Luật phòng chống tác hại của thuốc lá do cơ quan nào ban hành

Công việc của những người bán hàng tạp hoá vẫn diễn ra bình thường như mọi ngày. Những bao thuốc lá vẫn được bán cho người có nhu cầu mua thuốc, thậm chí cả những đứa trẻ chưa đủ 18 tuổi khi đi mua thuốc cũng không nhận được bất cứ sự phản ứng nào của người bán hàng. Rất nhiều người bán hàng khi được hỏi đều không biết hoặc rất mơ hồ về sự ra đời của Luật phòng chống tác hại của thuốc lá. Những tủ thuốc với rất nhiều nhãn hiệu thuốc lá được trưng bày công khai bất chấp những điều khoản quy định của Luật phòng chống tác hại của thuốc lá đã được ban hành và áp dụng. Đây được xem là một hành động tiếp tay quảng cáo cho thuốc lá và là một trong những hành vi bị cấm theo luật này. Những hành vi này, theo dự thảo Nghị định xử phạt thì mức phạt có thể lên đến 2 triệu đồng.

Tại các quán cà phê, tỷ lệ người hút thuốc lá còn khá đông. Tâm lý nhiều người cho rằng thuốc lá kết hợp với vị đậm đà của cà phê thực sự làm sảng khoái tinh thần. Tuy nhiên, đó chỉ là cảm giác cá nhân của mỗi người vì họ vẫn biết đến những tác hại của thuốc lá. Hiện nay chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh của những điếu thuốc lá cháy dở trên môi không ít người tại các địa điểm công cộng. Dường như với họ thì đây vẫn là một việc làm bình thường như mọi ngày mà không ý thức được rằng mình đang vi phạm pháp luật. Tại bến xe khách, nhiều người vẫn ngang nhiên hút thuốc. Trong khi, có rất nhiều bảng cấm hút thuốc vẫn đang được treo, dán nhiều nơi tại bến xe. Vậy khi luật ra đời, nghiêm cấm hút thuốc hoàn toàn tại một số địa điểm thì những người đang hút thuốc lá phản ứng như thế nào. Không ít người vẫn chủ quan cho rằng luật mặc luật vì chờ Nghị định hướng dẫn xử phạt thì cũng còn mất thêm một khoảng thời gian dài nữa. Theo dự thảo Nghị định hướng dẫn xử phạt hành chính thì hành vi hút thuốc tại nơi có quy định cấm hút thuốc sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 đến 300 nghìn đồng.

Nơi làm việc là một trong những địa điểm cấm hút thuốc hoàn toàn. Và Luật cũng quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong việc áp dụng luật trong cơ quan, tổ chức của mình. Bệnh viện là một trong những địa điểm mà không cần có phạm vi điều chỉnh của luật thì bản thân mỗi người khi đến đây cũng phải tự ý thức việc không được hút thuốc lá. Thế nhưng ngay cả khi luật đã thực sự có hiệu lực như hiện nay thì vẫn còn không ít người hút thuốc tại bệnh viện. Đặc biệt không ít người nhà bệnh nhân và những người thăm bệnh vẫn ngang nhiên hút thuốc ngay cả khi đã có bảng cấm. Tại bệnh viện đa khoa tỉnh, chúng ta có thể dễ đàng bắt gặp hình ảnh của rất nhiều người hút thuốc trong khuôn viên bệnh viện.

Một câu hỏi được đặt ra là: vậy khi Nghị định thực sự có hiệu lực thì cơ quan nào chịu trách nhiệm xử phạt và xử phạt như thế nào? Theo Vụ Pháp chế của Bộ Y tế thì nhiều các cơ quan có thể xử phạt các hành vi vi phạm luật phòng chống tác hại thuốc lá là thanh tra y tế, quản lý thị trường, công an… Như vậy đâu là cơ quan chịu trách nhiệm chính và để có thể làm tốt việc xử lý vi phạm này thì cần phải có thêm một đội ngũ nhân lực đáng kể trong khi hiện nay đội ngũ nhân lực hiện tại đã phải kiêm nhiệm khá nhiều công việc chuyên môn. Là một trong những cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai luật phòng chống tác hại của thuốc lá đến cơ sở, Sở Y tế tỉnh ta cũng đang phải đối mặt với rất nhiều trăn trở trong việc đưa luật đi vào cuộc sống.

Vậy những người đang hút thuốc hiện nay sẽ được hút thuốc tại những địa điểm nào? Theo luật quy định địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm: Khu vực cách ly của sân bay; Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch; Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa. Tuy nhiên, nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây: Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát;Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

Việt Nam nằm trong nhóm 15 quốc gia có số lượng người sử dụng thuốc lá cao hàng đầu thế giới. Trong số 4 nguyên nhân gây tử vong cao thì thuốc lá đứng hàng thứ hai sau HIV và tiếp theo thuốc lá là rượu và tai nạn giao thông. Người nghiện thuốc lá có nguy cơ tử vong cao gấp 2,5 đến 10 lần so với người không hút thuốc lá. Khói thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ bệnh tim lên 25 - 30%, mắc bệnh phổi lên 25% và tăng nguy cơ đột quỵ lên 82%.  Một người hút thuốc lá trong một năm tiêu hết số tiền bằng 1/3 số tiền chi cho lương thực, gấp 1,5 lần so với chi cho giáo dục, gấp 5 lần chi phí y tế tính theo bình quân đầu người. Bên cạnh đó, thuốc lá còn gây ra những ảnh hưởng có hại khác đến vệ sinh môi trường, làm gia tăng hoạt động buôn lậu, gây ra nguy cơ cháy nổ./.

Quốc hội đã ban hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá [Luật PCTH thuốc lá] ngày 18/6/2012. Tiếp đó, ngày 25/01/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 229/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá đến năm 2020, Chiến lược với mục tiêu giảm nhu cầu sử dụng và kiểm soát để từng bước giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc tiến tới giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong do sử dụng thuốc lá gây ra.

Cùng với Luật PCTH của thuốc lá, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật, đồng thời ban hành Thông tư, Chỉ thị, Kế hoạch thực hiện Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Ảnh minh họa: Internet

Một số văn bản quy phạm pháp luật về Phòng, chống tác hại của thuốc lá.

1. Luật Phòng chống tác hại thuốc lá [PCTH thuốc lá]:

Luật PCTH thuốc lá có 5 Chương và 35 Điều, quy định các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, các biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp các sản phẩm thuốc lá và các biện pháp đảm bảo thực hiện Luật PCTH thuốc lá. 

Về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá, Luật PCTH thuốc lá quy định: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Các bộ, cơ quan ngang bộ khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ động thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống tác hại của thuốc lá; phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá; chủ trì tổ chức, chỉ đạo và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá tại địa phương.

Về trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá, Luật PCTH thuốc lá quy định: Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá; nếu dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật. Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức việc xử lý vi phạm đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

Bộ Công thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách. 

Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm đối với hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thuộc khu vực biên giới và lĩnh vực được phân công phụ trách. 

Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để tổ chức, chỉ đạo, bố trí lực lượng và phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm, kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chủ trì, tổ chức việc xử phạt đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm công cộng có quy định cấm thuộc địa bàn quản lý.

2. Quyết định số 229/QĐ-TTg ngày 25/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia Phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020”.

Mục tiêu của Chiến lược đến năm 2020 nhằm giảm nhu cầu sử dụng và kiểm soát để từng bước giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá tiêu thụ tại thị trường Việt Nam; giảm tỷ lệ hút thuốc trong thanh thiếu niên [từ 15 - 24 tuổi] từ 26% năm 2011 xuống 18% năm 2020; trong nam giới từ 47,4% năm 2011 xuống 39% năm 2020; trong nữ giới xuống dưới 1,4%; tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật của người dân về thực hiện môi trường không khói thuốc. Chiến lược đưa ra các nhóm giải pháp để thực hiện mục tiêu gồm: Hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại thuốc lá; thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại thuốc lá; tổ chức và nhân lực; tài chính.

3. Nghị định số 77/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về một số biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá. 

Nghị định quy định chi tiết thi hành Khoản 4 Điều 12, Khoản 7 Điều 15, Khoản 2, Khoản 4 Điều 17 của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về điều kiện thành lập và tổ chức hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá, chuyển địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá. 

Nghị định quy định trách nhiệm thực hiện của Bộ Y tế: tổ chức triển khai và hướng dẫn hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá; ban hành quy trình cai nghiện thuốc lá; chỉ đạo các cơ sở y tế triển khai hoạt động lồng ghép tư vấn nhanh của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về cai nghiện thuốc lá cho người nghiện thuốc lá...

Nghị định cũng quy định trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định của Nghị định này.

4. Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá

Nghị định Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá về: điều kiện sản xuất, mua bán thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá, đầu tư vùng trồng và kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, tiêu thụ sản phẩm thuốc lá; xuất khẩu, nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu thuốc lá và sản phẩm thuốc lá; phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; Đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá, liên doanh sản xuất thuốc lá, chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sản xuất thuốc lá; Sản xuất, gia công thuốc lá xuất khẩu; chế biến, gia công chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu; Kiểm soát sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước, công bố sản lượng thuốc lá được phép sản xuất và nhập khẩu.

Nghị định cũng quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong lĩnh vực kinh doanh thuốc lá. 
 

5. Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế 

Nghị định quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Từ Điều 23 đến Điều 27 Nghị định quy định xử phạt về PCTH thuốc lá bao gồm: Vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá, vi phạm quy định về bán thuốc lá, vi phạm quy định về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá, vi phạm quy định về cai nghiện thuốc lá, vi phạm quy định khác về PCTH thuốc lá.

Những người có thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực y tế gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Thanh tra y tế; Quản lý thị trường, Công an nhân dân. Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác gồm: Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, Cục trưởng Cục Hóa chất, Thanh tra các ngành: Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Tài chính và các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình quản lý được quy định tại Nghị định này.

Nghị định quy định người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế bao gồm: Người có thẩm quyền xử phạt; Công chức, viên chức thuộc ngành y tế, bảo hiểm xã hội đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính có trách nhiệm lập biên bản và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

6. Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, buôn bán hàng giả, hàng cấm, và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Từ Điều 22 đến Điều 33 Nghị định quy định về hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh thuốc lá.

Người có thẩm quyền xử phạt gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Quản lý thị trường; Công an nhân dân, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Thanh tra chuyên ngành. 

Nghị định quy định trách nhiệm thi hành của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm thi hành Nghị định.

7. Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BYT-BCT ngày 08/02/2013 của Bộ Y tế và Bộ Công Thương hướng dẫn việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.

Thông tư nhằm hướng dẫn việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam. Về vị trí in cảnh báo sức khỏe, Thông tư quy định cảnh báo sức khỏe phải được in trên mặt chính trước và mặt chính sau của bao bì thuốc lá, in song song sát với rìa trên của bao bì thuốc lá. Diện tích in cảnh báo sức khỏe phải chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao bì thuốc lá.

Về trách nhiệm thi hành, Thông tư quy định: Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động kinh doanh thuốc lá tại Việt Nam có trách nhiệm thực hiện việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch này. Bộ Y tế [giao Cục Quản lý khám, chữa bệnh], Bộ Công Thương [giao Vụ Khoa học công nghệ] chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện Thông tư. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Công Thương hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện Thông tư liên tịch này tại địa phương.

8. Quyết định số 47/2013/QĐ-TTg ngày 29/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Quyết định quy định việc thành lập Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá; Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ, Nguồn hình thành và nguyên tắc sử dụng Quỹ; Căn cứ, phương pháp tính và quản lý, thu nộp khoản đóng góp bắt buộc của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá, Quản lý nhà nước đối với Quỹ PCTH thuốc lá.

Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định địa vị pháp lý, tên gọi, trụ sở, con dấu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, chế độ tài chính, kế toán của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá.

9. Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 28/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường thực thi quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá trong ngành Y tế.

Chỉ thị số 05/CT-BYT yêu cầu các cơ quan đơn vị trong ngành Y tế tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về tác hại của thuốc lá, Luật PCTH thuốc lá; tăng cường chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Luật PCTH thuốc lá. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm quy định cấm hút thuốc lá tại địa điểm công cộng. Bộ trưởng Bộ Y tế giao trách nhiệm cụ thể cho Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế./.

Gia Hưng

Video liên quan

Chủ Đề