Loại gió thổi trong mùa hè của nước ta có tên là gì?

II. Một số loại gió chính

1. Gió Tây ôn đới

- Phạm vi hoạt động: 300 - 600 ở mỗi bán cầu.

- Thời gian: Gần như quanh năm.

- Hướng thổi: Chủ yếu là hướng Tây.

- Nguyên nhân: Do sự chênh lêch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.

- Tính chất: ẩm, mang nhiều mưa.

2. Gió Mậu dịch

- Phạm vi hoạt động: 30 độ về xích đạo.

- Thời gian: quanh năm.

- Hướng thổi: Chủ yếu hướng Đông.

- Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.

- Tính chất: khô, ít mưa.

3. Gió mùa

- Khái niệm: Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.

- Nguyên nhân: Khá phức tạp chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

- Thời gian và hướng thổi: Theo từng khu vực có gió mùa.

- Phạm vi hoạt động:

   + Đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrâylia.

   + Vĩ độ trung bình: đông Trung Quốc, đông Nam Liên Bang Nga, đông nam Hoa Kì.

4. Gió địa phương

a. Gió biển, gió đất

- Khái niệm: Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm.

- Đặc điểm: Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển.

- Nguyên nhân: Do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương [chênh lệch nhiệt độ và khí áp].

- Tính chất: Gió biển ẩm mát, gió đất khô.

b. Gió fơn

- Khái niệm: Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở lên khô và nóng.

- Đặc điểm:

+ Sườn đón gió có mưa lớn.

+ Sườn khuất gió khô và rất nóng.

- Nguyên nhân: Chủ yếu là do sự tăng giảm của hơi nước trong không khí.

- Phạm vi hoạt động: Thường xuất hiện ở các dãy núi đón gió.

Loigiaihay.com

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

* Gió mùa mùa đông:

- Thời gian hoạt động: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, di chuyển theo hướng Đông Bắc nên gọi là gió mùa Đông Bắc.

- Phạm vi hoạt động và tính chất:

+ Gió mùa Đông Bắc hoạt động từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, đem lại một mùa đông lạnh và kéo dài ở miền Bắc; nửa sau mùa đông lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

+ Di chuyển xuống phía Nam, gió suy yếu dần, bớt lạnh và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, tín phong Bắc bán cầu thổi hướng Đông Bắc hoạt động mạnh, chiếm ưu thế và gây mưa cho ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

* Gió mùa mùa hạ:

- Thời gian: từ tháng 5 đến tháng 10 với hai luồng gió thổi vào cùng hướng Tây Nam.

- Phạm vi và tính chất:

+ Nửa đầu mùa hạ [tháng 5 – 7]: khối khí chí tuyến vịnh Ben Gan [TBg] di chuyển hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp vào nước ta gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Sau đó vượt dãy Trường Sơn gây ra hiệu ứng phơn khô nóng cho vùng đồng bằng ven biển miền Trung và phía Nam khu vực Tây Bắc.

+ Giữa và cuối mùa hạ [tháng 6 – 10]: gió mùa Tây Nam [từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam] hoạt động. Vượt qua vùng biển xích đạo trở nên nóng ẩm và gây mưa lớn kéo dài cho vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên nước ta. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.

b] Hệ quả:

- Tạo ra sự phân mùa khí hậu:

+ Miền Bắc có sự phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.

+ Ở miền Nam có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt.

- Giữa Tây Nguyên mưa mùa hạ và đồng bằng ven biển Trung Bộ mưa thu đông ⟹ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.

“Gió là j” là câu hỏi tuy đơn giản nhưng chưa chắc chúng ta đã trả lời được đầy đủ

Gió là gì? Vì sao lại có gió? Nước ta có những loại gió nào?

5 [100%] 1 vote

Gió là hiện tượng thời tiết quen thuộc với tất cả mọi người, thậm chí chúng ta còn gặp nó hàng ngày. Nhưng nếu như hỏi về đúng khái niệm của gió thì không phải ai cũng biết. Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi: Gió là gì? Gió bắt đầu từ đâu? Nước ta có những loại gió nào? mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng thegioimay.org nhé!

Nội dung chính

  • Gió là gì?
  • Vì sao lại có gió? Gió bắt đầu từ đâu?
  • Có mấy loại gió trên Trái Đất?
    • Gió Tín Phong [Hay gió Mậu Dịch] là gì?
    • Gió Tây Ôn Đới có gì đặc biệt?
    • Gió Đông cực – Loại gió bắt nguồn từ hai cực
    • Gió địa phương là gió thế nào?
      • * Gió biển, gió đất là gì?
      • * Gió phơn là gì? Có gì đặc biệt?
    • Gió mùa và những nét đặc trưng
  • Một số loại gió khác thường gặp ở nước ta
    • Gió heo may là gì? Đặc trưng gió heo may
    • Gió nồm là gió gì? Có ở đâu?
    • Gió chướng là gì? Gió chướng có phải là gió mùa không?
    • Tìm hiểu gió giật là gì?
  • Ứng dụng hữu ích mà gió mang lại
  • Tác hại mà gió gây ra cho con người
  • Lời kết

“Gió là j” là câu hỏi tuy đơn giản nhưng chưa chắc chúng ta đã trả lời được đầy đủ

Gió là một loại hiện tượng tự nhiên. Gió được hình thành nhờ sự chuyển động của các luồng không khí khác nhau trong một không gian rộng lớn. Đây là gió được sinh ra từ Trái Đất.

Khác với gió trên Trái Đất [Loại hiện tượng mà chúng ta thường thấy] thì gió Mặt Trời lại là sự chuyển dịch của các chất khí mang theo các hạt điện tích từ hành tinh đỏ khổng lồ này.

Vì sao lại có gió? Gió bắt đầu từ đâu?

Gió là gì? Gió bắt đầu từ đâu?

Gió được hình thành nhờ sự chênh lệch trong áp suất khí quyển. Điều này khiến cho không khí có xu hướng di chuyển từ nơi áp cao sang nơi áp thấp.

Sự khác biệt về quy mô của từng cơn gió là do chênh lệch nhiệt độ giữa khu vực Xích Đạo với 2 vòng cực. Gió thường có sự ổn định, cần bằng và tốc độ chậm hơn do sự ma sát của bề mặt Trái Đất.

Có mấy loại gió trên Trái Đất?

Sau khi tìm hiểu gió là gì, chúng ta hãy cùng khám phá xem có mấy loại gió trên Trái Đất nhé:

Có tất cả mấy loại gió trên Trái Đất?

Trái Đất không chỉ có duy nhất một loại gió mà gió sẽ được phân loại theo hướng thổi và đặc điểm riêng biệt của chúng. Nhìn chung, gió được chia ra thành 4 loại là: Gió Tín Phong [Hay còn có tên gọi khác là gió Mậu Dịch], gió Tây Ôn Đới, gió Đông Cực và gió địa phương.

Gió Tín Phong [Hay gió Mậu Dịch] là gì?

Gió Tín Phong có tên gọi gốc là gió Mậu Dịch. Vào thời xưa, các thương nhân châu Âu thường vượt biển lớn để sang Trung Quốc giao thương. Mỗi khi gặp cơn gió Mậu Dịch là mỗi lần đoàn thương lái đều có kết quả thuận lợi, thuận buồm xuôi gió. Vì thế, cái tên Tín Phong [Nghĩa là sự tin tưởng, tín nghĩa] dần được hình thành.

Gió Tín Phong có phạm vi hoạt động là ở gần khu vực xích đạo, cụ thể là khoảng vĩ độ 30 hướng về phía Xích Đạo.

Gió Tín Phong được hình thành là nhờ sự di chuyển của khối không khí từ vùng áp cao đến nơi có vùng áp thấp ở Xích Đạo.

Tại khu vực Bắc bán cầu, gió Tín Phong thổi theo hướng Đông Bắc – Tây Nam trong khi nếu ở Nam bán cầu, loại gió này sẽ thổi theo chiều Đông Nam tới Tây Bắc. Sự khác biệt này xảy ra là do sự ảnh hưởng của một loại lực có tên là Coriolis.

Ở khu vực cận Xích Đạo, những cơn gió Tín Phong từ hai bán cầu gặp nhau tạo thành những dòng đối lưu bốc lên cao. Từ đó hình thành nên dải hội tụ liên chí tuyến.

Gió Tín Phong có tính khô, ít có khả năng gây mưa và độ ẩm của chúng tương đối thấp. Nguyên nhân là vì loại gió này thổi từ khu vực áp cao chí tuyến tới vùng áp thấp của Xích Đạo. Mà càng tiến tới Xích Đạo, nhiệt độ lại càng tăng, do vậy mà hơi nước khó ngưng tụ tạo thành mưa được.

Gió Mậu dịch thường xuất hiện vào mùa hè trong năm và thổi về hướng Đông ở độ cao trên 2000m. Đích đến cuối cùng của nó là Xích Đạo. Còn nếu ở độ cao trên 2000m thì gió Mậu Dịch lại thổi theo hướng ngược lại, tiến về phía Tây. 

Loại gió này thổi rất đúng hướng và thường xuyên tuân thủ quy luật. Vì vậy, nó được các thủy thủ tin tưởng để xác định phương hướng trong những chuyến đi dài trên biển.

Gió Tây Ôn Đới có gì đặc biệt?

Gió Tây Ôn Đới là loại gió xuất phát từ khu vực đai áp cao cận nhiệt và đích đến của nó là khu hạ áp ôn đới. Về hướng thổi, gió Tây Ôn Đới chỉ thổi theo duy nhất một chiều là từ Tây sang Đông. 

Phạm vi mà chúng hoạt động là từ vĩ độ 30 tới vĩ độ 60 ở cả hai nửa bán cầu. Trong đó, vĩ độ từ 40 – 50 là nơi gió Tây Ôn Đới hoạt động tích cực nhất.

Loại gió này hoạt đồng hầu như quanh năm, nhưng thời điểm mà nó có tốc độ mạnh nhất là vào mùa Đông. Ngược lại, vào mùa hè, gió Tây Ôn Đới lại hoạt động yếu nhất.

Khác với gió Tín Phong, gió Tây Ôn Đới mang độ ẩm cao, tức chứa nhiều hơi nước. Loại gió này di chuyển từ đai áp cao cận nhiệt tới hạ áp ôn đới [Nơi vốn có nhiệt độ trung bình thấp hơn, lạnh hơn]. Mà theo nguyên lý của hơi nước, khi chúng đến nơi có nhiệt độ thấp thì lại càng dễ ngưng tụ. Vì vậy, gió Tây Ôn Đới cũng có khả năng gây mưa cao.

Gió Đông cực – Loại gió bắt nguồn từ hai cực

Gió Đông cực có điểm xuất phát là hai cực của Trái Đất [Bắc Cực và Nam Cực], điểm đến của chúng là vùng áp thấp của Ôn đới. Tính chất chủ đạo của loại gió này là khô, lạnh, thường hoạt động ở độ cao lớn, cách xa mặt đất.

Khu vực hoạt động của gió Đông Cực là từ Bắc cực tới vĩ độ 60 ở bán cầu Bắc và từ Nam cực tới vĩ độ 60 ở bán cầu Nam.

Hướng gió thường thấy của gió Đông Cực là hướng Đông sang Tây hoặc hướng Đông Bắc – Đông Nam.

Gió địa phương là gió thế nào?

Đúng như tên gọi, gió địa phương là loại gió được hình thành do đặc trưng khí hậu ở từng địa phương và có sự khác nhau giữa từng nơi.

* Gió biển, gió đất là gì?

Gió biển và gió đất có hướng thổi ngược nhau

Gió biển là loại gió được hình thành ở khu vực ven biển, xuất hiện vào ban ngày.

Nguyên nhân hình thành nên gió biển đó là: Vào ban ngày, do sự chiếu sáng của Mặt Trời, đất liền hấp thụ nhiệt nhanh hơn nên có nhiệt độ cao, còn biển hấp thu nhiệt chậm nên có nhiệt độ thấp. Mà tính chất chuyển động của không khí luôn là từ nơi lạnh sang nơi nóng. Nhờ vậy mà gió thường được thổi từ biển vào đất liền.

Gió đất là loại gió cũng được hình thành ở khu vực ven biển nhưng thường xuất hiện vào ban đêm. Ngược lại với gió biển, gió đất có hướng thổi từ đất ra biển. Lý giải cho điều này là vì vào buổi tối, đất liền tỏa nhiệt nhanh hơn so với biển vì thế không khí sẽ chuyển động từ nơi lạnh sang nơi nóng.

Nếu như gió biển có độ ẩm cao và mát lạnh thì gió đất lại mang tính chất khô hanh. Như vậy, có thể thấy gió biển và gió đất là hai loại gió có tính chất trái ngược nhau.

* Gió phơn là gì? Có gì đặc biệt?

Gió fơn là gì?

Gió phơn là hiện tượng luồng gió vượt qua những dãy núi cao, sau đó bị biến tính, trở nên khô nóng hơn khi vào đất liền. Đây là lại gió khá đặc trưng ở Việt Nam và chỉ phân bố ở khu vực Trung Bộ.

Gió phơn thường được đặt tên tại nơi nó được thổi tới. Vì thế, tại Việt Nam, gió phơn còn được gọi là gió Lào.

Nguyên nhân hình thành nên gió phơn là: Vốn dĩ chiều chuyển động của gió là song song với mặt đất, tuy nhiên khi nó gặp phải chướng ngại vật như bị núi cao chắn ngang thì luồng gió này sẽ phải di chuyển vượt lên cao, gặp tầng không khí lạnh, loãng hơn. Vì thế, hơi nước trong khối khí này bị ngưng tụ, gây mưa cho triền núi hứng gió. Khi đã đi qua đỉnh núi, thì ở triền núi bên kia, gió sẽ bị khô và có nhiệt độ cao.

Đây là kiểu khí hậu khác biệt ở hai bên sườn núi. Ở nước ta, khu vực thường hay xuất hiện gió phơn nhất chính là dãy núi Trường Sơn.

Gió phơn khô nóng nên thường gây ra tác động tiêu cực tới con người và vật nuôi. Đặc biệt nó khiến cho nền nhiệt tăng cao và dễ gây cháy rừng diện rộng.

Gió mùa và những nét đặc trưng

Gió mùa không phải là gió địa phương. Gió mùa là loại gió thổi và thay đổi hướng theo mùa. Ở hai mùa khác nhau là mùa hạ và mùa đông, gió mùa thổi theo hướng ngược nhau. 

Gió mùa xuất hiện ở những khu vực có khí hậu nóng trên Trái Đất như: Đông Nam Á, Nam Á, Đông Phi,…

Về nguyên nhân hình thành, gió mùa được hình thành là nhờ sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều ở lục địa và các đại dương theo mùa. Nói chung là quá trình này khá phức tạp.

Ở Việt Nam ta, gió mùa có đặc điểm:

  • Vào mùa đông, có sự xuất hiện của gió mùa Đông Bắc. Gió này thổi trong khoảng thời gian từ tháng 11 tới tháng 4 của năm sau, tạo nên thời tiết lạnh giá cho miền Bắc. Trong tiếng Việt, gió Bấc cũng chính là từ chỉ loại gió này.
  • Vào mùa hè, có sự xuất hiện của gió mùa Tây Nam. Gió này hoạt động trong thời gian từ tháng 5 tới tháng 10, tạo nên kiểu thời tiết khô nóng và gây mưa cho khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ.

Một số loại gió khác thường gặp ở nước ta

Trong cuộc sống, chúng ta còn gặp nhiều loại gió khác hoặc gió với tên gọi khác như sau:

Gió heo may là gì? Đặc trưng gió heo may

Gió heo may là loại gió đặc trưng của mùa thu, thường xuất hiện vào khoảng tháng 8 tới tháng 10 dương lịch hàng năm. Gió heo may có nét đặc trưng riêng biệt dễ nhận biết là: Gió thổi nhẹ, khô hanh và mang theo chút se lạnh.

Gió heo may chính là gió se vào mùa thu

Gió nồm là gió gì? Có ở đâu?

Gió nồm là những cơn gió mang theo độ ẩm cao từ biển Đông thổi vào, do tiếp xúc với bề mặt đồ vật có nhiệt độ cao nên sinh ra hiện tượng ngưng tụ của hơi nước [Tức nồm ẩm].

Gió nồm thổi theo hướng Đông Nam và thường xuất hiện trong khoảng tháng 2 tới tháng 4 hàng năm ở khu vực đồng bằng Đông Bắc Bộ. Đây là loại gió tạo nên kiểu thời tiết khó chịu, khiến cho nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi, gây hại tới sức khỏe của con người.

Gió chướng là gì? Gió chướng có phải là gió mùa không?

Gió chướng thực chất là tên gọi mà người dân khu vực đồng bằng Nam Bộ dùng để gọi gió mùa Đông Bắc và gió Tín Phong. Gió chướng thường xuất hiện ở khu vực ven biển, rừng ngập mặn với hướng gió là Đông hoặc Đông Nam.

Gió chướng thổi ngược dòng sông Tiền và sông Hậu nên đôi khi nó còn là nguyên nhân gây ra hiện tượng triều cường [Tức nước biển dâng cao, tràn vào các con sông]. Vì thế, nó gây trở ngại cho quá trình sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của bà con nơi đây.

Tìm hiểu gió giật là gì?

“Gió giật” là từ dùng để chỉ những cơn gió xảy ra vào mùa mưa bão. Đây là hiện tượng gió tăng tốc đột ngột, hướng gió không ổn định mà thay đổi liên tục. Gió giật có khả năng khiến cây cối bị gãy cành, cột điện bị đổ, làm hư hại các công trình, tòa nhà.

Ứng dụng hữu ích mà gió mang lại

Gió được ứng dụng để tạo ra nguồn năng lượng sạch – Phong điện

Gió là một nguồn năng lượng tái tạo, mang lại nhiều lợi ích cho con người:

  • Từ thời xa xưa, ông cha ta đã tận dụng năng lượng gió để di chuyển thuyền buồm hay làm quay cối xay gió.
  • Hiện nay, chúng ta có thể ứng dụng gió để xây dựng nên các nhà máy phong điện [Sử dụng sức gió để làm quay cánh quạt tuabin]. Nguồn năng lượng sạch này sẽ giúp thay thế một phần và hạn chế tác hại của năng lượng nhiệt điện [Đốt than để tạo điện] gây ra. Từ đó hướng đến môi trường sống xanh và sử dụng năng lượng bền vững.
  • Gió cũng có tác dụng đáng kể trong việc thực hiện dự báo thời tiết, bởi khi người ta đã xác định được hướng gió thì sẽ dễ dàng đoán được kiểu thời tiết nào sẽ xuất hiện [Mưa bão hay nắng nóng,…].

Tác hại mà gió gây ra cho con người

Tác hại gió gây nên cho con người

Thứ gì cũng đều có hai mặt lợi hại cả, kể cả gió cũng vậy. Dưới đây là một số tác hại mà gió gây ra, mời bạn đọc tham khảo:

  • Gió giật trong các cơn bão có sức tàn phá lớn, đặc biệt nếu mạnh lên cấp 9 thì gió có thể phát triển thành các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác: Lốc xoáy, giông bão. Nó gây đổ gãy cây cối, cột điện, tốc mái, gây thiệt hại đến các công trình hay cơ sở hạ tầng khác. Do đó, chúng ta sẽ phải tốn chi phí để sửa sang, gia cố lại. Không những vậy, cột điện bị đổ trong mùa mưa bão còn tiềm ẩn rủi ro điện giật cho người đi đường.
  • Gió nồm là kiểu thời tiết khó chịu. Vì nó mang độ ẩm cao nên giúp nhiều loại nấm mốc, vi sinh vật gây hại phát triển. Từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp như: Hen suyễn, viêm mũi, viêm phổi tắc nghẽn,… cho con người. Đó là còn chưa kể gió nồm còn gây hại tới các đồ vật hay máy móc điện tử vì chứa nhiều hơi nước.

>>> Bài viết tham khảo: Spam nghĩa là gì? Các tin nhắn, email spam tạo ra nhằm mục đích

Lời kết

Vậy là bạn đã cùng với thegioimay.org tìm hiểu về: Gió là gì? Vì sao lại có gió? Nước ta có những loại gió nào rồi. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bạn thêm nhiều hiểu biết về gió – Hiện tượng thời tiết diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Hãy nhớ ghé thăm thegioimay.org để tiếp tục khám phá các hiện tượng thiên nhiên khác nhé!

Chủ Đề