Liên kết câu bằng cách thay the từ ngữ có nghĩa là

Giải câu 1, 2, 3 Luyện từ và câu: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu trang 86 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 3. Viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học, trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu.

Câu 1

Trong đoạn văn sau, người viết đã dùng những từ ngữ nào để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương [Thánh Gióng]? Việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì?

          Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm [chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo] rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết.

NGUYỄN ĐÌNH THI

Phương pháp giải:

Con đọc thật kĩ từng câu trong bài và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương [Thánh Gióng]: Phù Đổng Thiên Vương, trang nam nhi, tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng.

* Việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng tránh lặp từ, giúp cho diễn đạt sinh động hơn, diễn đạt ý rõ hơn để đảm bảo sự liên kết nhưng tránh được sự nhàm chán. 

Câu 2

Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn sau bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa:

     Triệu Thị Trinh quê ở vùng núi Quan Yên [Thanh Hóa]. Triệu Thị Trinh xinh xắn, tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ. Triệu Thị Trinh bắn cung rất giỏi, thường theo các phường săn đi săn thú. Có lần, Triệu Thị Trinh đã bắn hạ một con báo gấm hung dữ trước sự thán phục của trai tráng trong vùng.

      Hàng ngày, chứng kiến cảnh nhân dân bị giặc Ngô đánh đập, cướp bóc, Triệu Thị Trinh vô cùng uất hận, nung nấu ý chí trả thù nhà, đền nợ nước, quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi. Năm 248, Triệu Thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược. Cuộc khởi nghĩa tuy không thành công nhưng tấm gương anh dũng của Triệu Thị Trinh sáng mãi với non sông, đất nước.

Theo TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM

Phương pháp giải:

Trong đoạn văn có từ "Triệu Thị Trinh" bị lặp lại, con hãy suy nghĩ để tìm những từ cùng mang nghĩa chỉ bà Triệu Thị Trinh để thay thế.

Lời giải chi tiết:

[1] Triệu Thị Trinh quê ở vùng núi Quan Yên [Thanh Hóa]. Người thiếu nữ họ Triệu xinh xắn, tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ. Nàng bắn cung rất giỏi, thường theo các phường săn đi săn thú. [4] Có lần, nàng đã bắn hạ một con báo gấm hung dữ trước sự thán phục của trai tráng trong vùng.

[5] Hàng ngày, chứng kiến cảnh nhân dân bị giặc Ngô đánh đập, cướp bóc, Triệu Thị Trinh vô cùng uất hận, nung nấu ý chí trả thù nhà, đền nợ nước, quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi. [6] Năm 248, người con gái tài giỏi ấy cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược. [7] Cuộc khởi nghĩa tuy không thành công nhưng tấm gương anh dũng của  sáng mãi với non sông, đất nước.

Giải bài tập Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ trang 76 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 1. Mỗi từ ngữ in đậm dưới đây thay thế cho từ ngữ nào ? Cách thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì ?

I. Nhận xét

1. Các câu trong đoạn văn sau nói về ai? Những từ ngữ nào cho biết điều đó?

  Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy ông luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rối trí. Vị Chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng ngưòi. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đây, ông sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng.

Theo  LÊ VÂN

2. Vì sao có thể nói cách diễn đạt trong đoạn văn trên hay hơn cách diễn đạt trong đoạn văn sau đây ?

   Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Hưng Đạo Vương luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến Hưng Đạo Vương có thể rối trí. Hưng Đạo Vương không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đấy, Hưng Đạo Vương sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Hưng Đạo Vưong vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng.

Phương pháp giải:

1] Con đọc kĩ đoạn văn tìm những cách gọi tên người được nhắc đến trong đoạn văn và xét xem những tên đó chỉ ai?

2] Con đọc kĩ cả hai đoạn văn xem sự thay đổi trong cách gọi tên người khiến cho câu văn thay đổi như thế nào?

Lời giải chi tiết:

1] Đoạn văn có 6 câu. Cả 6 câu đều nói về Trần Quốc Tuấn.

Những từ ngữ cho biết điều đó là: Hưng Đạo Vương, Ông, Quốc công Tiết chế, Vị chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Người.

2] Tuy nội dung hai đoạn văn giống nhau nhưng cách diễn đạ ở đoạn 1 hay hơn vì từ ngữ được sử dụng linh hoạt hơn - tác giả đã sử dụng các từ ngữ khác nhau cùng chỉ một đuối tượng nên tránh được sự lặp lại đơn điệu, nhàm chán nặng nề như ở đoạn 2.

II. Luyện tập

1. Mỗi từ ngữ in đậm dưới đây thay thế cho từ ngữ nào ? Cách thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì ?

Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.

Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng.

Hữu MAI

2. Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong mỗi câu của đoạn văn sau bằng những từ ngữ có giá trị tương đương để đảm bảo liên kết mà không lặp từ:

Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng. Vợ An Tiêm bảo An Tiêm :

-   Thế này thì vọ chồng mình chết mất thôi.

An Tiêm lựa lòi an ủi vợ :

-   Còn hai bàn tay, vợ chồng chúng mình còn sống được.

Phương pháp giải:

1] Con đọc thật kĩ và trả lời.

2] Con hãy dùng những cách gọi khác nhau để gọi An Tiêm và vợ An Tiêm.

Lời giải chi tiết:

1] 

-  Từ anh [ở câu 2] thay cho Hai Long [ờ câu 1]

-  Từ người liên lạc [câu 4] thay cho người đặt hộp thư [câu 2]

-  Từ anh [câu 4] thay cho Hai Long [câu 1]

-  Từ đó [câu 5] thay cho những vật gợi ra hình chữ V [câu 4]

Việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết câu.

2] 

[1]  Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng

[2]  Nàng bảo chồng

-    Nàng [câu 2] thay cho vợ An Tiêm [câu 1].

-    chồng [câu 2] thay cho An Tiêm ['câu 1]

[3]  Thế này thì vợ chồng mình chết mất thôi.

[4]  An Tiêm lựa lời an ủi vợ

[5] Còn hai bàn tay, vợ chồng mình còn sống được

Loigiaihay.com

I. Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ

- Trong bài văn, đoạn văn, các câu phải có liên kết chặt chẽ với nhau.

- Để liên kết một câu đứng trước nó, ta có thể lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở các câu đứng trước.

VD: Đền Thượng nằm chót vót trên núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt, xòe hoa.

II. Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ

Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc ta có thể dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho những từ đã dùng ở câu  đứng trước để tạo thành mối liên hệ giữa các câu và tránh lặp từ nhiều lần.

VD:

Mẹ của Lan là cô Nga. là bác sĩ ở bệnh viện này.

III. Liên kết bằng từ nối

Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể liên kết các câu ấy bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ các tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời,…

VD:

Em sẽ giúp anh lần này. Tuy nhiên anh phải nghe lời em, xin lỗi bố mẹ nhé.

Video liên quan

Chủ Đề