Mê hiệp ký review

  •  
    • Browse
    • Paid Stories
    • Editor's Picks
    • The Wattys
    • Adventure
    • Contemporary Lit
    • Diverse Lit
    • Fanfiction
    • Fantasy
    • Historical Fiction
    • Horror
    • Humor
    • LGBTQ+
    • Mystery
    • New Adult
    • Non-Fiction
    • Paranormal
    • Poetry
    • Romance
    • Science Fiction
    • Short Story
    • Teen Fiction
    • Thriller
    • Werewolf

    • Wattpad Picks
    • From our Creators
    • Editors' Choice
    • Adrenaline Rush: Mystery Thrillers!
    • Class Crush Romances
    • Wattpad Studios Hits

    • The Watty Awards
    • Community Happenings
    • Wattpad Ambassadors

    • Create a new story
    • My Stories
    • Helpful writer resources
    • Wattpad programs & opportunities
    • Writing contests

Trong một lần lang thang tìm truyện, mình chợt giật mình chú ý đến một cái giới thiệu truyện khá là kêu thế này:

Mê Hiệp Ký là tiểu thuyết đầu tiên của bộ tiểu thuyết “Tam Mê” gồm Mê Hiệp Ký, Mê Hành Ký và Mê Thần Ký của tác giả Thi Định Nhu. Một biên tập viên của Trung Quốc đánh giá về cuốn tiểu thuyết này như sau:

Cốt truyện của Mê Hiệp Ký khúc chiết nhưng không phức tạp, nhân vật nam chính Mộ Dung Vô Phong là thần y nổi tiếng thiên hạ nhưng bản thân lại tàn phế và mang trọng bệnh. Câu chuyện khởi đầu bằng món tiền thưởng hậu hĩnh của Mộ Dung Vô Phong cho việc tìm ra bí mật thân thế của mình. Đó là “nhân” để mở ra câu chuyện, cho tới tận khi câu chuyện khép lại, thú vị thay, duyên số đem tới cho chàng một ‘quả’ vừa đáng yêu lại rất đặc biệt, đó chính là giang hồ đệ nhất kiếm khách Sở Hà Y- một cô gái không nhiều chữ nghĩa, tính cách vui vẻ lạc quan và võ công cao cường. Tình duyên của hai người họ lận đận, hết hợp lại tan, nhưng dù có xa cách muôn trùng thiên lý cũng chẳng thể quên được nỗi nhớ nhung sâu sắc…

Giang hồ dưới ngòi bút của Thi Định Nhu xem ra nhiều phần tình cảm, dịu dàng, đằm thắm hơn Cổ Long. Văn chương như gió thanh mây đạm, giản dị trong sáng, mở đầu như vẽ tranh thủy mặc, sơn thanh thủy tú.”

Quá ấn tượng!

Không bàn đến cài này cái nọ, để một tác phẩm ngôn tình đặt lên bàn cân so sánh với phong cách của Cổ Long là thế nào?

Mình nhất định phải nhảy hố, để xem thử có đúng như những gì ông biên tập viên gì đó nói hay không?

Vậy sau khi đọc xong ba cuốn, mình có thấy giống Cổ Long không?

Câu trả lời là đúng mà cũng không đúng.

Nhận xét chung là bộ ba Tam mê rất có sức hút, đối với mình, một người khá mê võ hiệp, Tam mê đủ làm mình phấn khích với bối cảnh, nhân vật và tình tiết mang dáng dấp của thời hoàng kim của thể loại văn chương này. Tuy rằng mức độ hùng tráng không thể so sánh với truyện của Cổ lão, nhưng bối cảnh của nó vẫn là một phiên bản mini đầy đủ ân oán tình thù, bang hội môn phái, có hình tượng những lãng tử tiêu dao, có anh hùng trượng nghĩa, cũng có tiểu nhân ti bỉ, đặc biệt là ở cuốn Mê Hiệp Ký, tiền đề của toàn bộ sự việc là yêu cầu truy tìm thân thế của Mộ Dung Vô Phong, đúng là phong cách lồng trinh thám vào kiếm hiệp mà Cổ Long là người khai sáng.

Nhưng dù có là phiên bản mini, thì mình cảm thấy Thi Định Nhu vẫn có nhiều khác biệt với Cổ Long, mà những khác biệt ấy lại thấy rất quen thuộc với phong cách của một tác giả khác, một người được gọi là học trò xuất sắc trong trường phái Cổ Long, nhưng cũng có những sáng tạo riêng đủ để có được vị trí trong Võ hiệp Ngũ đại gia, đó là Ôn Thụy An. Giang hồ của Cổ Long hoành tráng nhưng gai góc, triết lý nhưng quá cực đoan, trong khi đó Ôn Thụy An có sự học hỏi từ Kim Dung nên xây dựng của ông mềm mại hơn, nhân văn hơn, cũng tình tứ hơn.

Chẳng hạn như nhân vật Mộ Dung Vô Phong đôi chân tàn tật, thân thể yếu nhược, nhưng luôn tạo cho người khác có ấn tượng tàn nhưng không phế, tính tình lạnh nhạt cô độc, hình ảnh này làm mình bật cười khi nhớ đến Vô Tình trong Tứ đại danh bổ 😊]]], thậm chí hai ông đều ưa màu trắng, thích âm nhạc, si tình, chỉ khác mỗi việc Vô Tình là người của giang hồ còn Mộ Dung công tử thì không.

Hay là hình tượng về Đường Môn gần như lấy nguyên mẫu từ những sáng tạo của lão Ôn [trong Thần Châu Kỳ Hiệp và các truyện khác], Ôn Thụy An là tác giả đầu tiên mình thấy có sự chú trọng đặc biệt tới gia tộc này, nâng địa vị của nó từ một nhúm người nhỏ không đáng kể thành một thế lực đáng gờm trên giang hồ.

Hoặc như việc độc giả luôn phải thấp thỏm xem nhân vật nào sẽ chết, lúc nào sẽ có đổ máu, thậm chí đứng ở ven đường cũng đột nhiên có một đám nhảy ra chém giết cực kỳ ác liệt.

Ngoài nhân vật chính, cách xây dựng các nhân vật khác, tần suất các nhân vật bị khuyết tật [do bẩm sinh hoặc tai nạn], các nhân vật được xây dựng với thói quen/tâm lý độc đáo thậm chí gần như kỳ quái rất nhiều [ví dụ Sơn Thủy có tật uống rượu là cuồng loạn vẽ những điều không ai hiểu, Đường Hành thích ăn mặc giống phụ nữ, Đường Tiềm có thói quen đúng giờ luyện đao, Đường Tầm một bụng kiến thức nhưng có thói quen quên trích nguồn, v…v].

Nói như thế là Thi Định Nhu đạo văn?

Không, không phải, nhiều lắm gọi là sự tiếp nối hay học hỏi phong cách từ các tiền bối mà thôi, ba cuốn Tam mê dù không thể gọi là xuất sắc trong lối viết kiếm hiệp, nhưng được biết đây là tác phẩm đầu tay, mà tác giả lại còn tay ngang thì quá giỏi.

Dù sao đi nữa, Thi Định Nhu cũng không định viết kiếm hiệp, mà là viết ngôn tình. 

Nói đến “tình”, đứng đầu là Mê hiệp ký.

Mê hiệp ký dài nhất, cũng là quá trình đầy trắc trở mà hai người Vô Phong và Hà Y trải qua để đến được với nhau.

Hai người này thực sự nhiều khi khiến mình tức điên, cũng khiến mình rơi nước mắt. Cám cảnh hai anh chị đến bên nhau được mấy dòng ngọt nhạt lại đùng đùng cãi vã, kết quả luôn là người này bỏ đi người kia lăn ra ốm, hết mấy tháng rồi lại va vào nhau, thực tế mà thế này thì bỏ nhau sớm chứ yêu đương gì. Nhưng cãi nhau, giận nhau, lạnh lùng với nhau, vậy nhưng tình cảm thì cứ lớn dần, vẫn không thể ghét người kia, vẫn không thể không lo lắng cho đối phương.

Nhưng rồi cuối cùng thì cả hai đã học cách đón nhận hạnh phúc, gấp lại cuốn sách chính là cảm giác mỹ mãn, mỹ mãn vì ta thấy tình yêu vậy mà có thể thắng được tất cả, kể cả số mệnh.

Có nhiều người bảo kết thúc của Mê hiệp ký là quá đủ, Mê hành ký không hay, tuy nhiên nếu thấy Mê hiệp ký là “tình” nhất, thì cái tình đó là “ái tình” – tình yêu nam nữ, còn Mê hành ký là tình đi với “nghĩa”.

Mê hiệp ký kết thúc thì hoàn mỹ đối với mối quan hệ yêu đương của hai nhân vật chính, nhưng như vậy đâu có thực tế, Đường Môn còn đó, giang hồ còn đó, kẻ thù còn đó, hai người cùng nhau trải qua hoạn nạn nhưng chắc chắn con đường phía trước vẫn chưa thể bằng phẳng.

Ấn tượng nhất trong Mê hành ký nằm ở trường đoạn Vô Phong liên thủ với Đường Tiềm bắt dâm tặc.

Thật sự, dù tình yêu có ngọt ngào quyến rũ đến mấy thì mình vẫn cộng 1000 điểm cho loại tình bằng hữu này, tình bạn giữa mấy ông con trai luôn có một loại năng lượng rất mạnh mẽ và tích cực, thế nên một người đang chìm đắm trong đau khổ và ảo tưởng như Vô Phong mới tìm lại động lực sống, lúc cùng với Đường Tiềm và Mộc Huyền Hư thì chàng không còn vẻ cô độc vật vờ nữa mà trở lại thành Mộ Dung Cốc Chủ sắc sảo, còn có khiếu hài hước châm biếm, dễ thương nhất là đoạn bị năn nỉ đi mời cơm lão dâm tặc ngụy quân tử Thiết Phong, lần đầu tiên thấy chàng thể hiện yêu ghét rành rọt như vậy.

Phải nói là hình tượng các anh phần này ngầu, anh hùng đâu nhất thiết phải râu hùm hàm én, lưng hùm vai gấu gì, một người hùng có thể chỉ là anh chàng què bệnh tật quấn thân hay chàng mù tính tình lơ đễnh, họ vẫn luôn sẵn sàng gạt bỏ những khác biệt, định kiến, xung đột để đứng lên giành lấy công lý và lẽ phải bất chấp khó khăn hay nguy hiểm đang chờ, đó là phần “tình nghĩa” bạn bè mà mình nói trên.

Một phần còn lại, đương nhiên là “tình nghĩa” của cặp vợ chồng Vô Phong – Hà Y, mình luôn thích cảm giác hai người đối với nhau không đơn thuần như người yêu, mà là như người thân, người một nhà. Tình yêu của họ cũng không đơn thuần chỉ là tình cảm riêng của hai người, mà bao gồm cả trách nhiệm, sự chia sẻ. Nếu chỉ có tình thì chàng đã tự sát theo nàng, nhưng vì con gái mà phải gượng sống, để rồi mới sống mà gặp lại nàng. Còn nàng dù mất trí nhớ, không chồng mà chửa vẫn quyết tâm sinh con, rồi quyết tâm chữa trị cho đứa bé ốm yếu mà mới gặp lại chàng.

Ta cũng có thể thấy phần tình nghĩa này được nhấn mạnh qua các mối quan hệ khác, kể đến như giằng xé của Mộc Huyền Hư đối với người thầy mà anh ta coi như cha, như sự quan tâm Vô Phong đối với Ngô Du – đến tình yêu nam nữ của Ngô Du với Đường Tiềm cũng thiếu bớt những lãng mạn như bình thường mà có phần giống như mối quan hệ ơn nghĩa vậy.

À mà nhắc đến Hành ký không thể không nhắc đến Ngô Du, mình thấy nhiều người không thích cô này, và mình cũng không thích cô ấy. Nhưng khổ nỗi, dường như càng không thích thì mình cảm thấy tác giả xây dựng thành công, Ngô Du mới đầu ở truyện trước còn cho rằng chỉ là một cô nàng bánh bèo hay mơ mộng, nhưng cô ấy lại thuộc dạng nổi loạn ngầm, to gan liều lĩnh vượt mức một cô gái chân yếu tay mềm nên có. Nếu so ra, Ngô Du còn đặc sắc hơn Hà Y nhiều lắm, Hà Y cho độc giả cảm giác bí ẩn nhưng vẫn khuôn phép, còn Ngô Du như một nét phẩy quá tay, không thể đoán được cô ta sẽ làm gì, ngang ngược, vô lối, cực đoan. Hà Y mới là người có võ công, nhưng lại tạo cảm giác một người tình, một người vợ, người mẹ kiểu mẫu. Còn Ngô Du lại mới có những phẩm chất của một cô gái giang hồ, mình cũng hiểu tại sao đến cuốn 3, vai trò của Hà Y dường như mờ nhạt hơn rất nhiều, ngoài được nhắc đến khi mấy đứa con còn nhỏ thì không còn gì, trong khi Ngô Du dường như có “đất diễn” hơn hẳn, từ chuyện ra giá với Đường chủ đến thuê sát thủ, một cách thể hiện sự quan tâm chủ động hơn hẳn sự thụ động [ngồi nhà chờ con về] như Hà Y.

Cuốn thứ ba, và là cuốn cuối cùng của hệ liệt, ngắn nhất nhưng lại dồn nén quá nhiều tâm tư và triết lý nhân sinh, phải nói là đọc Mê Thần Ký hoa mắt hơn hai cuốn trước nhiều. Mình để Mê Thần Ký với chữ “tình” cuối cùng, là tình trong “nhân tình”.

Những nhân vật chủ đạo của cuốn cuối này là con cháu của hai cuốn kia, có Tử Hân u sầu mà bướng bỉnh, có Đường Hành dịu dàng, có Tử Duyệt nhạy cảm, Tô Phong Nghi nhiệt tình, v…v

Bắt đầu từ những khi chúng còn là những đứa bé, rồi từ từ trưởng thành

Thú thật khi mới đọc giới thiệu, mình sợ rằng cuốn này sẽ dở, bởi vì câu chuyện thời bố mẹ bọn nó đã hay, đến con cháu như này có bị cái bóng quá lớn hay không?

Nhưng rồi mình đã biết là mình nhầm, dù là con của những người đặc biệt xuất chúng, chúng cũng có những vấn đề của riêng mình

Mộ Dung Tử Hân mang đến một vẻ u uẩn đầy suy tư khi là một đứa bé, nhưng không đến mức ngạo nghễ ngời ngời như cha, lớn lên với bộ dạng hơi chút tùy ý, trái ngược với vẻ lạnh lùng cao ngạo của Vô Phong, thậm chí còn có nhân duyên cực tốt, ở đâu cũng thể mời người ta ăn uống, nhưng kỳ thực lại thờ ơ đạm nhạt với nhân tình, tính tình cũng kén chọn nhưng không khiến đối phương cảm thấy khó chiều như ông bố. Tử Hân từng sùng bái cha, nhưng cũng là người đối chọi gay gắt nhất với ông. Qua ngòi bút của tác giả, ta thấy Tử Hân là con trai của Vô Phong, được di truyền gene của Vô Phong, nhưng vẫn là một con người độc lập chứ không phải bản sao đi theo lối mòn từ nhân vật trước.

Tác giả rất ít khi thể hiện tâm tư của Tử Hân, nhưng cả bộ Mê Thần Ký xoay quanh chàng luôn trĩu nặng nhưng tư tưởng về nhân tình thế thái, về cách con người đối xử với con người. Từ mối quan hệ giữa cha/mẹ-con cái, tình bạn thời ấu thơ với Lưu Tuấn/Quách Khuynh Quỳ, nỗi ám ảnh trước cái chết của Tiểu Mi, đến con mắt thế nhân dành cho người như Đường Hành – là đàn ông mang linh hồn phụ nữ, là mối dây oan oan tương báo của hai nhà Thẩm – Quách, là một thoáng hơi ấm năm xưa chàng dùng để an ủi một cô bé con xa lạ, hay là việc một toán thanh niên nhiệt huyết sẵn sàng liều mạng để giúp đỡ một người chẳng hề quên thân, đến tư tưởng đau đáu dùng y thuật phục vụ con người như thế nào của Tử Hân.

Khép lại câu chuyện của hệ liệt này, ta thấy một bài học về cách con người cho đi rồi nhận lại, buông bỏ những chấp nhất để yêu hay cảm thông với người khác. Tình người trong cuốn này ở mức độ rộng hơn cuốn 2 nhiều, nó bao gồm cả thái độ dành cho những người xa lạ, những người mình ghét, chứ không chỉ là dành cho những người thân thiết.

Mê Thần Ký đưa ra một chi tiết rất đau lòng về Tử Duyệt, sau khi lấy chồng và liên tiếp sinh con chết non [do gene từ ông ngoại – tức là Vô Phong], cô ấy đã nhảy xuống hồ tự tử, chính tay Vô Phong kéo con gái lên bờ. Tử Duyệt là đứa con khỏe mạnh nhất của Vô Phong với Hà Y, là đứa bé biết bao khó nhọc mới sinh ra được, là kết tinh tình yêu sau bao trắc trở của hai người, cô bé Tử Duyệt ở phần 2 đáng yêu muốn chết. Tử Duyệt xuất hiện luôn có dáng vẻ giống Hà Y, thoải mái, vui vẻ, tùy hứng, cha mẹ luôn yên tâm với đứa bé này, nhưng cuối cùng lại chọn cách bi quan nhất để kết thúc cuộc đời. Có thật con gái luôn vô lo vô nghĩ? Có thật con gái luôn lạc quan mạnh mẽ? Đến khi Tử Duyệt ra đi rồi, ta cũng chỉ có thể mơ hồ đoán biết tâm tư nàng. Cặp Phong – Y cũng thảm quá, hạnh phúc chẳng bao giờ trọn vẹn được. 

Chủ Đề