể công nhân, viên chức, lao động thừa nhận.
*Công đoàn có mối quan hệ với tổ chức khác trong hệ thống chính trị, xă hội như sau:
a] Mối quan hệ giữa Công đoàn Việt Nam với Đảng Cộng sản Việt Nam
Công đoàn Việt nam là sợi dây nối liền giữa Đảng với giai cấp công nhân, với toàn thể người lao động.
Mối quan hệ giữa Công đoàn và Đảng Cộng sản trong chặng đầu quá độ lên chủ nghĩa xă hội ở nước ta thể hiện: Vai tṛ lănh đạo của Đảng đối với Công đoàn, mặt khác thể hiện trách nhiệm của Công đoàn trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, và tham gia xây dựng Đảng.
+ Công đoàn hoạt động không thể thiếu sự lănh đạo của Đảng v́ Đảng là bộ phận tiên phong nhất, tích cực nhất của giai cấp công nhân. Sự lănh đạo của Đảng đối với Công đoàn được h́nh thành trong lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam. Dưới sự lănh đạo của Đảng, Công đoàn Việt Nam đă tham gia tích cực trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong cách mạng xă hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
+ Đảng lănh đạo Công đoàn bằng đường lối, chủ trương Nghị quyết của Đại hội, Nghị quyết của cấp uỷ Đảng. Công đoàn Việt Nam với chức năng của ḿnh triển khai đường lối, chủ trương Nghị quyết của Đảng thành chương tŕnh công tác của tổ chức ḿnh.
+ Đảng lănh đạo Công đoàn thông qua phát huy vai tṛ của từng đảng viên trong tổ chức Công đoàn các cấp.
+ Đảng tôn trọng tính độc lập về mặt tổ chức của tổ chức Công đoàn, không can thiệp, không g̣ ép cán bộ của Đảng làm công tác Công đoàn. Đảng chỉ giới thiệu những đảng viên là đoàn viên ưu tú để Công đoàn xem xét, tín nhiệm bầu vào Ban lănh đạo Công đoàn các cấp thông qua Đại hội.
+ Tính độc lập về mặt tổ chức của Công đoàn có nghĩa là: Công đoàn xây dựng tổ chức và hoạt động phù hợp với điều lệ của tổ chức Công đoàn Việt Nam trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp. Cần tránh nhận thức sai lầm về sự lănh đạo của Đảng đối với Công đoàn là sự can thiệp trực tiếp của Đảng vào công việc của Công đoàn. Đảng không gán ghép cán bộ của Đảng làm công tác Công đoàn, mà Đảng chỉ giới thiệu những Đảng viên tốt để Đại hội Công đoàn lựa chọn và bầu vào các cương vị lănh đạo Công đoàn. Đồng thời không được đồng nhất tính độc lập về mặt tổ chức của Công đoàn với sự biệt lập, trung lập, đối lập, tách biệt của Công đoàn với Đảng dẫn đến xa rời sự lănh đạo của Đảng đối với Công đoàn; Nếu nhằm lẫn sẽ dẫn đến sự lệch lạc mục tiêu hoạt động và không c̣n đúng bản chất của Công đoàn cách mạng.
+ Đảng kiểm tra Công đoàn thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng.
b] Trách nhiệm của Công đoàn Việt Nam đối với Đảng
+ Công đoàn là người tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chế độ chính sách và Nghị quyết của Đảng, Pháp luật của Nhà nước đến với quần chúng công nhân, viên chức và lao động, đồng thời vận động tổ chức cho công nhân, viên chức và lao động thực hiện nghiêm túc.
+ Công đoàn thường xuyên tổ chức cho quần chúng tham gia góp ư xây dựng Đảng với tinh thần thẳng thắn, chân t́nh trung thực và xây dựng.
+ Công đoàn thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện công nhân, viên chức và lao động, từ để lựa chọn, giới thiệu những đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp, nhằm bổ sung, tăng cường thành phần công nhân trong Đảng.
+ Công đoàn nắm những tâm tư, nguyện vọng, những bức xúc của quần chúng công nhân, viên chức, lao động phản ánh với Đảng, để Đảng nghiên cứu đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của quần chúng công nhân, viên chức lao động.
c] Mối quan hệ giữa Công đoàn Việt Nam với Nhà nước
+ Dưới chủ nghĩa xă hội mối quan hệ giữa Công đoàn Việt Nam với Nhà nước là mối quan hệ b́nh đẳng, hợp tác, tôn trọng, phối hợp chặt chẽ với nhau trong các mặt hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu chung là: Dân giàu, nước mạnh, xă hội công bằng, dân chủ và văn minh.
+ Nhà nước luôn tạo cho tổ chức Công đoàn về điều kiện vật chất, ban hành các văn bản pháp lư tạo cơ sở pháp lư cho Công đoàn hoạt động. Giữa Công đoàn và Nhà nước không có sự đối lập.
+ Công đoàn Việt Nam luôn cộng tác đắc lực với Nhà nước, góp phần xây dựng chính quyền Nhà nước không ngừng lớn mạnh. Công đoàn là người cung cấp, bồi dưỡng, rèn luyện những cán bộ ưu tú cho Đảng và Nhà nước.
2. Vai trò của Công đoàn Việt Nam.
Nói vai tṛ của tổ chức là nói đến sự tác động của tổ chức đó đến tiến tŕnh phát triển của lịch sử và cách mạng, được phản ánh trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, xă hội và tư tưởng mà tổ chức đó tồn tại và phát triển.
a] Khi chưa giành được chính quyền
Công đoàn có vai tṛ là trường học đấu tranh giai cấp, Công đoàn vận động, tổ chức công nhân, lao động đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, bảo vệ quyền, lợi của công nhân, lao động. Cuộc đấu tranh của Công đoàn ngày càng phát triển, từ đấu tranh kinh tế sang đấu tranh chính trị với mục đích lật đổ giai cấp thống trị xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân.
Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xă hội chủ nghĩa, vai tṛ của Công đoàn Việt nam ngày càng khẳng định.
Hiến pháp nước Công hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam [1992] chương I. Điều 10 đă ghi rơ: Công đoàn là tổ chức chính trị - xă hội của giai cấp công nhân và của người lao động. Cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xă hội chăm lo bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động khác, tham gia quản lư Nhà nước và xă hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Luật Công đoàn đă được Quốc hội nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua [tại kỳ họp thứ 7 khoá VIII ngày 30/6/1990] đă khẳng định: Công đoàn là tổ chức chính trị - xă hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam tự nguyện lập ra dưới sự lănh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là thành viên trong hệ thống chính trị của xă hội Việt Nam, là trường học chủ nghĩa xă hội của người lao động.
Vai tṛ của Công đoàn Việt Nam ngày nay càng được mở rộng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Sự mở rộng vai tṛ Công đoàn là phù hợp với tính tất yếu, khách quan, tính qui luật vận động và phát triển của tổ chức Công đoàn, nó phù hợp với qui luật chung của quá tŕnh xây dựng chủ nghĩa xă hội.
Thực tế, trong chặng đường lịch sử của đất nước những năm qua, Công đoàn Việt Nam đă trưởng thành nhanh chóng, thể hiện rơ vai tṛ của ḿnh đối với xă hội, Công đoàn đă thu hút, vận động giáo dục, tổ chức công nhân, viên chức và lao động tham gia tích cực vào công cuộc cách mạng. Trong các lĩnh vực của đời sống xă hội [kinh tế, chính trị, xă hội, văn hoá và tư tưởng], Công đoàn đă tỏ rơ sự tham gia tích cực, tác động mạnh mẽ của ḿnh thông qua hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương, ngành, cơ sở, thông qua lực lượng đoàn viên, Công nhân, viên chức và lao động đă đạt được những thành tựu to lớn góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Vai tṛ của Công đoàn Việt Nam thể hiện trong các lĩnh vực:
* Trong lĩnh vực chính trị
Công đoàn có vai tṛ to lớn trong việc góp phần xây dựng và nâng cao hiệu quả của hệ thống chính trị - xă hội xă hội chủ nghĩa. Tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, từng bước hoàn thiện nền dân chủ xă hội chủ nghĩa, bảo đảm thực thi pháp luật và để Nhà nước thực sự là Nhà nước của dân, do dân và v́ dân. Để đảm bảo sự ổn định về chính trị.
* Trong lĩnh vực kinh tế: Công đoàn tham gia xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lư kinh tế nhằm xoá bỏ quan liêu, bao cấp, củng cố nguyên tắc tập trung trên cơ sở mở rộng dân chủ. Góp phần củng cố những thành tựu kinh tế văn hoá và khoa học kỹ thuật đă đạt được trong những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai tṛ chủ đạo, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển có lợi cho quốc kế dân sinh. Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, từng bước đưa kinh tế tri thức vào Việt Nam, góp phần nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa, việc đẩy mạnh hoạt động của các thành phần kinh tế vẫn đảm bảo cho kinh tế quốc doanh giữ vị trí then chốt, đóng vai tṛ chủ đạo.
* Trong lĩnh vực văn hoá - tư tưởng: Trong nền kinh tế nhiều thành phần Công đoàn phát huy vai tṛ của ḿnh trong việc giáo dục công nhân, viên chức và lao động nâng cao lập trường giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động, phát huy những giá trị cao đẹp, truyền thống văn hoá dân tộc và tiếp thu những thành tựu tiên tiến của văn minh nhân loại góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
* Trong lĩnh vực xă hội: Công đoàn có vai tṛ trong tham gia xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, không ngừng nâng cao tŕnh độ giác ngộ chính trị, tính tổ chức kỷ luật, tŕnh độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, có nhăn quan chính trị, thực sự là lực lượng ṇng cốt của khối liên minh công - nông - trí thức, làm nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, là cơ sở vững chắc đảm bảo vai tṛ lănh đạo của Đảng và tăng cường sức mạnh của Nhà nước.
3. Chức năng nhiệm vụ của Công đoàn Việt Nam
Vai tṛ và chức năng của Công đoàn có mối liên hệ khăng khít với nhau. Từ tính chất, vị trí, vai tṛ sẽ xác định chức năng Công đoàn và khi thực hiện tốt chức năng sẽ làm cho vai tṛ Công đoàn ngày càng củng cố và nâng cao.
Chức năng Công đoàn mang tính khách quan, nó tồn tại không phụ thuộc vào ư chí, nguyện vọng của mỗi đoàn viên, nó được xác định bởi tính chất, vị trí và vai tṛ của tổ chức Công đoàn. Không ai có thể tuỳ tiện gắn cho Công đoàn những chức năng không phù hợp với bản chất.
Song, cũng không nên cố định một cách cứng nhắc chức năng Công đoàn. Cùng với sự phát triển của xă hội, chức năng Công đoàn cũng phát triển, ở mỗi một điều kiện lịch sử - xă hội khác nhau, Công đoàn thực hiện những chức năng khác nhau và nó luôn luôn được bổ sung những nội dung mới, ư nghĩa mới. Đồng thời sự phát triển chức năng không có nghĩa là phủ định, rũ bỏ các chức năng đă có của Công đoàn. V́ vậy, cần hiểu đúng để tránh sự tŕ trệ, bảo thủ, đồng thời tránh sa vào tư tưởng nóng vội, phủ định một cách vô căn cứ những chức năng của Công đoàn.
Các chức năng của Công đoàn gắn chặt với các mặt hoạt động của đời sống xă hội: Sản xuất - kinh doanh, quản lư, kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá - xă hội, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
Chức năng của Công đoàn trong chủ nghĩa xă hội khác hẳn về chất so với chức năng của Công đoàn trong chủ nghĩa tư bản, có sự khác nhau đó là do sự thay đổi vị trí, vai tṛ của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn trong xă hội quyết định.
Công đoàn Việt Nam có tính chất quần chúng và tính chất giai cấp của giai cấp công nhân và có 3 chức năng sau:
Chức năng thứ nhất, đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC-LĐ.
Một trong những chức năng của Công đoàn Việt Nam hiện nay là bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức và lao động.
Công đoàn Việt Nam phải thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích công nhân lao động v́: tŕnh độ và kinh nghiệm quản lư của chính quyền các cấp c̣n non kém, bộ máy Nhà nước c̣n quan liêu, hành chính dẫn đến một số người, một số bộ phận thờ ơ trước quyền lợi của công nhân, viên chức và lao động, t́nh trạng tham ô, lăng phí, móc ngoặc, hối lộ, tham nhũng, vi phạm đến lợi ích, đời sống người lao động vẫn c̣n tồn tại không thể ngay một lúc xoá bỏ hết được. V́ vậy, Công đoàn phải là người bảo vệ lợi ích công nhân, viên chức và lao động chống lại tệ nạn quan liêu, chống lại các biểu hiện tiêu cực. Đó là sự bảo vệ đặc biệt khác hẳn với sự bảo vệ trong chủ nghĩa tư bản.
Công đoàn Việt Nam thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích người lao động không bằng cách đấu tranh chống lại Nhà nước làm suy yếu Nhà nước, không mang tính đối kháng giai cấp, không phải là đấu tranh giai cấp. Ngược lại Công đoàn c̣n vận động, tổ chức cho công nhân viên chức lao động tham gia xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh.
Đồng thời Công đoàn cũng bảo vệ chính lợi ích của Nhà nước - Nhà nước của dân, do dân, v́ dân. Đấu tranh chống lại các thói hư tật xấu của một số người, nhóm người lạc hậu bị tha hoá, đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm pháp luật Nhà nước, bảo vệ chính quyền Nhà nước.
Thực tế hiện nay của nước ta, trong điều kiện hàng hoá nhiều thành phần, các xí nghiệp tư nhân, liên doanh, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công nhân, lao động làm việc trong sự quản lư của chủ xí nghiệp [không phải xí nghiệp quốc doanh], đă xuất hiện quan hệ chủ thợ, t́nh trạng vi phạm dến quyền, lợi ích công nhân lao động có xu hướng phát triển. V́ vậy, chức năngbảo vệ lợi ích công nhân, viên chức và lao động của Công đoàn có ư nghĩa hết sức quan trọng.
Để thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích, Công đoàn chủ động tham gia cùng chính quyền t́m việc làm và tạo điều kiện làm việc cho công nhân, lao động; Công đoàn tham gia trong lĩnh vực tiền lương, tiền thưởng, nhà ở, trong việc kư kết hợp đồng lao động của công nhân, lao động; đại diện công nhân, lao động kư kết thoả ước lao động tập thể; trong vấn đề thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động; tổ chức đ́nh công theo Bộ luật lao động. Quản lư và sử dụng quĩ phúc lợi tập thể và sự nghiệp phúc lợi tập thể; bảo hiểm xă hội; bảo hộ lao động; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của công nhân, viên chức và lao động; phát huy dân chủ, b́nh đẳng, công bằng xă hội; phát triển các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch, thăm quan nghỉ mát.
Trong quá tŕnh thực hiện các nội dung hoạt động nhằm thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc các vấn đề cơ bản như:
Lợi ích người lao động gắn liền với lợi ích của Nhà nước, của tập thể, sự tồn tại của Nhà nước chính là sự đảm bảo lợi ích cho người lao động. Lợi ích của người lao động không chỉ thuần tuư ở cơm ăn, áo mặc mà cao hơn là lợi ích chính trị [đại diện là Nhà nước], lợi ích kinh tế, lợi ích văn hoá, tinh thần, lợi ích trước mắt, hàng ngày, lâu dài, lợi ích cá nhân, tập thể, Nhà nước.
+ Nhà nước là người bảo đảm, Công đoàn là người bảo vệ lợi ích công nhân, viên chức và lao động. Đây là vấn đề quan trọng nói lên mối quan hệ khăng khít, biện chứng giữa nghĩa vụ và quyền lợi. Đồng thời, nó là cơ sở nhận thức về lợi ích công nhân, viên chức và lao động trong điều kiện mới, thể hiện đúng bản chất cách mạng của Công đoàn Việt Nam.
Chức năng thứ hai, tham gia quản lư Nhà nước, quản lư kinh tế - xă hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế.
Trong điều kiện giai cấp công nhân giành được chính quyền người lao động trở thành người chủ, họ có quyền và có trách nhiệm tham gia quản lư kinh tế, xă hội. V́ vậy, vấn đề tham gia quản lư đă trở thành chức năng của Công đoàn. Tuy nhiên cần nhận thức rằng, Công đoàn tham gia quản lư chứ không làm thay, không cản trở, không can thiệp thô bạo vào công việc quản lư của Nhà nước. Công đoàn tham gia quản lư thực chất là để thực hiện quyền của Công đoàn, quyền của công nhân, viên chức, lao động, và để bảo vệ đầy đủ các quyền lợi ích của người lao động.
Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa, khi thực hiện chức năng tham gia quản lư Công đoàn Việt Nam cần quan tâm đến việc phát triển tiềm năng lao động, phát huy sáng kiến, cùng giám đốc, thủ trưởng đơn vị t́m nguồn vốn, thị trường để mở rộng sản xuất - kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động. Kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền, chống quan liêu tham nhũng.
Những nội dung Công đoàn Việt Nam tham gia quản lư
* Tổ chức phong trào thi đua lao động giỏi trong công nhân, viên chức và lao động là biện pháp tổng hợp để họ trực tiếp tham gia quản lư.
* Tham gia xây dựng chiến lược tạo việc làm và điều kiện làm việc cho công nhân lao động.
* Tham gia xây dựng, hoàn thiện các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động như; tiền lương, tiền thưởng, nhà ở
* Tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của công nhân, viên chức và LĐ.
* Tham gia xây dựng, hoàn thiện các chính sách xă hội: Bảo hiểm xă hội, bảo hiểm y tế, chính sách dân số kế hoạch hoá gia đ́nh, phong trào đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ xă hội.
* Vận động và tổ chức tốt Đại hội công nhân viên chức, Hội nghị cán bộ công chức [đơn vị hành chính sự nghiệp] ở đơn vị.
* Công đoàn tham gia vào việc hoạch định chiến lược sản xuất, kinh doanh và đầu tư, đồng thời kiểm tra, giám sát các công việc đă được hoạch định.
* Tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách liên quan đến quyền, lợi và nghĩa vụ của người lao động. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách của đơn vị.
Chức năng thứ ba, giáo dục, động viên CNVCLĐ phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Chức năng giáo dục của Công đoàn Việt Nam ngày càng mở rộng và phát triển thông qua hoạt động thực tiễn trong lao động sản xuất và tham gia các phong trào thi đuagóp phần cho công nhân, viên chức và lao động nhận thức và hiểu được lợi ích của họ gắn với lợi ích tập thể, lợi ích của xă hội. Muốn có lợi ích và muốn lợi ích của ḿnh được bảo vệ trước hết, phải thực hiện tốt nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ của người công dân đối với cơ quan, xí nghiệp và xă hội. Trên cơ sở đó xây dựng ư thức lao động mới, lao động có kỷ luật và có tác phong công nghiệp. Nâng cao tinh thần tự giác học tập văn hoá, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện tay nghề để đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
+ Công đoàn tuyên truyền, giáo dục cho công nhân, viên chức và lao động vững tin vào đường lối xây dựng chủ nghĩa xă hội, phát triển kinh tế - xă hội mà Đảng ta đă lựa chọn. Giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc, của địa phương [nhất là đối với công nhân lao động trẻ].
+ Tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước. Giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, xây dựng lối sống văn hoá lành mạnh, sống và làm việc theo pháp luật góp phần xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh. Với tinh thần thường xuyên cảnh giác và đấu tranh chống lại những âm mưu thù địch.
Chức năng của Công đoàn là một chính thể, một hệ thống đồng bộ, trong đó chức năng bảo vệ lợi ích hết sức được coi trọng, mang ư nghĩa trung tâm, là mục tiêu hoạt động của Công đoàn Việt Nam; chức năng tham gia quản lư mang ư nghĩa phương tiện; chức năng giáo dục mang ư nghĩa tạo động lực tinh thần để đạt được mục tiêu.
Do vậy, Công đoàn Việt Nam đồng thời quan tâm tới cả 3 chức năng không coi nhẹ chức năng này, xem nặng chức năng kia.
4. Tổ chức bộ máy của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Công đoàn Việt Nam Tổ chức theo các cấp cơ bản sau:
4. 1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
+ Là cơ quan lănh đạo của các cấp Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thay mặt cho công nhân, viên chức và lao động tham gia quản lư kinh tế, quản lư Nhà nước, tham gia xây dựng pháp luật, chế độ chính sách liên quan đến quyền lơị, nghĩa vụ của công nhân, viên chức và lao động tham gia quản lư kinh tế, quản lư Nhà nước, tham gia xây dựng pháp luật, chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công nhân, viên chức và lao động.
+ Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước.
+ Tổ chức phong trào thi đua trong công nhân viên chức và lao động, phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn đáp ứng yêu cầu của phong trào công nhân, Công đoàn.
+ Thông qua quyết toán và dự toán ngân sách hàng năm và tiến hành công tác đối ngoại theo đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
4. 2. Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [sau đây gọi là Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố] và Công đoàn ngành Trung ương.
+ Là tổ chức Công đoàn theo địa bàn, tỉnh, thành phố có nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân lao động trên địa bàn. Triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và Nghị quyết Ban Chấp hành Công đoàn tỉnh, thành phố.
+ Tham gia với cấp uỷ Đảng, các cơ quan Nhà nước tỉnh, thành phố về chủ trương phát triển kinh tế, xă hội, văn hoá giáo dục, các vấn đề liên quan đến đời sống, việc làm, điều kiện làm việc của công nhân, viên chức, lao động.
+ Tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động xă hội của công nhân, viên chức và lao động trên địa bàn.
+ Phối hợp với cơ quan chức năng của Nhà nước tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật, các chính sách về lao động, tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiển xă hội, bảo hiểm y tế và các chính sách khác có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ người lao động tại địa phương.
+ Tham gia hội đồng trọng tài lao động và an toàn lao động ở địa phương, hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết tranh chấp lao động. Chỉ đạo Công đoàn ngành địa phương, Công đoàn quận huyện, thị xă và các Công đoàn trực thuộc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ḿnh.
+ Tổ chức giáo dục nâng cao tŕnh độ văn hoá, nghiệp vụ và các hoạt động văn hoá, thể dục - thể thao trong công nhân, viên chức, lao động.
+ Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Công đoàn ngành Trung ương cần phải phối hợp chặt chẽ, để cùng nhau chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Công đoàn các cấp thuộc ngành trên địa bàn và lănh thổ.
4.3. Công đoàn cấp trên cơ sở
+ Công đoàn cấp trên trực tiếp của Công đoàn cơ sở gồm Công đoàn Tổng công ty, Công đoàn ngành nghề địa phương, Công đoàn quận huyện, thị xă, thành phố thuộc tỉnh, Công đoàn các cơ quan Bộ; Công đoàn ngành giáo dục quận, huyện trực thuộc Liên đoàn lao động quận, huyện.
+ Công đoàn ngành địa phương là Công đoàn cấp trên cơ sở, là tổ chức Công đoàn của công nhân, viên chức và lao động cùng ngành, nghề thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố.
a] Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn ngành địa phương
+ Tổ chức triển khai các chủ trương công tác của Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, của Công đoàn ngành TW và Nghị quyết của Công đoàn cấp ḿnh.
+ Tham gia với chính quyền cùng cấp về phát triển kinh tế - Xă hội của ngành địa phương, các vấn đề có liên quan đến trách nhiệm và lợi ích ngành nghề, xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức và lao động trong ngành.
+ Hướng dẫn, thông tin về các chế độ, chính sách, khoa học kỹ thuật, ngành, nghề. Tổ chức các phong trào thi đua, giáo dục truyền thống, nghĩa vụ, quyền lợi của công nhân, viên chức và lao động trong ngành. Phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xă, thành phố [thuộc tỉnh] hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách ngành, nghề, bảo vệ lợi ích chính đáng của công nhân, viên chức và lao động trong ngành.
+ Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, xây dựng Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn vững mạnh, tập huấn bồi dưỡng cán bộ Công đoàn.
b] Nhiệm vụ và quyền hạn của Công đoàn Tổng công ty
+ Công đoàn Tổng công ty là Công đoàn cấp trên cơ sở, là tổ chức Công đoàn của công nhân, viên chức và lao động trong các công ty.
+ Triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương công tác của Công đoàn cấp trên và Nghị quyết Đại hội Công đoàn Tổng công ty.
+ Tham gia với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc về qui hoạch, kế hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế của Tổng công ty, tham gia xây dựng và kiểm tra giám sát việc thực hiện nội qui, qui chế, chế độ tiền lương, tiền thưởng và các qui định có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức và lao động Tổng công ty.
+ Phối hợp với chuyên môn thực hiện thiết chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức Đại hội công nhân, viên chức, đại diện cho đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức và lao động kư thoả ước lao động tập thể với Tổng giám đốc phù hợp với các qui định của pháp luật, tham gia các Hội đồng của Tổng công ty để giải quyết các vấn đề có liên quan đến công nhân, viên chức và lao động.
+ Chỉ đạo các Công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Tổng công ty thực hiện các h́nh thức tham gia quản lư, thực hiện Luật lao động, tổ chức phong trào thi đua, tuyên truyền, giáo dục theo đặc điểm ngành, nghề, hướng dẫn công tác bảo hộ lao động, bảo hiểm xă hội, bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách ngành, nghề khác.
+ Quyết định thành lập hoặc giải thể các Công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Tổng công ty phù hợp với các nguyên tắc và qui định của Tổng Liên đoàn, thực hiện công tác cán bộ theo sự phân công của Công đoàn cấp trên, chỉ đạo xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh.
+ Tiếp nhận ư kiến tham gia và chỉ đạo của các Liên đoàn Lao động địa phương đối với các Công đoàn cơ sở. Công đoàn cơ sở là thành viên của Công đoàn Tổng công ty đóng trên địa bàn địa phương.
4. 4. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn.
+ Công đoàn cơ sở được thành lập ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các đơn vị sự nghiệp và cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xă hội, các tổ chức xă hội có 5 đoàn viên trở lên và được Công đoàn cấp trên Quyết định công nhận.
+ Nghiệp đoàn Lao động, tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề được thành lập theo địa bàn hoặc theo đơn vị lao động có mười đoàn viên trở lên và được Công đoàn cấp trên ra Quyết định công nhận.
Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn được tổ chức theo 4 loại h́nh sau:
- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn không có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn.
- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn.
- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn có công đoàn bộ phận, có nghiệp đoàn bộ phận.
- Công đoàn cơ sở có Công đoàn cơ sở thành viên.
Các Công đoàn cơ sở tuỳ theo từng loại h́nh doanh nghiệp mà xây dựng các chương tŕnh, kế hoạch, nội dung hoạt động phù hợp với điều kiện công tác, sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện chức năng cơ bản của Công đoàn, không ngừng chăm lo, bảo vệ lợi ích góp phần ổn định việc làm, thu nhập và đời sống cho người lao động. Cụ thể:
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cơ sở trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, cơ quan của tổ chức chính trị, chính trị - xă hội và tổ chức xă hội nghề nghiệp.
1. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Giáo dục nâng cao tŕnh độ chính trị, văn hoá, pháp luật, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ.
2. Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, bảo đảm việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xă hội. Phát hiện và tham gia giải quyết khiểu nại, tố cáo, giải quyết các tranh chấp lao động và thực hiện các quyền của Công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật.
3. Phối hợp với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ, công chức cơ quan, đơn vị; cử đại diện tham các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Cùng với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của CNVCLĐ, tổ chức các hoạt động xă hội, từ thiện trong CNVCLĐ.
4. Tổ chức vận động CNVCLĐ trong cơ quan, đơn vị thi đua yêu nước, thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, lao động tham gia quản lư cơ quan, đơn vị, cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
5. Phát triển đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cơ sở trong các DNNN:
1. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Giáo dục nâng cao tŕnh độ chính trị, văn hoá, pháp luật, khoa học kỹ thuật, nghề nghiệp.
2. Phối hợp với giám đốc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, tổ chức Đại hội công nhân, viên chức, đại diện cho tập thể lao động kư kết Thoả ước lao động tập thể và hướng dẫn người lao động giao kêt hợp đồng lao động; cử đại diện tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên và CNVCLĐ. Tham gia với giám đốc giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập, đời sống và phúc lợi của CNVCLĐ, tổ chức các hoạt động xă hội, từ thiện trong CNVCLĐ.
3. Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật. Đấu tranh ngăn chặn các hiện tượng tiêu cựu, tham nhũng và các tệ nạn xă hội. Phát hiện và tham gia giải quyết các tranh chấp lao động và thực hiện các quyền của Công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức vận động đoàn viên và CNVCLĐ trong doanh gnhiệp thi đua yêu nước, tham gia quản lư doanh nghiệp, phát huy sáng kiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
5. Phát triển đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cơ sở trong các hợp tác xă sản xuất, dịch vụ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
1. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thực hiện pháp luật, tham gia xây dựng các nội quy, quy chế quản lư hợp tác xă; giám sát thực hiện chính sách đối với đoàn viên, xă viên và người lao động. Đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xă hội.
2. Phối hợp với Ban quản trị tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, tổ chức Đại hội xă viên, đảm bảo việc làm, cải thiện điều kiện lao động; nâng cao tŕnh độ nghề nghịêp cho đoàn viên, xă viên, người lao động, hướng dẫn người lao động [không phải xă viên] giao kết hợp đồng lao động.
3. Phối hợp với Ban quản trị chăm lo đời sống cho đoàn viên, xă viên, người lao động, tổ chức các hoạt động xă hôi, thăm hỏi, giúp đỡ đoàn viên khi gặp khó khăn; tổ chức nghỉ ngơi, tham quan, du lịch cho đoàn viên, xă viên, người lao động.
4. Phát triển đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp tư nhân; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; và các doanh nghiệp, đơn vị cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác.
1. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Tuyên truyền phổ biến các chế độ, chính sách, giáo dục ư thức chấp hành pháp lụât của Nhà nước trong đoàn viên và người lao động, thực hiện các quyền của Công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật.
2. Hướng dẫn giúp đỡ người lao động giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.
3. Đại diện cho tập thể lao động xây dựng và kư Thoả ước lao động tập thể với người sử dụng lao động, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, việc thực hiện các điều khoản đă được kư kết trong Thoả ước.
4. Đại diện cho tập thể lao động tham gia hội đồng hoà giải lao động cơ sở và tham gia giải quyết các tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức động viên đoàn viên và lao động thi đua yêu nước để hoàn thành nhiệm vụ, tham gia các hoạt động xă hội; giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp và cuộc sống; phối hợp với người sử dụng lao động chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xă hội.
6. Tuyên truyền phát triển đoàn viên, xây dựng CĐCS vững mạnh.
- Quyền hạn, nhiệm vụ của nghiệp đoàn:
1. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Giáo dục nâng cao tŕnh độ chính trị, văn hoá. Phổ biến, hướng dẫn việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan đến đời sống và điều kiện hành nghề của người lao động.
2. Đai diện cho đoàn viên nghiệp đoàn quan hệ với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên.
3. Đoàn kết tương trợ, giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp và đời sống. Đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xă hội.
4. Phát triển đoàn viên, xây dựng nghiệp đoàn vững mạnh.

Video liên quan

Chủ Đề