Lễ thân nghinh là gì

  • Cần Biết

Nét đẹp văn hóa trong phong tục đám cưới việt nam xưa và nay

Khi thời thế thay đổi, các phong tục tập quán dù là truyền thống nhất của Việt Nam cũng phải có những điều chỉnh nhất định để phù hợp thời đại. Hẳn nhiều người không thật sự nắm rõ một đám cưới Việt Nam ngày xưa diễn ra thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các đặc điểm riêng thú vị của phong tục đám cưới Việt Nam xưa và nay có sự khác biệt như thế nào.

Nội dung bài viết

  • Trình tự lục lễ trong phong tục đám cưới Việt Nam xưa
    • Lễ nạp thái
    • Lễ vấn danh
    • Lễ nạp cát
    • Lễ nạp trưng [hay còn được gọi là thách cưới]
    • Lễ thỉnh kỳ
    • Lễ thân nghinh [lễ cưới]
  • Phong tục đám cưới Việt Nam ngày nay được đơn giản hóa so với thời xưa
    • Lễ dạm ngõ [hay còn được gọi là chạm ngõ, xem mặt]
    • Lễ ăn hỏi [hay còn được gọi là lễ đính hôn]
      • Nhà trai chuẩn bị gì cho lễ ăn hỏi?
      • Nhà gái chuẩn bị gì cho lễ ăn hỏi?
      • Lễ vật
    • Lễ cưới
      • Xin dâu
      • Rước dâu
      • Rước dâu vào nhà chồng
      • Tiệc cưới
    • Lễ lại mặt

Trình tự lục lễ trong phong tục đám cưới Việt Nam xưa

Quan niệm theo phong tục đám cưới Việt Nam xưa, một đám cưới truyền thống và chuẩn mực sẽ diễn ra theo trình tự 6 lễ như sau:

Lễ nạp thái

Có thể hiểu nạp thái ở đây có nghĩa là thu nạp sính lễ của nhà trai. Với nghi lễ khởi đầu này, nhà trai thường mang một đôi chim nhạn đến làm sính lễ để thưa chuyện với nhà gái.

Đôi chim nhạn có ý nghĩa hòa thuận âm dương; mong đôi vợ chồng có thể dễ dàng hòa giải khó khăn trong hôn nhân; và người vợ sẽ thuận theo đạo nghĩa của người chồng.

Lễ vấn danh

Tiếp theo là lễ vấn danh, khi nhà trai cử vài người sang nhà gái, đem theo sính lễ là rượu, chè và trầu cau. Mục đích chính của việc này trong phong tục đám cưới Việt Nam xưa là để hỏi ngày, tháng, năm sinh của cô gái; nhờ thầy tính tuổi cho cặp đôi xem có hợp nhau không; rồi mới tính đến các bước sau đó.

Phía nhà gái đón lễ vấn danh bằng cách chuẩn bị sẵn một tờ giấy trên đó đã ghi đủ thông tin cá nhân: họ tên và sinh nhật của con gái; thậm chí có cả giờ sinh nếu nhà trai yêu cầu.

Lễ nạp cát

Thể theo phong tục đám cưới Việt Nam xưa, người ta tổ chức lễ nạp cát khi nhà trai quyết định là cặp đôi hợp mệnh, hợp tuổi để đánh tiếng xin nhà gái tiến đến lễ ăn hỏi. Yếu tố tiên quyết là phải chọn ngày lành, tháng tốt cho lễ nạp cát.

Sính lễ của lễ nạp cát thường là một buồng cau to lên đến 3-400 quả; vài chai rượu nếp trắng cùng mâm xôi gấc lớn. Gia đình nhà trai có điều kiện hơn thì có thể thêm vào một cái thủ lợn hoặc con lợn sữa quay, trà bánh, tạo ấn tượng tốt hơn với nhà gái.

>>> 6 mẹo phong thủy hút tài lộc cực hữu hiệu, nhà giàu hay áp dụng nhà nghèo lại thường bỏ qua

Lễ nạp trưng [hay còn được gọi là thách cưới]

Bản chất của lễ tục này là thách cưới nhà trai; trong phong tục đám cưới Việt Nam ngày nay vẫn được một bộ phận gia đình áp dụng. Trong lễ, nhà gái có quyền được đòi hỏi nhà trai phải nạp những lễ vật gì cho gia đình mình.

Lễ thỉnh kỳ

Lễ thỉnh kỳ chỉ đơn giản là lễ xin định ngày giờ tốt để làm lễ cưới. Thông thường, nhà trai sẽ là bên quyết định rồi hỏi lại ý kiến nhà gái. Nhà gái thường cũng thuận theo ý nhà trai.

Lễ thân nghinh [lễ cưới]


Bởi lễ thân nghinh là lễ tục cuối cùng và quan trọng nhất của lục lễ; cho nên đối với phong tục đám cưới Việt Nam xưa thì bắt buộc phải kiêng kị những điều sau:

  • Cả cô dâu lẫn chú rể đều không được ở trong thời kỳ chịu tang.
  • Chọn ngày cưới phải tránh hết các giờ không vong, sát chủ; và không tổ chức cưới hỏi vào tháng 7 âm lịch.

Trước khi đám cưới diễn ra vài tiếng, thường nhà trai lại cử người đại diện sang nhà gái; mang theo cơi trầu đủ 12 miếng trầu xếp cánh phượng và 12 miếng cau xếp cánh tiên; báo cáo giờ xin đón dâu với nhà gái. Ý nghĩa của hành động này là nhằm đảm bảo đám cưới diễn ra suôn sẻ và thuận lợi; tránh gây tai tiếng cho họ hàng quan khách đôi bên; hoặc đề phòng đám cưới không có cô dâu.

>>> Cách giữ lửa tình yêu hôn nhân bền vững theo thời gian

Phong tục đám cưới Việt Nam ngày nay được đơn giản hóa so với thời xưa

Để phù hợp với nhịp sống tất bật và hiện đại của thế kỷ 21; số nghi lễ cưới hỏi đã được giảm thiểu tối đa về cả thời gian lẫn cách thức tiến hành. Trong phong tục đám cưới Việt Nam ngày nay chỉ giữ lại những lễ chính dưới đây:

Lễ dạm ngõ [hay còn được gọi là chạm ngõ, xem mặt]

Buổi gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa hai bên gia đình được tính là làm lễ dạm ngõ. Đây là buổi gặp mà nhà trai sang đặt vấn đề với nhà gái, xin phép cho cặp đôi được chính thức và công khai tìm hiểu nhau trước khi quyết định tiến đến hôn nhân. Tương tự với lễ nạp thái ngày xưa, tuy nhiên buổi lễ này không cần phải đem theo lễ vật đồ sộ.

Lễ ăn hỏi [hay còn được gọi là lễ đính hôn]


Đây là nghi thức then chốt theo phong tục đám cưới Việt Nam xưa và nay; bởi nó đóng vai trò thông báo chính thức việc hứa gả giữa hai bên gia đình. Giai đoạn này là một bước tiến triển hoàn toàn mới trong quan hệ hôn nhân của cặp đôi: hai người trở thành hôn thê và hôn phu của nhau; chàng trai đã được bố mẹ vợ tương lai chấp thuận lễ vật và nhận làm con rể.

Nhà trai chuẩn bị gì cho lễ ăn hỏi?

Trang phục riêng cho chú rể và trang phục đồng bộ cho đội hình sang dự lễ ăn hỏi tại nhà gái

Lựa chọn đội hình nam bê tráp đồng đều, tươi tắn, nhỏ hơn hoặc bằng tuổi chú rể và còn độc thân
Bao lì xì để thực hiện nghi lễ trao duyên giữa đội bê tráp ăn hỏi của hai bên
Lễ vật ăn hỏi.

Nhà gái chuẩn bị gì cho lễ ăn hỏi?

Trang phục riêng cho cô dâu và cho những người tham dự lễ ăn hỏi
Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, bày trí bàn thờ tổ tiên
Trang trí không gian tổ chức lễ ăn hỏi
Lựa chọn đội hình nữ bê tráp đồng đều, xinh xắn, nhỏ hơn hoặc bằng tuổi cô dâu và còn độc thân.
Chiêu đãi họ hàng, khách quan tham dự tiệc mặn tùy sở thích và điều kiện gia đình.

Lễ vật

Đối với phong tục đám cưới Việt Nam xưa thì lễ ăn hỏi không thể thiếu trầu cau; và đặc biệt là cặp bánh phu thê, bánh cốm mời khách. Bánh phu thê tượng trưng cho phần Dương; còn bánh cốm đại diện cho phần Âm. Ngoài ra còn có mứt sen, rượu, chè, lợn sữa quay, Số lượng lễ vật bắt buộc phải là số chẵn [bội số của 2, tượng trưng cho đôi lứa]; tuy nhiên lễ vật đó sẽ xếp trong số lẻ của tráp vì số lẻ biểu thị sự phát triển dồi dào.

>>> Mẹo giảm cân sau Tết cực nhanh và hiệu quả giúp lấy lại vóc dáng

Lễ cưới

Xin dâu

Bắt đầu với nghi thức xin dâu khi nhà trai cử người [thường là mẹ chú rể] đến trước giờ tổ chức lễ cưới; mang theo rượu và trầu cau xin cô dâu về và báo đoàn đón dâu sẽ đến.

Rước dâu


Tiếp theo, đoàn rước dâu xếp hàng đi một đoàn vào thưa gửi đôi lời với nhà gái; rồi chú rể đón cô dâu và cặp đôi cùng thắp hương trước bàn thờ họ nhà gái. Thắp hương xong cô dâu chú rể sẽ rót trà mời khách khứa có mặt tại nhà gái.

Mẹ cô dâu tặng con gái của hồi môn và căn dặn con một số điều trước khi gả về nhà chồng. Cả đoàn rời nhà gái để rước cô dâu đi; bao gồm cả một số người bên nhà gái như bố cô dâu, họ hàng và bạn bè thân thiết. Riêng mẹ của cô dâu không được tiễn con về nhà chồng.

Rước dâu vào nhà chồng

Đại diện nhà trai dẫn cô dâu chú rể đến bàn thờ để ra mắt gia tiên họ nhà trai; sau đó dẫn cặp đôi cùng họ hàng cô dâu vào xem phòng cưới. Mục đích của nhà trai cho nhà gái thấy được hoàn cảnh, điều kiện mới mà cô dâu sẽ gắn bó đến cuối cuộc đời với con trai họ.

Sau khi thăm quan xong phòng cưới, cô dâu chú rể quay lại khu vực tổ chức hôn lễ, tiến hành lễ thành hôn. Một số gia đình lễ thành hôn được kết hợp chung với tiệc cưới để tiết kiệm ngân sách.

Tiệc cưới

Nếu thời buổi ngày xưa chưa có điều kiện kinh tế cũng như phát triển cơ sở vật chất hiện đại như hiện nay; thì thể theo phong tục đám cưới Việt Nam xưa sẽ tổ chức tiệc cưới tại nhà. Ngày nay, đa số các gia đình đều tìm đến các trung tâm tiệc cưới để đảm bảo con cái trải qua sự kiện trọng đại của cuộc đời mà không phải lo lắng quá nhiều về công tác chuẩn bị thiếu cái này, cái kia; hay không gian tổ chức lễ cưới như thế nào mới phù hợp,

Lễ lại mặt

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, người ta thường sẽ tổ chức lễ lại mặt [hay còn gọi là lễ nhị hỷ]; nếu gia đình hai bên sống trong phạm vi gần nhau [ví dụ cùng trong TP. HCM]. Lại mặt có nghĩa là sau khi cưới thì cặp vợ chồng mới cưới sẽ về thăm gia đình nhà gái. Chào đón các con về, bố mẹ vợ sẽ chuẩn bị một mâm cơm mời con rể, và bữa cơm này chủ yếu là một bữa tối thân mật của gia đình.

Mục đích của lễ lại mặt là để bày tỏ lòng kính mến và biết ơn của người con rể đối với công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vợ. Đồng thời, hiểu cho tâm lý sau khi về nhà chồng, cô dâu mới tiếp xúc và ứng xử với gia đình chồng sẽ có nhiều bỡ ngỡ sinh ra tâm lý buồn phiền, lưu luyến cha mẹ ruột, Vậy nên tổ chức lễ lại mặt trong phong tục đám cưới Việt Nam ngày nay giúp khích lệ tinh thần người con dâu trong cuộc sống hôn nhân hơn rất nhiều.

Truy cập đường dẫn để xem nhiều điều Cần Biết của anvuitudosong bạn nhé!!!

Có thể bạn sẽ quan tâm:

>>> Dạo một vòng quanh khu chợ Nishiki: Thiên đường mua sắm ở Kyoto

Khám phá NGAY cách đầu tư sinh lời siêu lợi nhuận tại đây: CLICK HERE

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY NHÉ!

Cách thức nhận tư vấn: ZaloGọi trực tiếp

Bình luận

Search
Chuyên mục
  • Ẩm thực
  • Cần Biết
  • Doanh Nghiệp
  • Du Lịch
  • Infographic
  • Tin Tức Đời Sống
Tags
covid du lịch du lịch vũng tàu du lịch đà lạt du lịch đà nẵng gia đình và xã hội giáng sinh Halloween mẹo vặt tin tức đời sống trái phiếu Tết Tết dương lịch Valentine vissa vsetgroup xu hướng đầu tư ẩm thực

Bài viết mới

Series Ăn gì, ở đâu? Kỳ 5: Sức hút của ẩm thực đường phố

Đọc thêm »

Series Ăn gì, ở đâu? Kỳ 4: Ẩm thực Tây Bắc vấn vương lòng du khách

Đọc thêm »

Series Ăn gì, ở đâu? Kỳ 3: Ẩm thực Vincom Thủ Đức có gì?

Đọc thêm »

Series Ăn gì, ở đâu? Kỳ 2: Khám phá phố ẩm thực Quận 1

Đọc thêm »

Series Ăn gì, ở đâu? Kỳ 1: Địa chỉ ẩm thực Sài Gòn nức tiếng không thể bỏ qua

Đọc thêm »

Kinh doanh hốt bạc với những ý tưởng sáng tạo về ẩm thực

Đọc thêm »

Series Lọt hố ẩm thực Miền Trung Kỳ cuối: Ẩm thực Thanh Hóa

Đọc thêm »

Series Đà Lạt Tour Kỳ cuối: Du lịch Đà Lạt tháng 1 có gì vui?

Đọc thêm »

Series Lọt hố ẩm thực Miền Trung Kỳ 5: Ẩm thực Quảng Trị độc đáo

Đọc thêm »

Series Đà Lạt Tour Kỳ 6: Nên đi du lịch Đà Lạt vào tháng mấy?

Đọc thêm »

Tin tức nổi bật trên youtube

Video liên quan

Chủ Đề