Mẫu giấy vay tiền 2023

Giấy vay tiền được sử dụng nhiều để tránh những rủi ro trong quá trình cho vay tiền. Vậy giấy cho vay tiền viết tay có hợp pháp không? Các mẫu giấy cho vay đúng quy định? Lãi suất cho vay đúng quy định của pháp luật? Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.633.705 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng!

>> Tư vấn quy định về Giấy vay tiền, Gọi ngay 1900.633.705

  • Giấy vay tiền là gì? Viết tay có hợp pháp không?
  • Mẫu giấy vay tiền đơn giản nhất
  • Nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong giấy vay tiền viết tay
  • Lãi suất cho vay trong giấy vay tiền viết tay
  • Một số câu hỏi liên quan đến giấy vay tiền

Giấy vay tiền là gì? Viết tay có hợp pháp không?

Anh Tùng [Quảng Nam] có câu hỏi:“Xin chào luật sư! Tôi có vấn đề như sau muốn nhờ luật sư tư vấn giúp:

Tôi có cho một người bạn vay số tiền là 1 tỷ đồng và chúng tôi có thỏa thuận sẽ viết một biên bản viết tay về việc thỏa thuận cho vay và thời hạn trả nợ. Tuy nhiên tôi có nghe được vài thông tin là giấy nợ viết tay không được pháp luật công nhận nên nó không hợp pháp. Chính vì vậy, tôi muốn hỏi luật sư là giấy vay tiền là gì? Viết tay có hợp pháp không? Tôi cảm ơn luật sư!”

>> Giấy nợ viết tay có hợp pháp không? Luật sư tư vấn 1900.633.705

Trả lời:

Xin chào anh Tùng! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi liên quan đến tư vấn luật dân sự đến Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi của anh! Chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra câu trả lời như sau:

Giấy vay tiền là một loại giấy tờ được sử dụng trong các trường hợp các bên thỏa thuận về số tiền cho vay, lãi suất vay, thời hạn trả nợ và cam kết trả nợ. Giấy vay tiền viết tay được các bên tự thỏa thuận rồi viết thành văn bản, thường được sử dụng giữa cá nhân với cá nhân với khoản vay không quá lớn và hình thức của văn bản này khá đơn giản.

Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 về hình thức của giao dịch dân sự như sau:

“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

Theo đó, giao dịch vay tài sản trong đó có vay tiền thì có thể được thực hiện dưới các hình thức như: thông qua hợp đồng, thông qua giấy viết tay, thông qua hành vi, lời nói ….

Tuy nhiên, giấy vay tiền viết tay chỉ có hiệu lực khi đáp ứng được các điều kiện về nội dung được quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 cụ thể như sau:

“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Như vậy để giấy vay nợ viết tay thì ngoài việc đáp ứng về mặt hình thức thì cần phải đáp ứng quy định về nội dung như bên cho vay phải giao tài sản cho bên vay và bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng theo đúng số lượng, chất lượng khi đến hạn trả nợ và phải chi trả cả lãi [nếu có].

Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 177 Bộ Luật dân sự 2015, giấy vay tiền viết tay cần phải thỏa mãn các điều kiện cụ thể như sau:

“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a] Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b] Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c] Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

Theo đó, để đảm bảo giấy vay nợ viết tay hợp pháp thì cần phải đáp ứng thêm các điều kiện như: Chủ thể tham gia giao dịch phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch; các bên tham gia phải hoàn toàn tự nguyện, mục đích nội dung của giao dịch vay không trái với quy định của pháp luật, không trái với chuẩn mực đạo đức,….

Như vậy, trong trường hợp này anh và người kia hoàn toàn có thể thỏa thuận với nhau về khoản vay và viết giấy vay nợ bằng chữ viết tay để làm căn cứ xác nhận khoản vay. Tuy nhiên, khi viết giấy vay nợ viết tay thì anh cần lưu ý về các điều kiện cần đáp ứng để văn bản này có giá trị pháp lý về mặt pháp luật. Mọi thắc về giấy vay nợ viết tay hợp pháp, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.633.705 để nhận được luật sư tư vấn miễn phí!

Mẫu giấy vay tiền đơn giản nhất

Trên thực tế rất nhiều người thường có thói quen cho người khác vay tiền mà không có văn bản ghi nhận cho vay làm phát sinh những rủi ro nhất định về mặt pháp lý. Chính vì vậy khi cho vay hoặc đi vay thì các bạn nên viết giấy vay nợ để bảo vệ quyền lợi của mình cũng như tránh phát sinh những tình huống không đáng có.

Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp cho quý khách một số mẫu đơn giấy vay tiền viết tay theo đúng quy định hiện nay dưới đây:

Mẫu giấy vay tiền đơn giản nhất

>> Hướng dẫn ghi mẫu vay tiền viết tay, Gọi ngay 1900.633.705

Download [DOCX, 15KB]

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY CHO VAY TIỀN

Hôm nay ngày …. tháng …. năm …..

Tại địa điểm: …………………………………………

Chúng tôi gồm có:

Bên A: [bên vay]

Họ và tên: ………………………………………………

Số CMND/CCCD: ……. Ngày cấp:…… Nơi cấp:…………

Hộ khẩu: ……………………………………… …………

Chỗ ở hiện tại: …………………………… …………

Bên B: [bên cho vay]

Họ và tên: ………………………………… ……………

Số CMND/CCCD: ………. Ngày cấp:…………… Nơi cấp:……

Hộ khẩu: ……………………………………… ………………

Chỗ ở hiện tại: …………………………… ………………

Bên B đồng ý cho bên A vay tiền với nội dung sau:

Số tiền cho vay bằng số: ……………………..….VND

[Số tiền bằng chữ: ………………………………………..]

Mức lãi suất: …………………………..……………………

Thời điểm thanh toán lãi: ………………..…………………

Thời điểm thanh toán gốc: …………………………………

Phương thức thanh toán: ………………….…………………..

Cam kết của các bên: ……………………………………………

Trên đây là mẫu giấy vay tiền viết tay đơn giản nhất nếu có thắc mắc khác liên quan đến vấn đề này quý khách hãy liên hệ đến số hotline 1900.633.705 để được luật sự giải đáp nhanh nhất.

Mẫu giấy vay tiền cá nhân

Download [DOCX, 15KB]

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….., ngày …… tháng ….. năm ……

GIẤY VAY TIỀN

1/ Thông tin bên vay:

Ông: …………………………………………………………………….

CMND/CCCD số: ………… do …………… cấp ngày ….. tháng ….. năm ……

Hộ khẩu thường trú: ………………… ………… ………… …………… ……… …… …………… …….

Chỗ ở hiện tại: …… ……… …………… ……………… ………… …………… ………… …… … ………

2/ Thông tin bên cho vay:

Ông: ………………………………………………………..

Ngày sinh: ……………………………….

CMND/CCCD số: ………………………… do Công an tỉnh ……………. cấp ngày…..tháng…..năm….

Hộ khẩu thường trú: ……………… ………………… ………………… ………… …………… ………..

Chỗ ở hiện tại: ………… …………… ……………… ………………

3/ Tài sản vay và lãi suất vay:

Bên vay tự nguyện vay của bên cho vay số tiền là: ………………… đồng [bằng chữ: ……………………]

Với lãi suất: ……%/tháng, trong thời hạn …………… tháng, kể từ ngày: …………………….

Những thỏa thuận khác:

……………………………..

…………………………………

4/ Mục đích vay: ……………………………………… ……………………………………………….

5/ Cam kết:

Bên vay cam kết sẽ thanh toán nợ gốc và lãi theo đúng nội dung đã thỏa thuận nêu trên. Nếu sai, bên vay hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và sẵn sàng phát mãi tài sản do bên vay làm chủ sở hữu để thanh toán cho bên cho vay.

Trên đây là mẫu giấy vay tiền viết tay cá nhân, nếu có thắc mắc khác liên quan đến vấn đề này quý khách hãy liên hệ đến số hotline 1900.633.705 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.

Mẫu giấy vay tiền viết tay đơn giản

>> Hướng dẫn ghi mẫu vay tiền viết tay, Gọi ngay 1900.633.705

Download [DOCX, 13KB]

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY VAY TIỀN

Hôm nay, ngày …. tháng …. năm 20…., …….., chúng tôi gồm có:

Tôi là …….., sinh năm: ………, CMND số: …….do Công an ……. cấp ngày ………và vợ là bà ……, sinh năm: ……….., CMND số: ………… do Công an ….. cấp ngày …………….., cả hai ông bà cùng có hộ khẩu thường trú tại: ……..

Vợ/chồng tôi có vay của: Ông/bà ………, sinh năm: ………, CMND số: ……..do Công an ….. cấp ngày ……………… và vợ là bà ………….., sinh năm: ……….., CMND số: ……. do Công an ………….. cấp ngày ………, cả hai ông bà cùng có hộ khẩu thường trú tại: ………….. số tiền sau:

– Số tiền cho vay: …….. đồng [………. đồng] tiền Việt Nam;

– Thời hạn vay: ….. [………] tháng kể từ ngày ký và nhận tiền theo Giấy này;

– Mục đích sử dụng tiền vay: …

– Lãi suất là:….. %/tháng [……phần trăm một tháng];

Chúng tôi xin vay và hứa là chậm nhất đến ngày……../………../…….. chúng tôi sẽ trả đầy đủ tiền gốc, tiền lãi cho ông/bà ………theo đúng Giấy vay tiền này, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước ông/bà ………..và trước pháp luật về việc vay tiền này.

Để bảo đảm cho việc trả nợ, chúng tôi tự nguyện cầm cố/thế chấp tài sản là:……………cho ông bà, nếu chúng tôi vi phạm nghĩa vụ đã cam kết thì ông/bà có toàn quyền xử lý tài sản cầm cố, thế chấp này.

Chúng tôi tự nguyện ký tên dưới đây để làm bằng chứng.

Trên đây là mẫu giấy vay tiền viết tay đơn giản, nếu có thắc mắc khác liên quan đến vấn đề này quý khách hãy liên hệ đến số hotline 1900.633.705 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.

Mẫu giấy vay tiền không thế chấp

>> Hướng dẫn cách điền mẫu vay tiền không thế chấp, Gọi ngay 1900.633.705

Download [DOC, 35KB]

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-

HỢP ĐỒNG CHO VAY TIỀN

Hôm nay ngày: ……………………………

Tại địa điểm: ………………………………………………………………………………….

Chúng tôi gồm có:

Bên A: [bên cho vay]

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………………………………………………………….

CMND/CCCD số ………………. do ……………………….. cấp ngày ………………….

Bên B: [bên vay]

Ông [bà]: ……………………………………………………………………………………………

CMND/CCCD số ………………. do ……………………….. cấp ngày ………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………………………………………………………….

Sau khi thỏa thuận cùng nhau ký hợp đồng vay tiền với các điều khoản sau:

Điều 1: Về số lượng tiền vay

Bên A đồng ý cho bên B vay số tiền:

+ Bằng số: ………………………………………………………………………………………….

+ Bằng chữ: ………………………………………………………………………………………..

Điều 2: Thời hạn và phương thức vay

2.1. Thời hạn vay là ………………….. tháng

+ Kể từ ngày: ……………………………..

+ Đến ngày: ……………………………….

2.2. Phương thức vay [có thể chọn các phương thức sau]:

+ Chuyển khoản qua tài khoản: ……………………………………………………………….

+ Mở tại ngân hàng: ……………………………………………………………………………..

+ Cho vay bằng tiền mặt

Chuyển giao thành ………….. đợt

– Đợt 1: ……………………………………………………………………………………………..

– Đợt 2: ……………………………………………………………………………………………..

Điều 3: Lãi suất

3.1 Bên B đồng ý vay số tiền trên với lãi suất … % một tháng tính từ ngày nhận tiền vay.

3.2 Tiền lãi được trả hàng tháng đúng vào ngày thứ 30 tính từ ngày vay, lãi trả chậm bị phạt …………. % tháng.

3.3 Trước khi hợp đồng này đáo hạn …………. ngày; nếu bên B muốn tiếp tục gia hạn phải được sự thỏa thuận trước tại địa điểm …………………………………………………

3.4 Trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực không thay đổi mức lãi suất cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng này.

3.5 Khi nợ đáo hạn, bên B không trả đủ vốn và lãi cho bên A, tổng số vốn và lãi còn thiếu sẽ chuyển sang nợ quá hạn, và chịu lãi suất tính theo nợ quá hạn là …………. % một tháng.

3.6 Thời hạn thanh toán nợ quá không quá …………. ngày nếu không có sự thỏa thuận nào khác của hai bên.

Điều 4: Biện pháp bảo đảm hợp đồng

Không áp dụng

Điều 5: Trách nhiệm chi trả những phí tổn có liên quan đến hợp đồng.

Những chi phí có liên quan đến việc vay nợ như: tiền lưu kho tài sản bảo đảm, phí bảo hiểm, lệ phí tố tụng, v.v… bên B có trách nhiệm thanh toán.

Điều 6: Những cam kết chung

6.1 Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng này, nếu những nội dung khác đã quy định trong pháp luật Nhà nước không ghi trong hợp đồng này, hai bên cần tôn trọng chấp hành.

Nếu có tranh chấp xảy ra, hai bên sẽ giải quyết bằng thương lượng.

6.3 Nếu tự giải quyết không thỏa mãn, hai bên sẽ chuyển vụ việc tới Tòa án nhân dân… nơi hai bên vay cư trú.

Điều 7: Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …… tháng ……. năm ……. đến ngày ……. tháng ……. năm …….

Hợp đồng này được lập thành ……. bản. Mỗi bên giữ ……. bản.

Trên đây là mẫu giấy vay tiền không thế chấp, nếu có thắc mắc khác liên quan đến vấn đề này quý khách hãy liên hệ đến số hotline 1900.633.705 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.

Mẫu giấy vay tiền thế chấp sổ đỏ

>> Hướng dẫn cách điền giấy vay thế chấp sổ đỏ, Gọi ngay 1900.633.705

Download [DOC, 85KB]

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-

HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

[Số: …………………]

Hôm nay, ngày …. tháng …… năm …, Tại ………………………………………………… Chúng tôi gồm có:

BÊN THẾ CHẤP [BÊN A]:

Ông/bà: ……………………………………………………………………… Năm sinh:………………………

CMND/CCCD số: …………………… Ngày cấp ……………….. Nơi cấp: ………………………………………….

Hộ khẩu: ………… ……………… ……………………… ………………………………………………………..

Địa chỉ:.……… ……………………… ……………………………… …………………………………………….

Điện thoại: ……………………………..

Là chủ sở hữu quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

………………………………………………………………………………………………………………………

Các chứng từ sở hữu và tham khảo về quyền sử dụng đất đất và tài sản gắn liền với đất [nếu có] đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho Bên A gồm có:

………………………

BÊN NHẬN THẾ CHẤP [BÊN B]:

Địa chỉ: ……… ………………… ………………………… ………………………………………………………..

Điện thoại:………………………………………………

CMND/CCCD số: ……………………..

Hai bên đồng ý thực hiện việc thế chấp quyền sử dụng đất………….. theo các thoả thuận sau đây:

ĐIỀU 1: NGHĨA VỤ ĐƯỢC BẢO ĐẢM

1. Bên A đồng ý thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất [nếu có] của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên B.

………………………………………………………………………………………………………………………

2. Nghĩa vụ được bảo đảm là: …………………………………………………………………………………….

ĐIỀU 2: TÀI SẢN THẾ CHẤP

2.1. Thửa đất thế chấp

Quyền sử dụng đất của bên A đối với thửa đất theo ………………………………………cấp ngày ……. tháng ……. năm ………., cụ thể như sau:

a] Thửa đất số: ………………………………………………………………………

b] Tờ bản đồ số: …………………………………………………………………….

c] Địa chỉ thửa đất: …………………………………………………………………

d] Loại đất: ……………………………………………………………………………

e] Diện tích đất thế chấp: …………………………. m2 [Bằng chữ: ………………………………………………..]

f] Hình thức sử dụng:

– Sử dụng riêng: …………………………………………… m2

– Sử dụng chung: ………………………………………….. m2

g] Mục đích sử dụng: ………………………………..

h] Thời hạn sử dụng: ………………………………..

i] Nguồn gốc sử dụng: ……………………………..

k] Những hạn chế về quyền sử dụng đất [nếu có]: ……………………………………………………………………

2.2.Tài sản gắn liền với đất [nếu có]:

a] Loại tài sản: …………………………………………………………………

b] Địa chỉ nơi có tài sản: ……………………………………………………..

c] Diện tích: ………………………….m2 [Bằng chữ:…….……………………………………………….m2]

d] Giấy chứng nhận quyền sở hữu số: ………………………….cơ quan cấp ……………..………. ngày ……. tháng ……. năm ………

ĐIỀU 3: GIÁ TRỊ TÀI SẢN THẾ CHẤP

Giá trị tài sản thế chấp nêu tại Điều 2 của Hợp đồng này là: ……………………………………………… VNĐ

[Bằng chữ: ……………………………………………….] theo văn bản xác định giá trị tài sản thế chấp ngày …….. tháng ……. năm ……….

ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

4.1. Nghĩa vụ của bên A:

a] Giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtcho bên B;

b] Không được chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, cho thuê, góp vốn hoặc dùng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất [nếu có] thế chấp để bảo đảm cho nghĩa vụ khác nếu không được bên B đồng ý bằng văn bản;

c] Bảo quản, giữ gìn đất và tài sản gắn liền với đất [nếu có] thế chấp; áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất [nếu có] thế chấp trong trường hợp đất và tài sản gắn liền với đất [nếu có] thế chấp có nguy cơ bị hư hỏng do khai thác, sử dụng;

d] Tạo điều kiện thuận lợi cho bên B kiểm tra đất và tài sản gắn liền với đất [nếu có].

e] Làm thủ tục đăng ký việc thế chấp; xóa việc đăng ký thế chấp khi hợp đồng thế chấp chấm dứt;

f] Sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất [nếu có] đúng mục đích, không làm hủy hoại, làm giảm giá trị của quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất [nếu có] đã thế chấp;

g] Thanh toán tiền vay đúng hạn, đúng phương thức theo thoả thuận trong hợp đồng.

4.2. Quyền của bên A:

a] Nhận lại các giấy tờ về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất [nếu có] thế chấp sau khi hoàn thành nghĩa vụ;

b] Yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại nếu làm mất, hư hỏng các giấy tờ về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất [nếu có] thế chấp.

c] Được sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất [nếu có] trong thời hạn thế chấp;

d] Được nhận tiền vay do thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất [nếu có] theo phương thức đã thoả thuận;

e] Hưởng hoa lợi, lợi tức thu được, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất [nếu có] thế chấp;

f] Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất [nếu có] đã thế chấp nếu được bên B đồng ý;

g] Nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất [nếu có] sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ thế chấp.

ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

5.1. Nghĩa vụ của bên B:

a] Cùng với bên A đăng ký việc thế chấp;

b] Giữ và bảo quản giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong trường hợp làm mất, hư hỏng, thì phải bồi thường thiệt hại cho bên A;

c] Trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi bên thế chấp đã thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp.

5.2. Quyền của bên B

a] Kiểm tra hoặc yêu cầu bên A cung cấp thông tin về thực trạng quyền sử dụng đất thế chấp;

b] Yêu cầu bên A áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn giá trị quyền sử dụng đất trong trường hợp đất có nguy cơ bị hư hỏng do khai thác, sử dụng;

c] Yêu cầu xử lý quyền sử dụng đất thế chấp theo phương thức đã thoả thuận.

d] Kiểm tra, nhắc nhở bên A bảo vệ, giữ gìn đất và sử dụng đất đúng mục đích;

e] Được ưu tiên thanh toán nợ trong trường hợp xử l‎ý quyền sử dụng đất đã thế chấp.

ĐIỀU 6: VIỆC ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP VÀ NỘP LỆ PHÍ

6.1. Việc đăng ký thế chấp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật do bên ……………… chịu trách nhiệm thực hiện.

6.2. Lệ phí liên quan đến việc thế châp căn hộ theo Hợp đồng này do bên ……………… chịu trách nhiệm nộp.

ĐIỀU 7: XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP

7.1. Trong trường hợp hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên A không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên B có quyền yêu cầu xử lý quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất [nếu có] thế chấp theo phương thức: ………………………………………………………………………….

7.2. Việc xử lý quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất [nếu có] được thực hiện để thanh toán nghĩa vụ cho bên B sau khi đã trừ chi phí bảo quản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất [nếu có] và các chi phí khác có liên quan đến việc xử lý quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất [nếu có] thế chấp.

ĐIỀU 8: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 9: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

9.1. Bên A cam đoan:

a] Những thông tin về nhân thân, về thửa đất và tài sản gắn liền với đất [nếu có] đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

b] Thửa đất thuộc trường hợp được thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

c] Tại thời điểm giao kết Hợp đồng này:

– Thửa đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d] Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

e] Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

9.2. Bên B cam đoan:

a] Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

b] Đã xem xét kỹ, biết rõ về thửa đất và tài sản gắn liền với đất [nếu có] nêu tại Điều 2 của Hợp đồng này và các giấy tờ về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất [nếu có];

c] Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

d] Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

ĐIỀU 9: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

Hợp đồng này có hiệu lực pháp lý từ ngày …… tháng …. năm ……. Đến ngày …… tháng ….. năm ……

Hợp đồng được lập thành ………. [………..] bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.

BÊN A

[Ký, ghi rõ họ tên]

BÊN B

[Ký, ghi rõ họ tên]

PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ:

Xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân xã [phường, thị trấn] nơi có đất thế chấp:

1. Về giấy tờ sử dụng đất: ………………………………………………………….

2. Về hiện trạng thửa đất: …………………………………………………………..

2.1. Chủ sử dụng đất: ……………………………………………………………….

2.2. Diện tích: …………………………………………………………………………

2.3. Loại đất: ………………………………………………………………………….

2.4. Thời gian sử dụng đất còn lại: …………………………………………………

2.5. Thửa đất số: ……………………………………………………………………..

2.6. Thuộc tờ bản đồ số: ……………………………………………………………

2.7. Đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp: ………………………………..

3. Thuộc trường hợp được thế chấp quyền sử dụng đất được quy định tại điểm …… khoản ……. Điều ………. của …………………………………………………………………………….

……………….,ngày……….tháng……..năm……….

Thủ trưởng cơ quan đăng ký

[Ký, ghi rõ chức danh, họ tên, đóng dấu]

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Hôm nay, ngày ……… tháng ………. năm ……… [Bằng chữ: ……………………………..…………………]
tại ……………………………………………, tôi ………………………………………, Công chứng viên, Phòng Công chứng số ……………, tỉnh/thành phố ……………………………………….

CÔNG CHỨNG:

– Hợp đồng thế chấp bằng căn hộ nhà chung cư được giao kết giữa bên A là …………….. và bên B là …………….; các bên đã tự nguyện thoả thuận giao kết hợp đồng;

– Tại thời điểm công chứng, các bên đã giao kết hợp đồng có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;

– Nội dung thỏa thuận của các bên trong hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội:

…………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

– Hợp đồng này được làm thành ………. bản chính [mỗi bản chính gồm ……. tờ, ……..trang], giao cho:

+ Bên A ……. bản chính;

+ Bên B ……. bản chính;

Lưu tại Phòng Công chứng một bản chính.

Số………………………….., quyển số …………….TP/CC-SCC/HĐGD.

CÔNG CHỨNG VIÊN

[Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên]

Trên đây là mẫu giấy vay tiền thế chấp sổ đỏ theo quy định mới nhất, nếu có thắc mắc khác liên quan đến vấn đề này quý khách hãy liên hệ đến số hotline 1900.633.705 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.

Xem thêm: Vay thế chấp sổ đỏ cần điều kiện gì? Hạn mức là bao nhiêu?

Mẫu giấy vay tiền có người làm chứng

>> Hướng dẫn cách ghi giấy vay tiền có người làm chứng, Gọi ngay 1900.633.705

Download [DOCX, 16KB]

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——***——

GIẤY BIÊN NHẬN VAY TIỀN

Tôi tên là: …………………………

Điện thoại: …………………………

Số CMND/CCCD : …………… Ngày cấp: ………… Nơi cấp: …………

Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………

Chỗ ở hiện tại: ………………………

Hôm nay, vào lúc ……………. ngày ….. tháng ….. năm 201…..

Tôi có vay của Ông [Bà]: ……………………………………… một khoản tiền để làm ăn.

Hộ khẩu thường trú:

Số CCCD/CMND:

Với số tiền là: ………………VNĐ

[Viết bằng chữ: ………………………………………]

Hẹn sau ……… ngày, tức là ngày: …………………… tôi sẽ hoàn trả lại đầy đủ số tiền gốc trên và lãi suất theo thỏa thuận.

Tôi đã hiểu rõ và nhất trí tuân theo những yêu cầu của người cho vay tiền, nay tôi viết giấy biên nhận vay tiền này để xác nhận và cũng là làm bằng chứng về việc tôi vay tiền của

Ông [Bà] : ………………

Tôi cam kết những nội dung trên đây là hợp pháp, đầy đủ, chính xác và trung thực.

Nếu có gì gian dối tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật hiện hành của nước Việt Nam về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản./.

…………., ngày …. tháng …. năm….

NGƯỜI CHO VAY

[Ký, ghi rõ họ tên]

NGƯỜI VAY TIỀN

[Ký, ghi rõ họ tên]

NGƯỜI LÀM CHỨNG

Tôi là: …………., tôi nhận làm chứng cho việc lập giấy biên nhận vay tiền này giữa các bên.

Chứng minh nhân dân số: ………….. cấp ngày ……. tại ……..

Hộ khẩu thường trú: ……………………..

Ký tên

Trên đây là mẫu giấy vay tiền có người làm chứng theo quy định, nếu có thắc mắc khác liên quan đến vấn đề này quý khách hãy liên hệ đến số hotline: 1900.633.705 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.

Nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong giấy vay tiền viết tay

Ông Lê [Quảng Nam] có câu hỏi:“Xin chào luật sư! Tôi có vấn đề mong luật sư tư vấn như sau: Tôi đã cho một người vay số tiền là 100 triệu đồng có giấy vay nợ viết tay. Đến hạn trả nợ thì tôi có đòi nhưng người kia có hành vi là trốn tránh nghĩa vụ trả nợ và lấy lý do là giấy vay tiền viết tay không có giá trị pháp lý. Vì vậy luật sư cho tôi hỏi là trong trường hợp này, người vay tiền có phải trả nợ cho tôi không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi! Tôi xin cảm ơn luật sư!”

>> Nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong giấy vay tiền viết tay được quy định như thế nào? Gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Xin chào ông Lê! Cảm ơn ông đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật! Sau khi nghiên cứu tình huống của ông, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong giấy nợ như sau:

“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Theo đó bên vay tài sản có nghĩa vụ phải trả đủ tiền khi đến hạn trả nợ, nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm trả nợ thì địa điểm trả nợ được xác định là nơi cư trú hoặc đặt trụ sở của bên cho vay.

Đối với trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ số tiền vay thì bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Đối với trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn trả nợ nhưng bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả cho bên cho vay với mức lãi suất như sau:

Lãi trên nợ gốc được xác định theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả. Trường hợp chậm trả thì người vay phải trả cho người cho vay với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015.

Trường hợp hai bên không có thỏa thuận về lãi suất thì lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả được xác định bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả.

Như vậy, trong trường hợp này thì bên vay tiền của ông sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ông theo đúng thỏa thuận được ghi trong giấy vay tiền đã được xác lập. Mọi thắc liên quan đến nghĩa vụ trả nợ, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.633.705 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!

Lãi suất cho vay trong giấy vay tiền viết tay

Chị Hoài [Bình Thuận] có câu hỏi:“Xin chào luật sư! Tôi có thắc mắc mong luật sư giải đáp như sau: Tôi có vay của một người quen số tiền là 200 triệu đồng với lãi suất là 20%/ năm. Hiện tại chúng tôi muốn xác lập việc cho vay bằng cách viết một giấy vay tiền để tránh phát sinh các rủi ro sau này. Tuy nhiên, tôi đang thắc mắc với mức lãi suất mà chúng tôi có thỏa thuận có vi phạm pháp luật không? Rất mong luật sư sớm giải đáp giúp tôi! Tôi cảm ơn luật sư!”

>> Tư vấn quy định về lãi suất cho vay trong giấy vay tiền viết tay, Gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Xin chào chị Hoài! Tổng Đài Pháp Luật cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi! Đối với câu hỏi của chị, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật hình sự 2015 về lãi suất như sau:

“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Theo đó, pháp luật dân sự quy định lãi suất vay trong giấy vay tiền sẽ do các bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên cần đáp ứng được yêu cầu như sau:

Trường hợp các bên có thỏa thuận về mức lãi suất trong giấy vay tiền thì mức lãi suất này không được quá 20%/ năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp có pháp luật có quy định khác. Nếu mức lãi suất theo thỏa thuận của hai bên vượt quá mức lãi suất quy định tại khoản 1 điều 468 Bộ luật dân sự 2015 thì mức lãi suất vượt quá không được tính và nó không phát sinh hiệu lực về mặt pháp lý.

Đối với trường hợp có thỏa thuận về lãi suất nhưng không xác định rõ lãi suất là bao nhiêu và có tranh chấp giữa 2 bên về lãi suất thì mức lãi suất được tính bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 điều 468 Bộ luật dân sự 2015 tại thời điểm trả nợ.

Như vậy, với mức lãi suất mà chị và người cho vay có thỏa thuận đã phù hợp theo với quy định của pháp luật về lãi suất khi cho vay đối với giao dịch dân sự giữa cá nhân với cá nhân. Do đó, chị và người cho vay có thể xác lập hợp đồng vay bằng cách viết giấy vay tiền và cần ghi rõ ràng về các điều khoản thỏa thuận về tiền vay và lãi suất cho vay. Mọi thắc liên quan đến mức lãi suất cho vay trong giấy vay tiền viết tay đúng quy định của pháp luật, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.633.705 để nhận được sự tư vấn chi tiết từ luật sư!

>> Xem thêm: Cho vay lãi suất bao nhiêu thì hợp pháp? Dịch vụ tư vấn vay mượn tài sản

Một số câu hỏi liên quan đến giấy vay tiền

Cho vay tiền bằng giấy viết tay làm cách nào để đòi lại

Anh Hà [Nam Định] có câu hỏi:

“Xin chào luật sư! Tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp như sau:

Vào năm 2018 tôi có cho một người bạn vay số tiền là 1 tỷ đồng và chúng tôi có ký kết vào một giấy vay tiền rồi. Trong giấy vay tiền chúng tôi cũng ghi rõ là vào tháng 12/2019 người bạn kia sẽ phải trả lại số tiền đã vay cho tôi. Tuy nhiên, đến hạn người này trốn tránh và không thực hiện việc trả nợ cho tôi. Vì vậy, tôi muốn hỏi luật sư, trong trường hợp này, tôi có thể làm cách nào để có thể đòi lại số tiền cho vay? Tôi cảm ơn luật sư!”

>> Luật sư tư vấn cách đòi nợ cho vay tiền bằng giấy viết tay, Gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Xin chào anh Hà! Cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật! Sau khi nghiên cứu vấn đề của anh, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Căn cứ tại điều 290 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ như sau:

“1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thoả thuận.

2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Và căn cứ vào khoản 1 và khoản 5 Điều 474 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn;

5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”

Theo đó, bên vay theo giấy vay tiền ghi nhận có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay đầy đủ số tiền vay, đúng thời hạn, đúng thời điểm và đúng phương thức theo như thỏa thuận. Trong trường hợp không trả đúng hạn thì bên vay còn phải chịu thêm khoản lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước ban hành. Trong trường hợp này nếu như bên cho vay không trả nợ đúng hạn cho anh thì anh có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bên vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho mình theo thỏa thuận.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 4 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

“Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.”

Như vậy, trong trường hợp này của người vay có nghĩa vụ trả nợ cho anh đúng thời hạn theo thỏa thuận đã ghi trong giấy vay nợ. Trường hợp họ không trả đúng theo thỏa thuận thì anh có quyền khởi kiện ra Tòa yêu cầu họ thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngoài ra, anh còn có thể tố cáo họ với tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 khi chứng minh được họ có hành vi trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.

Mọi thắc mắc liên quan đến cách đòi lại tiền khi cho vay tiền bằng giấy vay tiền viết tay, hãy gọi ngay 1900.633.705 để nhận được sự tư vấn chi tiết từ các luật sư!

Cho vay tiền không có giấy tờ có đòi được không?

Chị Hằng [Phú Thọ] có câu hỏi:“Xin chào luật sư! Tôi có vấn đề mong luật sư giải đáp như sau:

Vào năm 2020, tôi có cho một người hàng xóm vay số tiền là 1 tỷ đồng nhưng không có giấy tờ viết tay. Hiện nay tôi có đòi họ trả nợ cho mình số tiền đã vay đó nhưng họ lại có hành vi trốn tránh không muốn trả nợ cho tôi. Do đó, tôi đang không rõ liệu rằng với trường hợp này này, tôi có được khởi kiện họ ra tòa để đòi lại số tiền này không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi vấn đề này. Tôi cảm ơn luật sư!”

>> Tư vấn cách đòi nợ không giấy tờ, Gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Xin chào chị Hằng! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hộp thư điện tử của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi của chị, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 về hình thức của giao dịch dân sự là giao dịch được thể hiện bằng lời nói, bằng hành vi hoặc bằng văn bản.

Theo đó ta có thể hiểu hiện nay pháp luật không quy định các giao dịch liên quan đến việc vay tài sản đều phải được thể hiện dưới hình thức là văn bản.

Do đó, hợp đồng vay tiền vẫn sẽ được công nhận dưới ba hình thức là lời nói, hành vi và văn bản.

Như vậy, trong trường hợp này mặc dù chị cho người kia vay tiền không có giấy tờ nhưng nếu như chị chứng minh được giao dịch này được thể hiện thông qua lời nói hoặc hành vi cho vay cụ thể như tin nhắn, email,… thì vẫn sẽ được pháp luật công nhận và chị vẫn có thể khởi kiện hành vi này ra Tòa án để yêu cầu bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ như thỏa thuận.

Mọi thắc mắc liên quan đến việc khởi kiện đòi nợ, hãy gọi đến đường dây nóng 1900.633.705 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!

Khi lập giấy vay tiền cần lưu ý gì?

Bác Bảo [Thành phố Hồ Chí Minh] có câu hỏi:

“Xin chào luật sư! Tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp như sau: Tôi đang có ý định cho một người bạn vay số tiền 100 triệu đồng với mức lãi suất là 10%/ năm. Chúng tôi đang thỏa thuận để soạn thảo cũng như ký kết giấy vay tiền để làm cơ sở xác nhận khoản vay cũng như tránh những rủi ro pháp lý về sau.  vậy, tôi đang muốn hỏi luật sư, khi lập giấy vay tiền viết tay cần chú ý những gì để đảm bảo quyền lợi của mình và tránh những rủi ro về sau. Mong luật sư giải đáp cho tôi vấn đề này. Tôi cảm ơn luật sư!”

>> Lập giấy vay tiền đúng quy định của pháp luật cần lưu ý gì? Gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Xin chào bác Bảo! Cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hòm thư điện tử của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi của bác, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Khi lập giấy vay tiền viết tay thì bác cần xác định:

Người vay có đủ khả năng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận hay không.

Đồng thời, bác cũng cần xem xét xem nên sử dụng hình thức đòi nợ như thế nào trong trường hợp người vay không trả nợ theo đúng thời hạn trả nợ hoặc trả nợ không đúng như đã ký kết.

Cuối cùng, bác có thể xem xét về việc thỏa thuận về hình thức xử phạt nếu như một trong hai bên không thực hiện đúng hợp đồng.

Như vậy, để đảm bảo quyền lợi cho mình nếu không may phát sinh ra tranh chấp cho vay thì bác nên xác định rõ đầy đủ ba yếu tố trên trong giấy vay tiền. Bác có thể thực hiện việc cho vay và vay tiền nhanh chóng và thuận tiện mà vẫn đáp bảo đúng theo quy định của pháp luật và tránh những rủi ro phát sinh về sau về quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong giao dịch xác lập. Mọi thắc mắc về cách lập giấy vay tiền đúng quy định của pháp luật, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.633.705 để nhận được sự tư vấn miễn phí từ luật sư!

Trên đây là những quy định của pháp luật và những vấn đề thực tế liên quan đến giấy vay tiền. Hy vọng bài viết của chúng tôi cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để giải quyết các vấn đề trong thực tế. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.633.705 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng!

Chủ Đề