Mất tiền trong tài khoản ngân hàng Techcombank

6 tháng năm 2022, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 932,9 nghìn tỷ đồng, bằng 66,1% dự toán năm và tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước.

Những tháng đầu năm 2022, tỉnh Thanh Hóa đã tiếp tục tập trung chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh trên địa bàn phát triển, qua đó tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước [NSNN].

Ngày 24/06/2022, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á [SeABank, mã chứng khoán SSB] phối hợp với Tập đoàn BRG và Tổng công ty Hàng không Việt Nam [Vietnam Airlines] cho ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đồng thương hiệu SeATravel với nhiều đặc quyền cao cấp, ưu đãi hàng không, nghỉ dưỡng, chơi Golf và mua sắm.

MB Bank liên tục gia tăng các chương trình bảo vệ tài khoản và thẻ dành cho khách hàng, giúp khách hàng hoàn toàn an tâm khi giao dịch và chi tiêu.

Ngày 14/6/2022, Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ [DFC] đã công bố thông qua khoản tài chính lên tới 1,4 tỷ USD cho 34 dự án ở các nước đang phát triển trên toàn thế giới. Trong đó, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á [SeABank, mã chứng khoán SSB] là đơn vị duy nhất ở Việt Nam được cấp khoản vay lên tới 200 triệu USD nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp vừa và nhỏ và khủng hoảng khí hậu.

Ngân hàng Nhà nước [NHNN] đã ban hành Thông tư số 04/2022/TT-NHNN quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng [TCTD], chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Với 453/457 [chiếm 90,96%] đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020.

Theo Bộ Tài chính Hoa Kỳ, Việt Nam không còn là đối tượng bị phân tích nâng cao như tại các kỳ Báo cáo gần đây.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 689/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”.

Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành chất vấn đối với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong đó có cơ chế cấp hạn mức tín dụng hàng năm cho các ngân hàng thương mại. Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ tính hợp lý của cơ chế cấp hạn mức tín dụng hằng năm cho các ngân hàng thương mại có phù hợp với tình hình hiện nay và xu hương thế giới.

Nguyễn Phương Minh, chủ thẻ visa debit [thẻ ghi nợ quốc tế] của Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam [Techcombank] cho biết, ngày 6/10, cô nhận được một loạt tin nhắn thông báo trừ tiền từ ngân hàng. Chỉ trong vài phút, tài khoản của Minh đã bị trừ hơn 21 triệu đồng.

Nhận thấy bất thường, Minh ngay lập tức đăng nhập ứng dụng ngân hàng chuyển số tiền còn lại sang ngân hàng khác. "Tiền bị trừ nhanh lắm, may là tôi đang ngồi máy nên vẫn kịp chuyển phần còn lại sang ngân hàng khác, nếu không cũng mất hết", Minh nói.

Nội dung cho những phần giao dịch trừ tiền được báo về là "Giao dịch qua POS số thẻ xxx... tại ZaloPay..." hoặc "Giao dịch qua POS số thẻ xxx... tại SenPay..." Tuy nhiên, Minh cũng cho biết chưa hề đăng ký hay sử dụng dịch vụ tại các ví điện tử này.

Minh khẳng định không cho bất kỳ ai mượn thẻ hay click vào đường link lạ cũng như cung cấp thông tin thẻ cho ai khác. Sau vài ngày liên hệ và tới trực tiếp ngân hàng, Minh được nhân viên nhà băng lập biên bản trình bày vụ việc và thông báo chờ ngân hàng tra soát.

Một loạt tin nhắn trừ tiền của Minh trong 5 phút. Ảnh: NVCC

Một khách hàng khác tại Đà Nẵng ngày 22/10 cũng bị trừ tiền từ thẻ tín dụng Techcombank với hai giao dịch tổng 20 triệu đồng, chỉ trong 2 giây.

Hai giao dịch trừ tiền liên tiếp với nội dung "Giao dịch thanh toán tại ZaloPay". Người này cho biết từng dùng ZaloPay và liên kết với thẻ ngân hàng, giao dịch thực hiện gần nhất cách đây khoảng 4 tháng.

Vì biết dùng thẻ tín dụng rủi ro nên cô thường xuyên khóa tính năng thanh toán online 24/24 nhưng đúng vào hôm mất tiền, do vội mua đồ ăn chưa kịp khóa thẻ, sau đó chẳng may bị hack tiền.

Khách hàng này liên hệ với nhân viên ngân hàng và nhận được thông báo tư vấn viên đã gửi yêu cầu tra soát. Việc tra soát cụ thể cần chờ Hội sở và họ sẽ trả lời trong 45 ngày. "Nếu ngân hàng không xử lý kịp trong 45 ngày thì khoản nợ thẻ tín dụng này trở nên quá hạn. Tôi thực sự căng thẳng khi đang khó khăn vì dịch bỗng dưng lại rơi một khoản nợ vào đầu", cô nói.

Tương tự, vào ngày 4/10, một khách hàng khác dùng thẻ ghi nợ quốc tế của Techcombank là Vy Nhật cũng bị trừ gần 10 triệu đồng.

Ngay lập tức, Vy Nhật đã gọi lên tổng đài và nhận được thông báo chờ 45 ngày tra soát. Lo lắng vì chưa có hướng xử lý cụ thể, Nhật gửi email lên trung tâm chăm sóc khách hàng của nhà băng này nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi. Cô cũng cho biết đã dùng thẻ của ngân hàng hơn 3 năm, chủ yếu dùng để chuyển khoản, thanh toán online và chưa cho ai mượn thẻ.

Những khách hàng này phần lớn dùng thẻ ghi nợ quốc tế, chưa sử dụng dịch vụ của ví điện tử được đề cập trong tin nhắn trừ tiền và đều khẳng định không nhận được bất kỳ tin nhắn OTP nào để liên kết thẻ với ví, hay thực hiện giao dịch.

"Tôi mong ngân hàng có thông báo chính thức để khách hàng an tâm, cũng như kịp thời đưa ra hướng xử lý thoả đáng", Minh nói.

Phía Techcombank cho biết do vụ việc liên quan đến dịch vụ thẻ quốc tế nên việc tra soát dù đang được đẩy nhanh nhưng cũng mất khá nhiều thời gian. Ngân hàng cũng cho rằng "không có tình trạng giao dịch bị hack" nhưng không cung cấp chi tiết cơ sở cho khẳng định này.

Tuy nhiên, ngân hàng này cũng cho biết sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng. Sau khi làm rõ được vấn đề, khách hàng bị trừ tiền oan chắc chắn sẽ được hoàn lại tiền.

Đối với các yêu cầu tra soát từ khách hàng, Techcombank cho biết sẽ phối hợp cùng Tổ chức thẻ quốc tế Visa để rà soát và xác thực thông tin nhanh nhất với thời gian tối đa theo quy định là 45 ngày.

Lâu nay, cũng có một số trường hợp chủ tài khoản của các ngân hàng dù không thực hiện giao dịch nhưng vẫn bị trừ tiền, phổ biến nhất là các giao dịch trừ tiền quốc tế hoặc dịch vụ của Google, Apple... Phần lớn sau tra soát, chủ thẻ cũng được hoàn tiền nếu không thực hiện giao dịch.

*Tên nhân vật được thay đổi hoặc giấu theo yêu cầu

Quỳnh Trang

Trong thời gian vừa qua, mạng xã hội xôn xao về trường hợp một chủ tài khoản Techcombank bị mất 30 triệu. Cụ thể vào ngày 16/10, tài khoản Techcombank của anh T.N bị trừ mất tiền trong khi anh không thực hiện giao dịch nào. Sau khi khiếu nại, anh được yêu cầu chờ 45 ngày theo quy định của Tổ chức thẻ Visa.

Tuy nhiên sau nhiều ngày chờ đợi, Techcombank đã không đưa ra được hướng giải quyết, thậm chí còn đổ thừa ngược lại cho chủ thẻ, cho rằng bản thân anh chính là người đã thực hiện giao dịch.

Quá bức xúc trước phản hồi của Techcombank, anh T.N đã đăng bài trên mạng xã hội, hy vọng có thể sớm được giải quyết cũng như để cảnh báo nhiều người.

2. Điểm chung của những vụ việc này là gì?

Trong thời gian vừa qua đã có nhiều vụ việc mất tiền vô lý đã xảy ra với người dùng Techcombank. Báo VnExpress cũng đã đưa tin về một trường hợp khác cũng mất tiền từ thẻ Visa Techcombank tại Đà Nẵng. Điều này làm dấy lên tin đồn rằng hệ thống của Techcombank đã bị chiếm đoạt. Tuy nhiên phía ngân hàng Techcombank đã khẳng định rằng hệ thống không hề bị lỗi.

Điểm chung của các giao dịch bí ẩn này là nó đều xuất phát từ thẻ Visa và thông qua ví điện tử của bên thứ 3 [ZaloPay và Senpay]. Trong trường hợp của anh T.N, anh khẳng định là mình không hề đăng ký dịch vụ ví điện tử của các bên này. Các nạn nhân khác cũng chia sẻ họ không nhận được mã OTP của giao dịch nhưng tiền vẫn bị trừ.

3. Điều kiện để có thể chiếm đoạt tiền từ thẻ Visa là gì?

Theo như ông Vũ Anh Tú – Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT, rủi ro lớn nhất mà những người dùng thẻ Visa phải đối mặt là bị lộ số thẻ, ngày hết hạn và mã CVV/CVC2 ở sau thẻ. Chỉ cần có những thông tin này, kẻ gian sẽ dễ dàng ôm trọn tiền trong tài khoản khổ chủ.

Bên cạnh đó ông cũng đề cập đến việc thông tin khách hàng bị lộ thông qua ngân hàng hoặc dịch vụ ví điện tử. Nhiều người cũng thường nghĩ rằng chỉ cần không tiết lộ mã OTP thì giao dịch sẽ không thực hiện được. Tuy nhiên hiện nay, rất nhiều bên không còn áp dụng phương thức gửi mã OTP hay bảo vệ tăng cường 3D-Secure nữa. Điều này nằm trong thỏa thuận của Visa và Mastercard đối với các doanh nghiệp lớn đã được xác định danh tính như Facebook, Google hay Apple.

4. Vậy ai là người chịu trách nhiệm?

Đối với các giao dịch trái phép [unauthorized transaction] được thực hiện mà không có sự đồng ý của chủ thẻ, Chính sách Zero Liability của Visa có quy định rằng chủ thẻ sẽ được tổ chức phát hành thẻ hoàn trả tiền.

Ngoài ra, Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm cũng chia sẻ với VOV, đa phần khi sự cố xảy ra các ngân hàng trên thế giới thường không đổ lỗi cho khách hàng. Thay vào đó, họ sẽ có các biện pháp kịp thời để đảm bảo tiền không bị mất thêm. Vietcombank cũng đã từng đóng băng thẻ khách hàng khi phát hiện giao dịch bất thường.

Tuy nhiên trong thực tế, có nhiều nguyên nhân khiến tiền “bốc hơi” trong tài khoản như do lỗi hệ thống hay khách hàng bị lừa mất mật khẩu. Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty luật Basico cho rằng, dù một phần lỗi thuộc về khách hàng khi làm lộ mật khẩu thì ngân hàng cùng nên chịu trách nhiệm một phần thay vì hoàn toàn đổ lỗi cho khách hàng.

Theo quy định về hoạt động thẻ ngân hàng thì trong những trường hợp như thế này, ngân hàng và chủ thẻ có thể thương lượng phân định trách nhiệm để tìm cách cách xử lý.

5. Công nghệ có khiến lừa đảo dễ dàng hơn?

Bậc thầy lừa đảo của bộ phim Catch me if you can, Frank Abagnale, cho rằng công nghệ đã trở thành công cụ hữu ích cho những kẻ trộm danh tính. Nhất là khi mọi thông tin của bạn đều được lưu trong một thiết bị điện tử.

“Nó thậm chí còn dễ hơn 4.000 lần" - Ông chia sẻ trong một hội thảo của Google năm 2017.

Trong quá khứ, khi phải thực hiện một phi vụ lừa đảo, ông phải cẩn trọng làm giả giấy tờ với nhiều công cụ phức tạp để có thể đánh cắp danh tính. Còn hiện tại, thứ ông cần chỉ là một chiếc máy tính để tìm thông tin của ngân hàng và một cuộc điện thoại tới nơi ông cần lừa đảo.

Công nghệ như con dao hai lưỡi khiến các ngân hàng phải thường xuyên nâng cấp hệ thống bảo mật của mình. Đây là lý do mà vào cuối năm nay, hệ thống thẻ ATM sẽ bị đổi sang thẻ chip với tính năng bảo mật cao hơn.

6. Những thủ đoạn ăn cắp thẻ dễ gặp hiện nay là gì?

Có rất nhiều cách để đánh cắp thông tin, dẫn tới tiền bốc hơi ở tài khoản ngân hàng. Một trong số đó phải kể tới:

Ăn cắp danh tính

Tại Việt Nam, hình thức này phổ biến thông qua việc thông tin cá nhân trên chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân bị tiết lộ. Chuyên gia An ninh mạng Hiếu PC chia sẻ rằng nạn nhân có thể bị mất tiền khi kẻ gian sao chép CMND thật để làm CMND giả. Từ đó chúng có thể chiếm đoạt tài sản của người bị hại.

Bên cạnh đó, thông tin cá nhân này còn có thể bị đánh cắp từ một bên thứ 3 như sàn thương mại điện tử, dịch vụ như khách sạn, nhà hàng.

Skimming/Cloning [Quét dữ liệu thẻ]

Một máy quét dữ liệu có thể được lắp đặt tại máy ATM để sao chép thông tin thẻ của chủ sở hữu. Cách này cũng có thể được áp dụng bằng cách “clone" [nhân đôi] thẻ SIM điện thoại của người sở hữu tài khoản. Từ đó họ có được mã OTP của giao dịch.

Phishing [Thả mồi câu cá]

Phishing có thể thực hiện thông qua nhiều hình thức như nhắn tin qua mạng xã hội, gửi tin nhắn SMS có mã độc [Smishing] hay gọi điện giả mạo là nhân viên ngân hàng [Vising]. Ở Việt Nam phổ biến nhất là hình thức gửi liên kết giả mạo trang web của ngân hàng để lấy thông tin [mã OTP, số thẻ, mã thẻ,...]

Điểm chung của loại hình này là hình thức tinh vi, mang tính thuyết phục cao với những website gần giống với bản gốc hay dùng phương thức tặng quà khiến nạn nhân mất cảnh giác.

7. Bạn phải làm gì khi nghi ngờ bị lộ mật khẩu hay xuất hiện giao dịch lạ?

Bên cạnh việc bảo vệ thông tin cá nhân và cảnh giác trước các hiện tượng lừa đảo, bạn cũng nên nắm được các bước xử lý khi bị mất, hoặc lộ thông tin thẻ. Điều 19 của Quy định về hoạt động thẻ ngân hàng cũng có nói rằng, chủ thẻ phải nhanh chóng thông báo cho đơn vị cung cấp dịch vụ khi nghi ngờ bị lộ thông tin.

Trách nhiệm của đơn vị này là phải thực hiện khóa thẻ hoặc có biện pháp phù hợp ngăn chặn thất thoát tài sản của chủ thẻ. Trong trường hợp có thiệt hại xảy ra, hai bên có thể thương lượng để tìm nguyên nhân và giải pháp. Nếu không giải quyết được thì sự việc xử lý theo quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, nếu phát hiện sai sót trong giao dịch thẻ, bạn có thể yêu cầu ngân hàng tra soát. Nếu không đồng ý với câu trả lời của ngân hàng về tra soát, bạn có thể khởi kiện theo pháp luật.

Video liên quan

Chủ Đề