Lợi ích của việc học các môn xã hội

Việc học Toán và Khoa học [Vật lý, Hóa học…] bằng tiếng Anh được xem là cách học vô cùng hữu hiệu nhằm tối ưu khả năng tư duy kết hợp với kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ. Đặc biệt, nếu trẻ được học theo phương pháp này ở lứa tuổi từ 4 -12 thì sẽ những bước tiến bộ vượt bậc trong khả năng giao tiếp cũng như sớm bắt nhịp với môi trường giáo dục quốc tế từ những lớp học đầu đời.

Đầu tiên: Trang bị sớm cho trẻ tư duy phản biện cùng kỹ năng ngôn ngữ
Khi học Toán, Khoa học bằng tiếng Anh, trẻ không chỉ dừng lại ở ngôn ngữ đơn thuần bằng các phương pháp lặp lại – ghi nhớ, bắt chước mà còn được rèn luyện thêm các kỹ năng khác như kỹ năng lập luận logic, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quan sát & đánh giá hiện tượng, sự vật trong đời sống hằng ngày… Chính vì thế, các em sẽ được hưởng “lợi ích kép” với chương trình học này khi não bộ được phát huy hết vai trò của nó.

Thứ hai: Tăng gấp 3 cơ hội thực hành tiếng Anh
Nếu như trước khi trẻ chỉ được tiếp xúc với ngoại ngữ thông qua tiết học tiếng Anh thông thường thì giờ đây các em có 3 lần cơ hội khi được trau dồi thêm ở các tiết học Toán – Khoa học.

Chính vì vậy, các em sẽ có mặt lợi thế về thời gian cũng như tần suất thực hành nhiều hơn so với cách học thông thường. Từ đó mang đến sự thông thạo tiếng Anh vượt trội cũng sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin hơn vì ngoài các vốn từ vựng liên quan đến cuộc sống hàng ngày thì các em còn được biết thêm đa dạng hơn về vốn từ vựng chuyên sâu của Toán, Khoa học.

Thứ ba: Tự tin tham gia vào các kỳ thi quốc tế
Vì sớm làm quen và thực hành trong môi trường học thuật “thử thách” hơn khi học Toán, Khoa học bằng tiếng Anh, các em sẽ có đủ sự tự tin và kiến thức để có thể tiếp tục tham gia các kỳ thi quốc tế khác trong tương lai như A-Level, ACT [American College Testing] để có thể tiếp cận các chương trình học cao hơn.

Chính vì vậy, nếu các em đã sớm định hướng phát triển bản thân theo con đường du học thì đây chính là môi trường rèn luyện lý tưởng mà quý phụ huynh nên nghiêm túc tìm hiểu ngay từ sớm để trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho các em.

Cơ hội học Toán, Khoa học bằng tiếng Anh tại các trường công lập Tp.HCM

Thực hiện theo Quyết định số 5695/QĐ – UBND ngày 20/11/2014 của UBND Tp.HCM về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học các môn Toán, Khoa học & Tiếng Anh tích hợp Khung chương trình Quốc gia Anh và Việt Nam” tại các trường công lập trên địa bàn Tp.HCM trên cơ sở đồng thuận và tự nguyện của PHHS, Sở GD & ĐT Tp.HCM đã triển khai chương trình Tiếng Anh Tích hợp trong nhà trường ở cả 3 cấp học từ học kỳ II năm 2014-2015.

Chính vì vậy, đây được xem như là cơ hội vô cùng lý tưởng để các em học sinh tại TP.HCM tiếp xúc với phương pháp học tập tân tiến theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm phục vụ cho nhiều mục đích học tập nhiều triển vọng trong tương lai.

Một tiết học Toán, Khoa học bằng tiếng Anh của chương trình Tiếng Anh Tích hợp.

Các điểm nổi bật của chương trình Tiếng Anh Tích hợp:

  • Chương trình là sự kết hợp một cách khoa học giữa tính lý thuyết chuyên sâu của giáo dục Việt Nam và tính thực tiễn, ứng dụng của giáo dục Anh quốc.
  • Đảm bảo tính liên thông giữa các cấp học.
  • Đội ngũ giáo viên nước ngoài có chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, còn là sự hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên nước ngoài và Việt Nam để mang đến trải nghiệm học tập tốt nhất đến các em.
  • Mang đến nhiều cơ hội học tập hấp dẫn trong tương lai khi các em hoàn thành chương trình học và tham gia đánh giá năng lực tư duy và ngôn ngữ qua các kỳ thi quốc tế uy tín như International GCSE, PTE, ACT,…

Đọc thêm các bài viết: 

Chúc các em có được những định hướng tốt nhất cho tương lai.

Tiếng Anh tích hợp là một chương trình của Sở GD & ĐT Tp.HCM trong Đề án “Dạy và học các môn Toán, Khoa học & Tiếng Anh tích hợp Khung chương trình Quốc gia Anh và Việt Nam”. EMG Education là đơn vị triển khai chương trình vào giảng dạy tại các trường công lập từ học kỳ II năm học 2014 – 2015.

Học sinh chương trình Tiếng Anh Tích hợp sẽ được học đầy đủ các môn của chương trình Việt Nam theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT [do giáo viên Việt Nam giảng dạy]. Bên cạnh đó, học sinh sẽ học thêm 8 tiết/tuần [đối với cấp Tiểu học và Trung học Cơ sở] và 15 tiết/tuần [cấp Trung học Phổ thông] cùng giáo viên bản ngữ ở ba môn Toán, Tiếng Anh và Khoa học. Nội dung chương trình là sự kết hợp tính thực tiễn, ứng dụng của chương trình Anh Quốc cùng với các kiến thức lý thuyết mang tính hệ thống, chuyên sâu của chương trình Việt Nam, mang đến cho học sinh cách tiếp cận kiến thức vô cùng mới mẻ nhằm giúp các em sớm làm chủ ngoại ngữ [Tiếng Anh] từ cấp học đầu tiên.

Tìm hiểu thêm về chương trình tiếng Anh tích hợp tại đây: //emg.vn/chuong-trinh-tieng-anh-tich-hop/

EMG Education

Học tập tích hợp [Blended Learning] đã không còn là một khái niệm quá xa lạ trong ngành giáo dục. Hiện tại những người quan tâm có thể tiếp cận được rất nhiều nguồn thông tin về chủ đề học tập tích hợp này. Với mục đích cung cấp cho người đọc nguồn thông tin chính thống và đáng tin cậy để có thể hiểu rõ những lợi ích chính mà phương pháp này mang lại, iTD Academy xin giới thiệu với người đọc bài viết sau đây, trích từ bài nghiên cứu “Blended Language Learning” được thực hiện bởi Cambridge University Press vào năm 2016 với nhan đề “8 lợi ích của phương pháp học tập tích hợp cho học viên và giáo viên

1. Đáp ứng tốt hơn sở thích, phong cách học tập của từng học viên

Học viên luôn luôn có nhiều sở thích cũng như phong cách học tập khác nhau nên những cách tiếp cận truyền thống sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả học viên. Với phương pháp học tập tích hợp, mỗi học viên đều có cơ hội lựa chọn cách học tập phù hợp nhất với mình mà không ảnh hưởng đến những học viên khác vì một phần trong quá trình học tập được thiết kế trực tuyến, cho phép người học có thể học tập ở bất cứ đâu và trong bất cứ thời gian nào. Đồng thời, giáo viên cũng có thể dễ dàng đáp ứng được nhu cầu của học viên bằng cách tận dụng điểm mạnh của các môi trường học tập khác nhau [trực tuyến hay trên lớp học] và tích hợp nhiều loại hình học tập [xem các đoạn phim ngắn, nghe các cuộc nói chuyện, đọc bài báo, viết thư, chuẩn bị bài thuyết trình…] trong một bài giảng.


2. Học viên tiếp cận sâu hơn vào việc học tập của bản thân mình Với phương pháp học tập tích hợp, học viên luôn có thể tự chủ được tốc độ học tập của mình, không cần lo ngại tốc độ bài học quá nhanh hay quá chậm. Bất cứ lúc nào học viên cũng có thể tạm dừng bài học trực tuyến của mình, nghỉ ngơi, xem lại bài hay thậm chí là học lại từ đầu. Có thể thấy được rằng phương pháp này trao cho học viên quyền chủ động hoàn toàn trong việc thiết kế và đi theo lộ trình học tập riêng của bản thân để đạt được mục tiêu học tập mình đề ra.

3. Giáo viên có thể quan tâm nhiều hơn tới từng học viên trong lớp

Đa số giáo viên đều gặp con số “10-80-10” khi phân loại học viên trong lớp học của mình. Cụ thể, thường sẽ có 10% học sinh vượt trội, 10% học chậm hơn và còn lại là 80% học viên “bình thường” chiếm đại đa số. Dưới nhiều áp lực khác nhau, giáo viên thường lựa chọn hướng bài giảng của mình đến đám đông 80% này với suy nghĩ rằng ít nhất mình cũng đã giúp được cho phần đông học viên nhất. Phương pháp học tập tích hợp giúp giáo viên phần nào giải bài toán hóc búa “10-80-10” này. Áp dụng phương pháp học tập tích hợp, giáo viên có thể giúp cho những học viên vượt trội phát triển hơn khả năng của mình thông qua việc khích lệ học viên tự học để mở rộng kiến thức và không lấy các bài thi làm mục tiêu cuối cùng. Bên cạnh đó, các học viên này còn có thể tự tra cứu đáp án cho những câu hỏi tự mình đặt ra cũng như chuẩn bị sẵn bài học cho bài tiếp theo trước khi đến lớp. Trong khi đó, các học viên yếu hơn có thể xem lại các nội dung bài học, bài tập trên lớp ở nhà [theo tốc độ mà học viên mong muốn] để củng cố kiến thức. Ngoài ra, việc đọc trước các bài đọc, xem phim hay nghe bài trước một bài học mới cũng là cách để các học viên này chuẩn bị tốt hơn trước khi đến lớp và có thể tự tin trong lớp học.

Đến đây, không thể không nhắc đến Hệ thống quản lý lớp học [Learning Management System]. Hệ thống quản lý lớp học là một phần không thể thiếu của phương pháp học tập tích hợp này. Hệ thống này sẽ giúp giáo viên theo dõi được tình hình học tập, khả năng cũng như sự tiến bộ của từng học viên một cách dễ dàng. Hệ thống quản lý lớp học còn giúp cho việc cập nhật và truyền tải tài liệu học tập trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết.


4. Tăng cường tối đa tương tác xã hội trong lớp học Môi trường lớp học có thể tạo ra rất nhiều cơ hội cho các tương tác xã hội trong chính lớp học đó. Phương pháp học tập tích hợp có thể giúp giáo viên có nhiều thời gian hơn để tạo ra những trải nghiệm học tập thú vị cho học viên, khi mà học viên đã “tự học” trước khi đến lớp và sẽ chủ động phát biểu, tham gia vào các hoạt động mang tính tương tác nhiều hơn với các thành viên khác trong lớp học. Trong lớp, học viên có thể tự đặt nhiều câu hỏi về bài học, thậm chí đóng vai trò như một “giáo viên” bằng cách tự trả lời những câu hỏi được đặt ra. Nhờ vậy mà giáo viên càng có thêm nhiều thời gian để lắng nghe và thay đổi tức thời bài giảng đã chuẩn bị sẵn một cách thích hợp nhất để đáp ứng được nhu cầu của học viên tại từng thời điểm khác nhau.

5. Học viên trở nên tự tin hơn

Một khó khăn thường gặp phải trong việc dạy tiếng nước ngoài chính là nỗi sợ hãi của học viên khi trình bày trước đám đông. Phương pháp học tập tích hợp sẽ làm nỗi sợ “mình sẽ nói sai” hay “trông mình thật buồn cười” tan biến vì học viên đã có thời gian để chuẩn bị và luyện tập trước khi đến lớp cũng như sau đó có thể ôn lại bài tập sau giờ học.


6. Học viên có thể tiếp cận được nguồn tài nguyên học tập dồi dào Như đã được đề cập ở trên, thông qua việc sử dụng phương pháp dạy học tích hợp, học viên có thể chủ động tìm kiếm những nguồn tài nguyên học tập dựa trên yêu cầu của giáo viên, hoặc phù hợp với sở thích cũng như nguyện vọng của mình. Giáo viên cũng có thể thiết kế bài giảng phong phú, đa dạng để đáp ứng lại các phong cách học tập khác nhau của học viên.

7. Hỗ trợ đầy đủ và kịp thời

Phương pháp học tập tích hợp mang đến những hỗ trợ đầy đủ và kịp thời. Ví dụ như trong một khóa học trực tuyến, giáo viên có thể đưa ra nhận xét ngay lập tức cho một bài tập mà học viên đã hoàn thành hay mở những cuộc họp trực tuyến khi cần. Một ví dụ khác chính là việc giáo viên có thể thêm vào nhiều công cụ học tập để hỗ trợ học viên như các hoạt động, các kiến thức về văn hóa, ngữ pháp mà học viên có thể truy cập bất cứ khi nào học viên cần. Thông qua phương pháp học tập tích hợp, học viên được trao quyền tự đưa ra quyết định và chủ động điều tiết việc học của bản thân, giúp nâng cao tính tự chủ của từng học viên.

8. Khuyến khích tìm tòi khám phá và phát triển tính tự chủ

Chúng ta học tập bằng nhiều cách khác nhau.Trong đó phương pháp học tập tích hợp đặc biệt thích hợp sử dụng để khuyến khích sự tìm tòi khám phá của người học. Thông qua việc tương tác với nhiều nguồn thông tin, nhiều hoạt động khá nhau, học viên đồng thời vừa học vừa tự tìm thấy được “chính mình” và lựa chọn được con đường học tập mà mình mong muốn. Học viên không chỉ tìm thấy những thông tin mình muốn, mà còn “vô tình” tìm thấy những thông tin khác để rồi học viên sẽ tự đối chiếu với những kiến thức mình biết, củng cố chúng và phát triển kiến thức hơn nữa. Khi học viên có thể học tập hiệu quả hơn, học viên sẽ dần dần tách ra khỏi giáo viên và trở thành những học viên tự tin và độc lập. Mối quan hệ giáo viên-học viên lý tưởng nhất chính là khi cả thầy và trò đều có thể hoàn thành trọn vẹn vai trò của mình: học viên có thể tự làm chủ việc học của mình còn giáo viên sẽ chỉ hỗ trợ học viên khi cần thiết.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích và muốn tìm đọc bài nghiên cứu đầy đủ, hãy truy cập vào đường dẫn sau nhé!

//languageresearch.cambridge.org/images/Language_Research/CambridgePapers/CambridgePapersinELT_BlendedLearning_2016_ONLINE.pdf

Video liên quan

Chủ Đề