Luận văn về quỹ tín dụng nhân dân năm 2024

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .iii PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu đề tài 3 3. Đối tượng nghiên cứu . 3 4. Phương pháp nghiên cứu

3 5. Phạm vi nghiên cứu 3 6. Kết cấu của báo cáo thực tập tốt nghiệp 4 CHƯƠNG 1:NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

CƠ SỞ 5 1.1 . Tổng quan về quỹ tín dụng nhân dân cơ sở . 5 1.1.1. Khái niệm quỹ tín dụng 5 1.1.2. Đặc điểm của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở . 5 1.1.3. Mục tiêu hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân nhân dân cơ sở . 6 1.1.4. Nguyên tắc hoạt động . 7 1.2. Nghiệp vụ tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở . 9 1.2.1. Khái niệm và bản chất của tín dụng . 9 1.2.2. Các hình thức tín dụng . 10 1.2.3. Các sản phẩm và dịch vụ của Quỹ tín dụng nhân dân . 10 1.2.4. Chất lượng tín dụng của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 11 1.2.5. Quan niệm chất lượng tín dụng. 11 1.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng . 12 CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG CƠ SỞ QUẢNG CÁT 16 2.1. Khái quát tình hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Quảng Cát . 16 2.1.1. Sự ra đời và phát triển của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Quảng Cát 16 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Quảng cát . 17 i 2.1.3.Đặc điểm, cơ cấu tổ chức bộ máy của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Quảng Cát . 19 2.1.4. Khái quát hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Quảng Cát . 23 2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Quảng Cát . 30 2.2.1. Chính sách, quy trình và thủ tục tín dụng 30 2.2.2. Tình hình doanh số cho vay 33 2.2.3. Tình hình doanh số thu nợ 35 2.2.4. Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu . 38 2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Quảng Cát. . 40 2.3.1. Những kết quả đạt được 40 2.3.2. Hạn chế 41 CHƯƠNG 3MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ QUẢNG CÁT 45 3.1. Mục tiêu, định hướng hoạt động tín dụng của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở . 45 3.1.1. Phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2018 – 2022 45 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Quảng Cát 53 3.2.1. Đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, năng nổ, nhiệt tình, trung thực 54 3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ vay vốn . 55 3.2.3. Tăng cường quản lý món vay . 56 3.2.4. Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ 58 KẾT LUẬN : 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 ii DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH Bảng 2.1 : Số lượng lao động tại Quỹ tín dụng giai đoạn 2013 – 2017 . . 22 Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Quảng Cát . . 24 Bảng 2.3: Số thành viên tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Quảng Cát qua các năm 2015-2017 25 Bảng 2.4: Tình hình cho vay - thu nợ - dư nợ tại QTDND Quảng Cát 26 Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh 28 Bảng 2.6: Doanh số cho vay theo thời gian 33 Bảng 2.7: Doanh số cho vay theo mục đích vay vốn 34 Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay theo mục đích vay vốn tại Qũy tín dụng nhân dân cơ sở Quảng Cát 35 Bảng 2.8 : Doanh số thu nợ theo thời gian 36 Bảng 2.9: Doanh số thu nợ theo mục đích vay vốn . 37 Biểu đồ 2.2: Doanh số thu nợ theo mục đích vay vốn . 38 Bảng 2.10: Tình hình nợ quá hạn . 39 Bảng 2.11: Tỷ lệ nợ xấu . 39 iii LỜI CẢM ƠN Qua thời gian nghiên cứu và thực tập tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Quảng Cát, cùng những kiến thức đã được học tại trường Đại học Hồng Đức, em đã nhận thức được thêm về lý luận và thực tiễn về vai trò của các quỹ tín dụng đối với nền kinh tế. Trong đó phải khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của quỹ tín dụng và đối với nền kinh tế. Với những kiến thức đó, em đã chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Quảng Cát” làm khóa luận tốt nghiệp. Em xin cảm ơn Giảng viên hướng dẫn và các thầy cô trong bộ môn đã dành sự quan tâm tận tình trong việc hướng dẫn, sửa chữa và góp ý cho em trong bài khóa luận này. Em cũng xin cảm ơn lãnh đạo của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Quảng Cát đã tạo điều kiện cho em được tìm hiểu thực tiễn để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp một cách thuận lợi nhất. Mặc dù đã rất cố gắng song bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót rất mong thầy cô và bạn đọc góp ý bổ sung thêm. Em xin chân thành cảm ơn! 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong điều kiện hiện nay ở nước ta nói chung, tỉnh Thanh Hoá nói riêng, khả năng nguồn vốn còn hạn hẹp, nhu cầu công ăn việc làm là rất cấp bách. Nỗ lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, khai thác có hiệu quả tiềm năng đa dạng về nông - lâm - ngư nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hình thành các vùng tập trung chuyên canh, đưa công nghệ sinh học và các phương pháp tiên tiến vào nông nghiệp, đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực, thực phẩm cho cả thành thị và nông thôn, tạo nguồn nguyên liệu có khối lượng lớn, chất lượng cao, giá thành hạ…góp phần tăng trưởng phát triển kinh tế nói chung và nông thôn nói riêng đang là vấn đề bức xúc. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thực hiện tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững cần có vốn. Ở nước ta theo các đánh giá của một số chuyên gia kinh tế, vốn đóng góp khoảng 60-70% mức tăng trưởng, còn lại 30- 40% là các yếu tố khác. Vì vậy vốn là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển, là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện nay khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 75% dân số và hơn 70% lao động xã hội tập trung ở địa bàn nông thôn. Để phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn, chính sách tín dụng Ngân hàng đã được đổi mới đồng bộ và hữu hiệu. Một trong những chủ trương chính sách đổi mới quan trọng về tín dụng ở khu vực nông thôn là: “Chủ trương thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân”. Bằng nguồn vốn huy động, các Quỹ tín dụng nhân dân sẽ chủ động nắm bắt nhu cầu vay vốn của thành viên, khai thác thêm đối tượng mới để cho vay. Nguồn vốn cho vay của các Quỹ tín dụng nhân dân sẽ giúp các thành viên kịp thời có vốn phục vụ sản xuất – kinh doanh, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, giải quyết công ăn việc làm cho hầu hết các thành viên Quỹ tín dụng nhân dân, góp phần vào công 2 cuộc xóa đói, giảm nghèo, hạn chế cho vay nặng lãi và xây dựng nông thôn mới. Sau một thời gian được tiếp cận với thực tế ở Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Quảng Cát, kết hợp với cơ sở lý luận đã được học ở trường em nhận thấy hoạt động tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Quỹ tín dụng nhân dân và chất lượng tín dụng quyết định đến chất lượng hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân. Vì vậy, cùng với sự hướng dẫn của Giảng viên hướng dẫn em đã quyết định chọn đề tài: “ Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Quảng Cát ’’ để tìm hiểu về chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Quảng Cát . 2. Mục đích nghiên cứu đề tài - Hệ thống hóa lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân. - Phân tích đánh giá chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Quảng Cát để thấy những mặt được và chưa được, những vấn đề còn tồn tại. - Đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Quảng Cát. 3. Đối tượng nghiên cứu - Chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Quảng Cát. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập các dữ liệu , tổng hợp từ thực tiễn Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Quảng Cát qua các năm từ năm 2015-2017. -Phương pháp phân tích số liệu: Trên cơ sở lý luận, các số liệu thực tế tổng hợp, ta sử dụng các phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Quảng Cát, từ đó tìm ra nguyên nhân và các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng. 5. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: QTDND cơ sở Quảng Cát. 3 - Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2015 – 2017 . 6. Kết cấu của báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngoài lời cảm ơn, phần mở đầu và kết luận, nội dung của báo cáo được kết cấu thành 3 phần như sau: Chương 1: Những lý luận cơ bản về chất lượng tín dụngcủa Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng của QTD nhân dân cơ sở Quảng Cát. Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của QTDND cơ sở Quảng Cát. 4 CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ 1.1. Tổng quan về quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 1.1.1. Khái niệm quỹ tín dụng Ở Việt Nam, theo quy định tại Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/08/2001 về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, khái niệm về Quỹ tín dụng nhân dân được diễn đạt như sau: Quỹ tín dụng nhân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân phải bảo đảm bù đắp cho phí và có tích lũy để phát triển. Từ trước đến nay có rất nhiều khái niệm về QTDND cơ sở, tuy nhiên, hiện nay có hai khái niệm thống nhất cho QTDND cơ sở là: + Theo Luật Hợp tác xã: “QTDND cơ sở là một hợp tác xã được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng nhằm mục tiêu hỗ trợ vì quyền lợi của mỗi thành viên” + Theo khoản 6, điều 4 Luật các tổ chức tín dụng: “QTDND cơ sở là một tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của luật này và luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống” 1.1.2. Đặc điểm của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Thứ nhất, Về hình thức sở hữu: Sự khác biệt lớn nhất của Quỹ tín dụng nhân dân so với ngân hàng thương mại là ở hình thức sở hữu; Quỹ tín dụng nhân dân thuộc hình thức sở hữu tập thể dẫn đến sự khác biệt về cách thức quản lý và hình thức ra quyết định. Mọi thành viên vừa là khách hàng, vừa là 5 chủ sở hữu của Quỹ tín dụng nhân dân. Điều này thể hiện ở việc các thành viên có quyền quyết định các vấn đề về định hướng, cách thức hoạt động, nhân sự, các dỗi tượng thụ hưởng và giá cả dịch vụ, việc phân chia lợi nhuận…Ngược lại, các thành viên phải có trách nhiệm đảm bảo cho Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động tốt và được quản lý lành mạnh. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng các thành viên giao phó một phần trách nhiệm của mình cho cá cơ quan (Hội đồng quản trị, Hội đồng giám sát…) và những cơ quan này lại giao một phần trách nhiệm của mình cho người điều hành. Một điểm khác biệt nữa được thể hiện ở chỗ quỹ tín dụng nhân dân là doanh nghiệp nhưng mang tính hiệp hội. Với tư cách là doanh nghiệp, Quỹ tín dụng nhân dân phải hướng tới mục tiêu làm ra lợi nhận để đảm bảo an toàn, tăng trưởng và phát triển bền vững. Thứ hai, nền tảng hợp tác xã: Trước hết, hình thức hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân mang tính hợp tác xã, nghĩa là nó liên kết các thành viên; tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân tuân thủ nguyên tắc Hợp tác xã, đó là nguyên tắc tự nguyện, tự trợ giúp thông qua hợp tác tương trợ lẫn nhau; nguyên tắc tự quản lý một cách dân chủ, bình đẳng; nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Thứ ba, sứ mệnh và mục đích: Sứ mệnh và mục đích của Quỹ tín dụng nhân dân là tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân muốn gia nhập Quỹ tín dụng nhân dân được hưởng các dịch vụ tài chính tại chỗ với những điều kiện tốt nhất; thông qua Quỹ tín dụng nhân dân để hợp tác, tương trợ lẫn nhau có hiệu quả nguyên tắc quản lý dân chủ, bình đẳng, tự chỉu, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình, đảm bảo bù đắp chi phí hoạt động và có tích lũy để cùng phát triển an toàn và bền vững. 1.1.3. Mục tiêu hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân nhân dân cơ sở Trong khi các loại hình tổ chức tín dụng khác, nhất là ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cao nhất có thể cho các cổ đông thì Quỹ tín dụng nhân dân lại hoạt động chủ yếu nhằm hỗ trợ các thành viên nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và cải 6 thiện điều kiện sống. Điều đó cũng có nghĩa là cá Quỹ tín dụng nhân dân tìm cách nâng cao lợi nhuận không nhằm mục đích chia cổ tức cao hơn cho các thành viên mà nhằm mục đích phục vụ thành viên tốt hơn, cũng cấp ch thành viên những dịch vụ tiện ích hơn và với giá cả hợp lý hơn. Tất nhiên, các Quỹ tín dụng nhân dân cũng cần chú trọng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh để nâng cao khả năng thu hút vốn góp với sự tham gia rộng được quy mô hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác hoạt động cùng địa bàn. 1.1.4. Nguyên tắc hoạt động Để có thể phát triển bền vững và thúc đẩy sự phát triển của Quỹ tín dụng nhân dân, một số nguyên tắc được đề ra khá thống nhất như sau: Một là, tự nguyện gia nhập và ra Quỹ tín dụng nhân dân: Mọi công dân, các hộ gia đình, tổ chức và các đối tượng khác có đủ điều kiện theo quy định đều có thể trở thành thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân. Gia nhập Quỹ tín dụng nhân dân nghĩa là phải có một số quyền và nghĩa vụ nhất định đối với Quỹ tín dụng nhân dân. Thành viên có quyền ra nhập Quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng thể hiện tính ưu việt của Quỹ tín dụng nhân dân. Hai là, quản lý dân chủ và bình đẳng: Mọi thành viên đều được tham gia vào việc quản lý Quỹ tín dụng nhân dân. ĐIều đó thể hiện qua các quyền cơ bản của thành viên; được dự Đại hội thành viên, dự các hội nghị thành viên để bàn bạc và biểu quyết các vấn đề quan trọng của Quỹ tín dụng nhân dân; được ứng cử, bầu cử vào bộ máy quản trị , kiểm soát và điều hành của Quỹ tín dụng nhân dân; được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân; các thành viên có quyền ngang nhau trong biểu quyết, không phân biết số vốn góp. Đây là điểm khác biệt cơ bản của Quỹ tín dụng nhân dân so với các loại hình tổ chức tín dụng cổ phần khác. Ba là, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: Quỹ tín dụng nhân dân tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình; tự quyết định về phân phối thu nhập, đảm bảo Quỹ tín dụng nhân dân và các thành viên cùng có lợi. 7 Bốn là, chia lãi đảm bảo kết hợp lợi ích của thành viên và sự phát triển của Quỹ tín dụng nhân dân: Theo nguyên tắc truyền thống, lợi nhuận hay khoản dư thừa trong Quỹ tín dụng nhân dân không được chia theo vốn góp, vì như vậy có thể làm xói mòn tinh thần h hợp tác, đề cao tư tưởng lợi nhuận, nhưng nếu không chia thì không thể thu hutes đông đảo thành viên tham gia Quỹ tín dụng nhân dân. Tuy nhiên, nếu chia toàn bộ lợi nhuận theo vốn góp thì dễ quay trở về mô hình doanh nghiệp thương mại, theo đó lợi nhuận cơ bản chia ra theo vốn góp và như vậy thì Quỹ tín dụng nhân dân không còn có lợi thế tring việc khuyên skhicsh tinh thần hợp tác tương trợ cộng đồng. Vì vậy, qua quá trình phát triển lâu dài của Quỹ tín dụng nhân dân, nguyên tắc này mới được vận dụng nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích của thành viên với sự phát triển của Quỹ tín dụng nhân dân. Năm là, hợp tác và phát triển cộng đồng: Thành viên Quỹ tín dụng nhân dân phải phát huy tinh thần tập thể, nâng cao ý thức hợp tác trong nội bộ từng Quỹ tín dụng nhân dân và trong cộng đồng xã hội; phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các Quỹ tín dụng nhân dân với nhau theo quy định của pháp luật. 1.1.5. Các hoạt động cơ bản của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cho vay đối với thành viên và các hộ nghèo không phải là thành viên trong địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Việc cho vay được thực hiện theo điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân, nhưng tỷ lệ dư nợ cho vay đối với hộ nghèo so với tổng dư nợ không được vượt quá tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được cho vay những khách hàng có gửi tại quỹ tín dụng nhân dân dưới hình thức cầm cố số tiền gửi do chính quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đó phát hành. Việc lập hồ sơ và thủ tục cho vay, xét duyệt cho vay, xử lý nợ, điều chỉnh lãi suất và lưu trữ hồ sơ cho vay của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phải thực hiện đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thực hiện các hoạt động tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 8 Các hoạt động khác. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước . Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được nhận ủy thác, làm đại lý và thực hiện các nghiệp vụ khác trong lĩnh vực hoạt động tiền tệ khi được Ngân hàng nhà nước cho phép. 1.2. Nghiệp vụ tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 1.2.1. Khái niệm và bản chất của tín dụng  Khái niệm tín dụng Lịch sử phát triển cho thấy, tín dụng là một phạm trù kinh tế và cũng là một sản phẩm của nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Nó tồn tại song song và phát triển cùng với nền kinh tế hàng hóa và là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển lên những giai đoạn cao hơn. Tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội, đã có nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng được đưa ra. Song khái quát lại có thể hiểu tín dụng theo khái niệm cơ bản sau: “Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao một lượng giá trị sang cho bên kia được sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận được phải cam kết hoàn trả theo thời gian đã thỏa thuận.” Mối quan hệ giao dịch này được thể hiện qua các nội dung sau: Một là, người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định. Giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hoặc dưới hình thái hiện vật như: hàng hóa, máy móc, thiết bị, bất động sản. Hai là, người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời hạn sử dụng theo thỏa thuận, người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay Ba là, giá trị hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay ban đầu hay nói một cách khác người đi vay phải trả thêm phần lợi tức (lãi vay). Tóm lại, tín dụng là phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các chủ thể trong nền kinh tế trên nguyên tắc hoàn trả cả vốn lẫn lãi. 9 Quan hệ tín dụng ở bất kỳ nơi nào cũng thể hiện ở ba yếu tố cơ bản sau: - Có sự chuyển gian quyền sở hữu từ người này sang người khác - Sự chuyển giao này chỉ có tính chất tạm thời. - Đến thời hạn do hai bên thỏa thuận (người cho vay và người đi vay), người sử dụng hoàn trả lại cho người sở hữu một giá trị lớn hơn, phần tăng thêm này gọi là phần lời hay lãi suất. 1.2.2. Các hình thức tín dụng 1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng: - Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của cá doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cá nhân. - Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, tín dụng dài hạn được sử dung để cấp vốn cho các doanh nghiệp vào các vấn đề như: Xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. - Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn giữa hai kỳ hạn trên, loại tín dụng này được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. 2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng: - Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được dùng hình thành vốn lưu động của các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa. - Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được dùng hình thành tài sản cố định 3. Căn cứ vào mục đích sử dụng - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng dành cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa. - Tín dụng tiêu dùng: là hình thức tín dụng dành cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dung, mua sắm nhà cửa, xe cộ. 4. Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng 10 - Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp, được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. - Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân. - Tín dụng nhà nước: là quan hệ tín dụng trong đó nhà nước biểu hiện là người đi vay. 1.2.3. Các sản phẩm và dịch vụ của Quỹ tín dụng nhân dân Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cho vay đối với khách hàng là thành viên Quỹ tín dụng nhân dân với các hình thức cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp: tài trợ vốn đối với khách hàng là cá nhân và các thành phần hoạt động trong các lĩnh vực tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ. Cho vay tiêu dùng: tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn, sinh hoạt tiêu dùng như mua sắm vật dụng gia đình.trên cơ sở nguồn thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu hợp pháp khác của khách hàng. Cho vay nông nghiệp: tài trợ vốn cho khách hàng ở khu vực nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp, cá ngành nghề, kinh doanh hàng hóa dịch vụ. 1.2.4. Chất lượng tín dụng của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 1.2.5. Quan niệm chất lượng tín dụng Chất lượng tín dụng được hiểu là vốn vay từ các tổ chức tín dụng đáp ứng kịp thời, đầy đủ cho khách hàng và được khách hàng sử dụng nhằm mục đích tiêu dùng hoặc đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả nhất, nhằm tạo một lượng tiền lớn hơn để trang trải đủ chi phí, có lợi nhuận và hoàn trả nợ cho tổ chức tín dụng đầy đủ cả gốc và lãi. Chất lượng tín dụng được thể hiện ở: - Đối với tổ chức tín dụng: Chất lượng tịn dụng được thể hiện qua một số yếu tố như: việc cho vay phù hợp với năng lực và đảm bảo tính cạnh tranh, khả năng thu hồi gốc và lãi cho vay đầy đủ và đúng hạn. 11 - Đối với khách hàng: Chất lượng tín dụng là thể hiện các khaorn vay được đáp ứng kịp thời, đầy đủ với lãi suất hợp lý và có sự cạnh tranh. - Đối với nền kinh tế: Nếu chất lượng tín dụng tốt thì tốc độ phát triển của nền kinh tế sẽ tăng vì hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển. 1.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 1.2.6.1.Chính sách, quy trình và thủ tục vay Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng là định hướng cơ bản cho hoạt động tín dụng của quỹ tín dụng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ kích thích được việc tiết kiệm và đầu tư thu hút được nhiều khách hàng đảm bảo khả năng sinh lời của quỹ, đồng thời tuân thủ theo pháp luật và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra điều này sẽ nâng cao được chất lượng tín dụng. Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng được bao gồm những bước phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Nó bao gồm các bước bắt đầu từ khâu chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra trong quá trình cho vay đến khi thu hồi được nợ. Nếu quá trình khoa học, thủ tục vay đơn giản tạo ra nhiều lợi nhuận cho khác hàng thì chất lượng tín được đánh giá là tốt. Ngược lại, nếu thủ tục quá rườm rà, quy trình không hợp lý, gây ra dự phiền toán và khóa hiểu cho khách hàng thì chất lượng là chưa tốt. 1.2.6.2.Doanh số cho vay Doanh số cho vay là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh số tiền Quỹ tín dụng nhân dân cho khách hàn vay trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Bên cạnh đó, thấy được khả năng hoạt động cho vay qua các năm, do đó có thể thấy được khả năng mở rộng tín dụng cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân là rất tốt và ngược lại doanh số cho vay nhỏ và tốc độ tăng chậm cho thấy khả năng tín dụng cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân khó khăn. 1.2.6.3.Doanh số thu nợ 12 .