Thời điểm thu hoạch cà phê tốt nhất là

Chất lượng của cà phê phụ thuộc chủ yếu vào thời điểm thu hoạch và kỹ thuật chế biến sau thu hoạch. Thông thường tại Tây Nguyên các tỉnh Gia Lai và Kom Tum thường thu hoạch cà phê vối vào tháng 10- 12, tại Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng thời gian tháng 11 đến tháng 1. Đối với cà phê chè thì thường thu hoạch vào tháng 8 đến tháng 10, riêng Đức Trọng thường thu hoạch vào tháng 9 đến tháng 11 và Đà Lạt là tháng 12 đến 2. Tuy nhiên bà con cần căn cứ vào độ chín của quả cà phê để có thời điểm thu hoạch hợp lí nhất để cho ra nguyên liệu cà phê đạt chất lượng cao.
– Đối với những cây cà phê có hạt to, năng suất bà con có thể lựa chọn làm hạt cà phê giống để ươm.

Để kiểm tra được chất lượng của quả cà phê bà con có thể quan sát màu sắc của quả để có thời điểm hái phù hợp, nguyên liệu càng tốt cho chất lượng cà phê càng cao.

  • Đối với quả chín đầy đủ thường có vỏ quả màu đỏ, phần cuống quả chỉ hơi xanh. Quả không bị sâu bệnh hại là quả cà phê đạt chất lượng tốt nhất, là nguyên liệu chế biển hoàn hảo để có cà phê ngon.
  • Những quả cà phê xanh thường sẽ có nhiều nước, chưa có lớp nhầy bao bọc bên ngoài nhân, vỏ lụa mới bắt đầu có màu xanh nên tỷ trọng hạt rất thấp. Thu hoạch lúc này tỷ lệ nhân không đạt yêu cầu hơn nữa nước pha không có mùi thơm, vị hăng ngái khó chịu.
  • Những quả cà phê không được thu hoạch kịp thời sẽ có màu quả vỏ màu sẫm hoặc nâu, lớp nhớt giữa vỏ quả và vỏ thóc bị khô nên thường cho nhân cho màu nâu.
  • Quả chín ép thường xuất hiện ở những cây cà phê thiếu chất dinh dưỡng, những cây bị khô hạn trong thời gian dài hoặc xuất hiện ở những chùm cà phê co trái quá nhiều sẽ có quả bị chén ép, những cây bị rụng lá hay bị gãy cành thường xuất hiện quả có màu vàng do bị chín ép. Những quả này khi cho vào nước thường nổi.
  • Những quả khô trên cây hoặc khô rụng dưới đất thường có vỏ màu đen, nhân thường bị mọt hoặc nấm tấn công nên cho chất lượng không tốt.
  • Quả bị sâu bệnh là những quả bị mọt đục, quả bị mắc bệnh và chết khô trên cây. Sau khi chế biến thường có hạt màu đen hoặc hạt lép.

Tùy theo phương pháp chế biến bà con có thể thay đổi chất lượng quả thu hoạch cho phù hợp. Đối với phương pháp chế biến ướt cần chú ý thu hoạch quả chín vừa đủ, những quả chín đỏ. Những quả quả xanh hay chín nẫu, khô đen cần phân loại riêng. Nếu bà con chế biến khô hoặc chế biến cải tiến thì có thể thu hoạch mọi loại quả. Tuy nhiên nếu đầu vào của nguyên liệu có tỷ lệ quả chín thấp, tạp chất nhiều thì tỷ trọng đạt được rất thấp, chất lượng của cà phê cũng thấp.

Cà phê cần được thu hái bằng tay khi tỷ lệ quả chín trên cây đạt 95%, nếu vào cuối mùa thì tỷ lệ này có thể thấp hơn.

Khi thu hoạch bà con cần chuẩn bị bạt sạch trải ở dưới tán cây để quả hái không bị dính đất hoặc lẫn với những quả rụng dưới đất sẽ rất dễ tạo ra nguy cơ lây lan nấm tạo ra OTA rất cao.

Khi hái cần dùng những ngón tay bứt quả, xoay nhẹ để quả rơi xuống bạt. Không nên tuốt cành, đối với cà phê chè không nên bứt cả chùm sẽ làm ảnh hưởng đến mần hoa bên dưới.

Trong quá trình hái cà phê cần chú ý không làm gãy cành, tuốt quá nhiều lá nhất là những chùm lá và mầm hoa ở đầu cành sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất của vụ sau.

Nên thu hoạch theo từng cây và đi theo từng hàng. Đối với những vườn cà phê chín sớm cần được thu hoạch trước.

Trên một cây cần thu hoạch từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài để tránh bỏ sót quả trên cành. Sau khi thu hái xong cần chuyển về xưởng chế biến trong ngày.

Trước khi chế biến cần chú ý loại bỏ những tạp chất như lá, cành ra khỏi quả rồi cho vào những bao sạch và vạn chuyển về xưởng chế biến.

Không nên chất đống cà phê tại vườn, không giữ cà phê trái quá 24h trong bao sẽ làm cho cà phê bị lên men.

Nếu chưa thể chế biến thì bà con nên trải cà phê lên nền gạch thoáng mát và sạch sẽ, không nên xếp quả quá 30- 40 cm.

Theo Vieneakmat.com

Vào mùa cà phê, khắp cánh đồng tràn ngập quả mọng chín đỏ, người người tấp nập ra vào thu hái. Những chiếc xe công nông chở từng bao tải cà phê bên trong đi khắp các con đường thôn quê nhộn nhịp. Đó là dấu hiệu của một năm thắng lợi, đông vui với tràn ngập niềm hy vọng mới.

Yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến chất lượng của cà phê đó chính là thời điểm thu hoạch và phương pháp gia công cùng kỹ thuật chế biến. Trong đó, quá trình thu hoạch cà phê có rất nhiều điểm cần lưu ý nhằm mang đến những sản phẩm cà phê chất lượng. Đồng thời cũng không làm ảnh hưởng đến năng suất của vụ mùa cà phê về sau.

Mùa cà phê là mùa đẹp nhất trong năm

Đối với người làm cà phê, mùa cuối năm luôn là mùa bận rộn, náo nhiệt nhất trong năm… Tại các tỉnh Tây Nguyên, cà phê vối thường thu hoạch vào tháng 10-12. Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng thì bắt đầu sau, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. – Cà phê chè Lâm Đồng thì thu hoạch phổ biến từ tháng 9 đến tháng 11. Riêng ở Đà Lạt thì từ tháng 12 đến 2 năm tiếp theo. Cà phê chín rộ là thời điểm nông trại cà phê bắt đầu đông vui. Mỗi người một việc cùng tuyển chọn những hạt cà phê tốt nhất để sơ chế và bắt đầu các công đoạn gia công ngay sau đó.

Tùy theo phương pháp chế biến sẽ có cách thu hoạch phù hợp. Đối với phương pháp chế biến ướt cần chú ý thu hoạch quả chín vừa đủ. Những quả quả xanh hay chín nẫu, khô đen cần phân loại để riêng. Cà phê cần được thu hái bằng tay khi tỷ lệ quả chín trên cây đạt 95%, nếu vào cuối mùa thì tỷ lệ này có thể thấp hơn. Khi hái thì cẩn thận dùng những ngón tay bứt quả, xoay nhẹ để quả rơi xuống bạt. Lưu ý là không tuốt cành. Đối với cà phê chè không nên bứt cả chùm sẽ làm ảnh hưởng đến mần hoa bên dưới.

Cà phê thu hoạch chín đúng độ cho hiệu quả cao

Mùa cà phê rộn ràng là vậy! Tấp nập người xe ra vào khu vườn. Bà con nông dân thì bận rộn làm việc , thu hái những quả cà phê tốt nhất, chín đẹp nhất để cung cấp nguyên liệu hoàn hảo phục vụ công tác gia công đạt năng suất cao. Nếu có dịp về với núi rừng Tây Nguyên, thủ phủ của cà phê, đừng quên chọn thời điểm tháng 11, 12 để dừng chân nhé! Một mùa vụ sum xuê “quả ngọt”, đồi núi cao nguyên đẹp nên thơ và ngập tràn tiếng cười của niềm hy vọng thắng lợi.

Tùy từng phương pháp sơ chế mà cách thu hoạch sẽ khác nhau

Theo chân người nông dân, ta biết được để có một hạt cà phê nguyên chất cần trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Muốn việc thu hoạch diễn ra nhanh chóng, người nông dân thường bắt đầu ngày làm việc từ sáng sớm. Một tấm bạt lớn sẽ được trải dưới gốc cây để hứng quả cà phê chín tuốt từ cành. Cứ thế, tấm bạt được kéo từ gốc này sang gốc khác tới khi đầy. Họ bắt đầu tiến trình lọc bỏ lá rụng và cành gẫy sau đó mới đem phơi.

Tùy vào điều kiện thời tiết mà quá trình phơi cà phê tự nhiên có thể kéo dài từ 6 đến 30 ngày. Rồi mới tới quy trình rang xay, gia công cà phê. Công đoạn này có phần phức tạp hơn và sử dụng nhiều đến các loại máy móc. Một mẻ rang cà phê đã lột vỏ tại xưởng mất tầm khoảng 30 phút và ngày càng được cải tiến nhờ ứng dụng công nghệ Hot Air – Khí nóng hồi khí.

Và cứ thế các công đoạn này được thực hiện một cách chuyên nghiệp nhằm mang đến cà phê bột rang xay nguyên chất, hảo hạng đến tay người dùng cuối cùng nhờ tài nghệ pha chế của các Barista tài năng.

Cà phê rang xay thành phẩm được mang đi pha phin hoặc pha máy, nhằm phục vụ gu thưởng thức cà phê đặc trưng riêng của từng đối tượng khách hàng khác nhau. Có thể nói, để có một ly cà phê hoàn hảo là cả một quá trình. Từ những bông hoa cà phê trắng ngần trên cành đến những quả đỏ chín mọng rối đến những hạt cà phê rang xay màu nâu độc đáo. Và cuối cùng là những tách cà phê đặc sắc nhâm nhi mỗi ngày. Vô cùng kì công!

——

Tự hào người Việt, sản phẩm ưu việt” – Kapha thổi hồn vào từng hạt cà phê như bản trường ca trải qua nhiều thập niên được viết lên bởi những chuyên gia tâm huyết, cống hiến suốt cuộc đời cho niềm đam mê cà phê. MC Fam – Một thương hiệu được khai sinh từ Kapha, là thành quả sau nhiều năm nghiên cứu nhằm đáp ứng xu hướng mới của những người sành điệu cà phê từ gu Việt đến gu Phương Tây.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các dòng sản phẩm cà phê của thương hiệu MC Fam Coffee, vui lòng liên hệ chúng tôi qua Email: hoặc Hotline: 090 871 2020.

Video liên quan

Chủ Đề