Lịch sử các trường Đại học Việt Nam

Phòng Tổ chức nhân sự 21:59 30/11/2021

Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội [tên giao dịch tiếng Anh: University of Economics and Business - Vietnam National University, Hanoi] được thành lập theo Quyết định số 290/QĐ-TTg ngày 6/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Trường đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ Khoa Kinh tế Chính trị thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1974.

Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN không ngừng nâng cao chất lượng về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một trường đại học định hướng nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN được xã hội biết đến như là một trường đại học có bề dày lịch sử, truyền thống, có tầm nhìn và quyết tâm phát triển theo hướng chất lượng và đẳng cấp quốc tế. 

NHỮNG MỐC LỊCH SỬ QUAN TRỌNG

Các mốc lịch sử quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Hiện nay, Trường ĐHKT là đơn vị tiên phong trong chuyển đổi các chương trình đào tạo từ hệ chuẩn sang hệ chất lượng cao, và xây dựng các chương trình đào tạo theo định mức kinh tế kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về đào tạo bậc đại học của xã hội. Nhà trường đã tiên phong chuyển đổi 06 CTĐT CLC TT23 sang xác định học phí theo định mức kinh tế kỹ thuật, xây dựng mới 01 CTĐT liên ngành [Kinh tế và Quản lý] theo định mức kinh tế kỹ thuật. Hiện tại, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đang đào tạo 08 CTĐT bậc cử nhân [06 CTĐT chính quy và 02 CTĐT liên kết], 10 CTĐT bậc thạc sĩ, 05 CTĐT bậc tiến sĩ. Đồng thời, để tiến tới thực hiện cơ chế tự chủ về kinh phí của một số CTĐT, Nhà trường đã mở mới chương trình Thạc sĩ Quản trị các tổ chức tài chính, Thạc sĩ Quản lý công [Liên kết với ĐH Uppsala - Thụy Điển, do ĐHQGHN cấp bằng] và một số chương trình khác. 

Sinh viên chương trình liên kết quốc tế trao đổi, học tập tại khuân viên trường

Kiểm định chất lượng theo chuẩn ACBSP là mục tiêu mà Trường Đại học Kinh tế hướng đến trong thời gian tới theo định hướng chiến lược phát triển của Nhà trường để quốc tế hóa giáo dục và hội nhập kinh tế quốc tế. Các chương trình đào tạo được kiểm định theo chuẩn ACBSP sẽ giúp Nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định vị trí của Nhà trường trong hệ thống giáo dục đại học và thực hiện các cam kết với xã hội trong việc không ngừng nâng cao chất lượng của người học đáp ứng với các điều kiện biến đổi của xã hội. Trường ĐHKT đã có kế hoạch triển khai kiểm định 06 CTĐT theo chuẩn ABCSP [Hoa Kỳ]. Tính đến thời điểm hiện tại, 06 CTĐT bậc đại học của Nhà Trường đã kiểm định và được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn, trong đó có 02 CTĐT kiểm định theo tiêu chuẩn AUN-QA, 04 CTĐT kiểm định theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bằng cử nhân của các chương trình đào tạo do ACBSP kiểm định được các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao khi tuyển chọn các ứng viên vào cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Đây như một tấm vé đảm bảo rằng sinh viên được đào tạo rất tốt trong trường đại học, được cung cấp đầy đủ những kiến thức, kỹ năng cần cho nghề nghiệp tương lai.

Trường ĐHKT là đơn vị có sinh viên quốc tế trao đổi nhiều nhất trong ĐHQGHN, là đơn vị tiên phong thực hiện trao đổi sinh viên trong nước với các trường đại học hàng đầu ở Việt Nam. Nhờ thúc đẩy mạnh mẽ việc trao đổi sinh viên và giảng viên với các trường đối tác, mỗi năm hàng chục lượt sinh viên được đi trao đổi tại hơn 50 trường đại học, viện nghiên cứu thuộc 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, như: Đại học Quốc gia Chengchi, Đài Loan; Đại học Uppsala, Thụy Điển [Chương trình LKĐT do ĐHQGHN cấp bằng]; Đại học Lincoln, Đại học Exeter, Anh Quốc; Đại học Quốc gia Yokohama, Nhật Bản; Đại học Kinh tế Cracow, Ba Lan; Đại học Arizona, Hoa Kỳ; Đại học ChungAng, Hàn Quốc; Trường Ipag Business School, Pháp…mà không phải đóng học phí chênh lệch. Đồng thời, Nhà trường cũng đón hàng trăm lượt sinh viên và học viên cao học từ nhiều nước như Hoa Kỳ, Úc, Srilanka, Nhật Bản, Hàn Quốc…đã đến học trao đổi tại trường, tạo môi trường học tập mang tính quốc tế. Sinh viên nhà trường và sinh viên quốc tế được du học và trải nghiệm với chi phí thấp nhất, không phải đóng các khoản chênh lệch học phí giữa các trường. 

Chương trình trao đổi tín chỉ với các Trường Đại học nước ngoài tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Nhà trường đã xây dựng hệ thống kết nối tổng lực từ các cộng đồng Nhà khoa học, cộng đồng doanh nhân-doanh nghiệp, cộng đồng các Câu lạc bộ của sinh viên. Thông qua cộng đồng doanh nhân - doanh nghiệp, sinh viên Nhà trường được tuyển dụng ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, nhiều tập đoàn lớn [Samsung, SeaBank, Doji, Xuân Hòa…] đã tham gia đào tạo hướng nghiệp, trang bị kỹ năng nghề nghiệp và đăng ký chỉ tiêu tuyển dụng hàng năm dành cho sinh viên của trường. Cộng đồng còn thu hút mạnh mẽ nhiều học bổng cho sinh viên từ nhiều tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài. Có thể kể tới một số đơn vị, doanh nghiệp và tổ chức như: Ngân hàng Vietcombank, BIDV, VPBank, Seabank, ACB, Tổng Công ty Hapro, Tập đoàn Insewa, Hiệp hội Kế toán công chứng Anh ACCA, Hiệp hội Kế toán và Công chứng Anh Xứ Wales, Tập đoàn Jardine Cycle & Carriage... Bên cạnh đó, sinh viên được tham gia cộng đồng các câu lạc bộ: CLB Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học [RCES], CLB Kinh tế trẻ [YEC], CLB Nhà doanh nghiệp tương lai [FEC], CLB Quản trị Kinh doanh [BA PLUS], CLB Tiếng Anh [BeONE]… Môi trường học tập trong cộng đồng nghiên cứu khoa học đã giúp sinh viên Trường Đại học Kinh tế luôn đạt nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi chuyên ngành ở cấp toàn quốc và quốc tế. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học có việc làm đạt trên 96%. Đa số sinh viên tốt nghiệp ra trường có thu nhập ở mức cao. Kết quả khảo sát ý kiến của nhà tuyển dụng đối với sinh viên của trường cho thấy tỷ lệ hài lòng ở mức rất cao về ba tiêu chí: kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức năng lực tự chủ và trách nhiệm.

Trường ĐHKT - ĐHQGHN được coi và lựa chọn là điểm đến của tri thức trẻ, thể hiện ở việc Trường nhiều lần đứng ra tổ chức các hội thảo, hội nghị lớn có tầm vóc khu vực và toàn cầu như Hội nghị Kinh tế trẻ Châu Á [tổ chức từ ngày 12/8 đến 15/8/2019] đã quy tụ gần 500 nhà khoa học đến từ 38 quốc gia trên thế giới tham dự

Với những thành tích đạt được trên chặng đường hơn 45 năm xây dựng từ Khoa Kinh tế Chính trị thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội [1974] và phát triển thành Trường ĐHKT - ĐHQGHN đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1997; Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2004; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì thành tích đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực đào tạo quản trị kinh doanh, nghiên cứu quản lý và phát triển khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc năm 2021; Bằng khen và Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 2019-2020, Cờ thi đua của Chính phủ năm học 2020-2021 vì đã xuất sắc, tiêu biểu dẫn đầu thi đua ĐHQGHN./.

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN nhiều năm liền nhận Bằng khen, Cờ thi đua của ĐHQGHN, Cờ thi đua cấp Bộ GD&ĐT, Cờ thi đua Chính phủ.

VIDEO GIỚI THIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

THÔNG TIN LIÊN QUAN

- Khoa Kinh tế Chính trị - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội giai đoạn 1974 - 1995

- Khoa Kinh tế - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN giai đoạn 1995 - 1999

- Khoa Kinh tế - ĐHQGHN giai đoạn 1999 - 2007

- Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN giai đoạn 2007 - 2012

- Lãnh đạo Khoa Kinh tế Chính trị, Khoa Kinh tế và Trường ĐHKT qua các thời kỳ

- PGS.TS Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế: “Đào tạo một thế hệ công dân sẵn sàng phụng sự Tổ quốc

Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên tiền thân là Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc. Trường được thành lập ngày 18 tháng 07 năm 1966 theo Quyết định số 127/CP của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nhà trường ra đời giữa thời kì cao điểm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi mà đế quốc Mỹ điên cuồng ném bom, mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, khi mà cả nước đang tập trung sức người, sức của “tất cả vì miền Nam ruột thịt, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

Trường được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong việc đào tạo giáo viên cấp III [nay gọi là là giáo viên THPT] cho đồng bào các dân tộc các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc. Những ngày đầu, trường nhận được sự chi viện về trang thiết bị, cán bộ giảng dạy của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Trong những ngày đầu thành lập, mặc dù còn gặp muôn vàn khó khăn, ngày 31 tháng 10 năm 1966, Nhà trường đã tổ chức khai giảng khóa học đầu tiên tại địa điểm của nhà trường là hai xã Vinh Quang [nay là xã Phú Lạc] và Đức Lương huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái [nay là tỉnh Thái Nguyên]. Tại đây lớp sinh viên khóa I đã học tập và tốt nghiệp. Cuối năm 1970, Trường chuyển về địa điểm hiện nay: Phường Quang Trung – Thành phố Thái Nguyên. Năm 1991, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định sáp nhập Trường Cao đẳng Sư phạm Việt Bắc vào Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc.

Năm 1994, Chính phủ ra quyết định thành lập Đại học Thái Nguyên nhằm tạo sự phối kết hợp, hợp tác phát triển toàn diện giữa các trường đại học, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc trở thành thành viên của Đại học Thái Nguyên, có tên mới là Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên. Từ đây, quy mô đào tạo, loại hình đào tạo của nhà trường có nhiều biến đổi đáp ứng nhu cầu xã hội hóa giáo dục và xu thế của thời đại.

Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, từ chỗ chỉ là cơ sở đào tạo giáo viên THPT với bảy chuyên ngành đào tạo cho con em đồng bào các dân tộc các tỉnh miền núi phía Bắc đến nay Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã có sứ mệnh  cao cả là phục vụ đắc lực sự nghiệp giáo dục, nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ trên phạm vi cả nước, đặc biệt chú trọng cho khu vực miền núi trung du phía Bắc Việt Nam. Với sứ mệnh ấy, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học có vị thế không chỉ trong nước mà còn có vị thế trên trường quốc tế. Từ 8 Khoa đào tạo là Văn, Sử, Địa, Toán, Lý, Hóa, Sinh và Dự bị đại học với số lượng vài trăm sinh viên, đến nay Trường đã có 14 khoa,  bộ môn trực thuộc, đào tạo năm mươi chuyên ngành từ Cao đẳng tới Tiến sỹ, với số lượng hơn hai mươi ngàn sinh viên trong đó sinh viên chính quy các hệ đào tạo là trên mười một ngàn...

Về lĩnh vực Nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ, trường đã có nhiều đóng góp to lớn, góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách trong phát triển kinh tế xã hội, giáo dục đào tạo. Cán bộ nhà trường đã tham gia hàng chục đề tài Nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà nước, cấp bộ. Hàng năm có hàng trăm để tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu ứng dụng vào thực tế. Phong trào Nghiên cứu khoa học của sinh viên luôn được Nhà trường quan tâm đầu tư, hàng năm sinh viên của trường đều giành thứ hạng cao trong giải thưởng sinh viên Nghiên cứu khoa học toàn quốc.

Về quan hệ quốc tế, trường có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học, nhiều tổ chức quốc tế trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Oxtraylia, Nga, Trung Quốc, Canada, Hà Lan…Qua đó, hàng trăm lượt cán bộ của nhà trường đã được đi thực tập khoa học, trau dồi tri thức ở nước ngoài. Đồng thời có hàng chục giáo viên nước ngoài đã tình nguyện đến trường giảng dạy cho sinh viên trường  Đại học Sư phạm. Trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quí.

Nhằm tôn vinh, kế thừa và phát huy những thành quả tốt đẹp mà đội ngũ cán bộ viên chức, sinh viên của Nhà trường đã nỗ lực phấn đấu và giành được, năm 2003, Đảng ủy, Ban Giám hiệu đã quyết định lấy mốc ngày khai giảng đầu tiên là ngày 31 tháng 10 làm ngày truyển thống của Nhà trường.

Toàn thể cán bộ viên chức, sinh viên của Nhà trường đã và đang thi đua học tốt, dạy tốt, làm việc tốt…,hưởng ứng tích cực các cuộc vận động do Nhà nước, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phát động.  Đặc biệt, trong năm 2015, Nhà trường kiện toàn bộ máy lãnh đạo với nhiệm kỳ công tác mới và cùng đó là sự thành công của Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX của Trường nhiệm kỳ 2015-2020 sẽ là kim chỉ nam cho những hoạt động của Nhà trường vươn tới tầm cao mới.

Video liên quan

Chủ Đề