Mang thai lần 2 khác lần 1 như thế nào năm 2024

Mang thai lần thứ hai mang đến cho mẹ nhiều trải nghiệm thú vị và niềm vui khi được chào đón thêm một thành viên mới trong gia đình. Nếu mẹ đang chờ mong có tin vui lần thứ hai thì đừng bỏ qua bài viết này nhé, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về các dấu hiệu mang thai lần 2 và cách chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu nhé.

Mang thai lần 2 khác lần 1 như thế nào năm 2024
Những dấu hiệu mang thai lần 2 điển hình nhất

1. Những dấu hiệu mang thai lần hai phổ biến

Nhìn chung, các dấu hiệu mang thai lần hai có nhiều điểm giống so với mang thai lần đầu, chỉ khác nhau về thời điểm xuất hiện và mức độ triệu chứng. Ở lần mang thai thứ hai, mẹ bầu thường có một số dấu hiệu như sau:

- Ốm nghén

Nếu lần mang thai trước đó, mẹ bầu đã từng bị ốm nghén thì ở lần mang thai thứ hai này thì tình trạng này vẫn có thể xảy ra. Thậm chí, nếu mẹ chưa từng ốm nghén thì vẫn có thể biểu hiện nghén vẫn có thể xuất hiện ở lần mang thai thứ hai.

- Thường xuyên đi tiểu

Trong thai kỳ, lượng máu của người mẹ tăng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi, và điều này khiến cho hoạt động của thận diễn ra nhiều hơn khiến mẹ bầu có cảm giác buồn đi tiểu thường xuyên.

Mang thai lần 2 khác lần 1 như thế nào năm 2024
Thường xuyên đi tiểu dấu hiệu mẹ mang thai lần 2

- Thèm ăn hoặc chán ăn

Do sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai, nên mẹ bầu có biểu hiện muốn ăn nhiều hơn hoặc buồn chán không muốn ăn gì.

- Đầy hơi, táo bón

Trong những ngày đầu mang thai, cơ thể người mẹ diễn ra một loạt thay đổi bao gồm có cả táo bón hoặc đầy hơi.

- Sổ mũi, hoặc chảy máu mũi

Đây là một trong những tác động của sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ tới lớp niêm mạc mũi, khiến mũi bị viêm và tăng tiết dịch mũi, từ đó gây ra hiện tượng sổ mũi hoặc tổn thương niêm mạc mũi dẫn đến chảy máu mũi.

Mang thai lần 2 khác lần 1 như thế nào năm 2024
Sổ mũi dấu hiệu mang thai lần 2

- Tính tình thay đổi thất thường

Hay cáu giận, dễ tủi thân cũng là một trong những triệu chứng hay gặp ở mẹ mang bầu.

Mẹ bầu có thể tham khảo thêm nội dung: Dấu hiệu mang thai tuần đầu

2. Triệu chứng mang thai lần hai có gì khác với mang thai lần đầu?

Dấu hiệu giữa hai lần mang bầu cũng có sự khác biệt, mẹ bầu có thể tìm hiểu thêm để hiểu rõ sự khác nhau thú vị này. Chẳng hạn như:

- Vùng ngực thay đổi

Nếu như ở lần mang thai đầu tiên, các triệu chứng ngực căng tức, sưng to về kích thước có thể cảm nhận rõ rệt. Nhưng các hiểu hiện này ở lần mang thai thứ hai dường như không thể cảm thấy khác biệt rõ nét. Lý do là bởi vòng ngực của mẹ bầu đã biến đổi, căng to hơn sau khi đã trải qua lần mang bầu đầu tiên.

- Bụng to nhanh và thấp hơn

Ở lần mang thai thứ hai, bụng của mẹ bầu dường như có kích thước to nhanh hơn lần mang thai trước đó. Lý do là cơ vòng bụng của mẹ đã căng giãn từ khi mang bầu lần thứ nhất. Ngoài ra, ở lần mang thai thứ hai thì cơ tử cung cũng không săn chắc như lần trước nên bụng mẹ thường thấp hơn so với mang bầu lần đầu.

Mang thai lần 2 khác lần 1 như thế nào năm 2024
Bụng to nhanh dấu hiệu mang thai lần 2

- Cảm nhận sự chuyển động của thai nhi sớm hơn

Trong quá trình mang thai lần thứ hai, mẹ có cảm nhận được sự chuyển động, những cái đạp của em bé sớm hơn cả lần trước đó. Theo các chuyên gia, có điều thú vị như vậy là do mẹ bầu đã có kinh nghiệm mang thai nhiều hơn rồi. Người mẹ luôn cầu mong được cảm nhận sự chuyển động của em bé trong cơ thể mình, từ đó em bé cũng nhận được tín hiệu từ mẹ và đạp sớm hơn.

- Mệt mỏi hơn

Mẹ bầu lần thứ hai thường áp lực hơn lần đầu, bởi vì mẹ vừa chăm sóc em bé đầu lòng vừa phải chăm lo cho sức khỏe thai kỳ. Đặc biệt là nhiều mẹ không được sự hỗ trợ từ phía gia đình, chồng thì càng vất vả hơn, và điều này làm cho nhiều người mẹ bầu cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi hơn so với lần mang thai trước.

Mang thai lần 2 khác lần 1 như thế nào năm 2024
Mệt mỏi dấu hiệu mang thai lần 2

- Đau khớp và đau lưng hơn

Cơ thể của người mẹ mang bầu lần thứ hai thường tiết ra hormone relaxin sớm hơn so với lần đầu. Loại hormone này được buồng trứng và nhau thai sản xuất, có tác dụng nới lỏng khớp, giãn nở dây chằng xương chậu và mở rộng tử cung ngay trước khi chuyển dạ.

Cũng chính hormone relaxin làm cho mẹ đau nhức mỏi lưng và đau nhức xương khớp trong thai kỳ.

- Có nhiều cơn gò chuyển dạ giả hơn

Cơn gò chuyển dạ giả thường diễn ra những ngày tháng cuối của thai kỳ, tuy nhiên không xảy ra quá nhiều. Chúng có tác dụng giúp tử cung của người mẹ làm quen và “tập duyệt” trước khi sinh nở nhằm nâng cao khả năng chịu đựng của cơ thể người mẹ.

Khi mẹ mang thai lần thứ hai, các cơn gò chuyển dạ giả diễn ra với số lần nhiều hơn và sớm hơn so với lần mang bầu đầu tiên.

3. Bí quyết chăm sóc sức khỏe mẹ bầu mang thai lần thứ hai

Có thể thấy được rằng, mẹ bầu có thể gặp nhiều thử thách khi mang thai lần hai hơn nhiều so với lần mang thai đầu tiên. Và vì vậy, mẹ bầu nên biết tới một số phương pháp chăm sóc sức khỏe như sau:

- Nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế lao động nặng.

- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là sắt, canxi, axit folic. Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm không lành mạnh (đồ ăn quá ngọt, chứa quá nhiều dầu mỡ, rượu bia, cà phê, đồ nướng…).

- Uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất 2-2.5 lít nước.

Mang thai lần 2 khác lần 1 như thế nào năm 2024
Bà bầu nên uống đủ nước khi mang thai

- Dành thời gian để tâm sự, chia sẻ khó khăn với người thân và gia đình.

- Thăm khám thai định kỳ.

- Vận động nhẹ nhàng: đi bộ trong công viên, bơi lội hoặc tập thể dục.

Mẹ bầu có thể tham khảo thêm chủ đề: Dấu hiệu mang thai đôi

Mang thai lần thứ hai sẽ luôn là hành trình tràn đầy niềm vui và hạnh phúc của bất kỳ người phụ nữ nào. Mẹ hãy luôn lạc quan, tích cực và hướng tới những điều tốt đẹp nhất để có thai kỳ khỏe mạnh, em bé phát triển vượt trội nhé. Hy vọng rằng bài viết đã giúp mẹ có thêm nhiều hiểu biết về những dấu hiệu mang thai lần 2 để mẹ không còn bỡ ngỡ và lo lắng nữa.

Làm sao biết mình có thai lần 2?

Các dấu hiệu có thai bạn có thể tự nhận biết.

Đau ngực. Sau khi thụ thai, các hormone trong cơ thể phụ nữ thay đổi nhanh chóng làm cho lượng máu đến bầu ngực tăng lên khiến ngực sưng và đau nhức. ... .

Chậm kinh. ... .

Chứng chuột rút. ... .

Xuất hiện các vết máu báo thai. ... .

Mệt mỏi. ... .

Đầu vú thâm quầng. ... .

Đầy hơi, khó tiêu. ... .

Đi tiểu nhiều hơn..

Mang thai lần 2 cách lần 1 bao lâu?

Để an toàn, khoảng thời gian từ lúc sinh tới lúc mang thai lần tiếp theo của phụ nữ cần ít nhất là 12 tháng. Khoảng cách sinh nở này là quan trọng với những phụ nữ trên 35 tuổi, kết hôn muộn và muốn sinh nhiều con.

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì thai mấy?

Cử động của thai nhi sẽ sớm hơn Thông thường ở lần đầu tiên có bầu, mẹ thường cảm nhận thai nhi máy và thai nhi đạp vào khoảng tuần thứ 19 – 20 của thai kỳ. Nhưng mang thai lần 2, vì đã biết được hiện tượng thai nhi máy nên mẹ sẽ cảm nhận được thai nhi máy và thai nhi đạp vào khoảng tuần lễ thứ 16 - 17.

Khi nào thì nên sinh con thứ 2?

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: khoảng cách giữa các lần sinh nở nên là 24 tháng, như thế mẹ sẽ khỏe và con thông minh hơn; phòng ngừa những nguy cơ sức khỏe. Nhưng nếu bạn chờ đợi 𝐡𝐨̛𝐧 𝟓 𝐧𝐚̆𝐦 để sinh con tiếp theo, bạn có nguy cơ biến chứng như tiền sản giật, sinh non, sinh thiếu cân hoặc sẽ khó khăn hơn để có thai.