Lập kế hoạch giám sát đánh giá môi trường nước

Như vậy, việc lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ sẽ giúp cho công ty[doanh nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp] nắm được tình hình tác động môi trường xung trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thường xuyên kiểm tra so với mức tiêu chuẩn quy định, từ đó đưa ra phương án xử lý môi trường thích hợp.

Đối tượng phải thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ gồm:

– Tất cả các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, các thương mại dịch vụ, các khu công nghiệp, các khu chế xuất và khu dân cư, đô thị, các nhà máy khu nhà xưởng,… các khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ sử dụng khoảng [10 phòng trở lên], các Bệnh viện, phòng khám, trường học, các nhà hàng không phân biệt quy mô lớn nhỏ, chung cư, tòa nhà, các công trình xây dựng, trung tâm thương mại và siêu thị đều có xả thải phải lập báo cáo giám sát môi trường kỳ theo quy định của pháp luật. [theo Điều 3, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP] và Bản kế hoạch bảo vệ môi trường [theo Điều 24, Luật Bảo vệ môi trường 2014].

Thời gian, tầm suất lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo quy định của pháp luật:

– Đối với việc báo cáo giám sát môi trường xung quanh: tối thiểu 6 tháng/lần – Đối với việc báo cáo giám sát chất thải: tối thiểu 03 tháng/lần Tùy theo, các cơ quan chức năng của mỗi địa phương quy định về thời gian và tần suất lập báo cáo giám sát môi trường đình kỳ khác nhau, cũng có thể lập khoảng 2lần/ năm hoặc 1 lần/ năm.

Quy trình chuẩn lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo các bước sau:

Bước 1: Nhận những yêu cầu, tìm hiểu và thu tập thông tin tài liệu có xác thực của dự án từ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,… của bạn trong thời gian chỉ 1 ngày. Bước 2: Trong vòng 1 ngày để chuẩn bị và tiến hành lấy các mẫu nguồn gây ô nhiễm cũng như triển khai công việc đo đạc. Bước 3: Chờ kết quả phân tích và trực tiếp nghiệm thu, ghi nhận vào báo cáo với 1 tuần Bước 4: Hoàn thành báo cáo giám sát môi trường nhanh chóng trong 2 ngày. Bước 5: Gửi báo cáo đã hoàn thành cho chủ đầu tư doanh nghiệp xem và ký kết với thời gian khoảng 1 ngày. Bước 6: Khi báo cáo đã hoàn thiện thì tiến hành nộp trực tiếp báo cáo đến cơ quan chức năng và gửi cho chủ đầu tư doanh nghiệp trong vòng 1 ngày. Sau đó bàn giao cho khách hàng. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ hiệu quả nhất! Bắt đầu từ năm 2017 trở đi, hồ sơ báo cáo giám sát môi trường định kỳ sẽ có tên mới là báo cáo quan trắc môi trường định kỳ. Hồ sơ báo cáo giám sát được xem là một hình thức để đánh giá chất lượng môi trường ngắn hạn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh và định kỳ báo cáo về cơ quan chức năng có thẩm quyền [cụ thể là các Phòng TNMT, các chi cục BVMT]. Mục tiêu chính của việc này là đánh giá lại toàn bộ hiện trạng môi trường tại các cơ sở trong thời gian qua từ đó tiến hành đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường nơi dự án hoạt động.

- Lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo thông tư 43 chính là kết quả của quá trình giám sát môi trường.

Vậy vì sao chúng ta cần phải lập báo cáo giám sát môi trường định kì?

- Điều đầu tiên của việc lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo thông tư 43 là để theo dõi thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Cơ sở đến chất lượng môi trường.

- Định kỳ đo đạc, lấy các mẫu phân tích các thông số liên quan đến các tác động tiêu cực của môi trường xung quanh Cơ sở [nước mặt, nước ngầm, không khí, đất].

Quy trình lập báo cáo giám sát môi trường định kì theo thông tư 43

- Bước 1: Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh, tiến hành việc thu thập các số liệu liên quan đến hoạt động của dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh như về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, khí hậu, địa chất,...

- Bước 2: Quan trắc và xác định nguồn ô nhiễm có thể phát sinh khi dự án hoạt động như nguồn nước thải, khí thải, các chất thải rắn,...

- Bước 3: Thực hiện việc lấy mẫu phân tích nguồn ô nhiễm như nước thải, mẫu không khí bên ngoài, không khí bên trong, khí thải tại nguồn nếu dự án có sử dụng máy phát điện, các thông số về độ rung, tiếng ồn,... Sau đó đem phân tích tại phòng thí nghiệm.

- Bước 4: Tiến hành xây dựng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm dự phòng sự cố.

- Bước 5: Đề xuất các phương án quản lý, dự phòng ngăn chặn và xử lý khí thải, nước thải, các phương án thu gom chất thải nguy hại.

- Bước 6: Cam kết khắc phục những nội dung chưa đạt, các biện pháp cùng thời gian khắc phục; cam kết vận hành và thực hiện thường xuyên các biện pháp xử lý , giảm thiểu chất thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của môi trường; cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Bước 7: Yêu cầu chủ doanh nghiệp cung cấp một số hồ sơ liên quan đến dự án và tiến hành soạn thảo hồ sơ báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo thông tư 43/2015/TT-BTNMT.

- Bước 8: Gửi hồ sơ về chủ doanh nghiệp xem xét và ký nhận, sau đó nhận hồ sơ sẽ trình nộp báo cáo lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để xem xét phê duyệt báo cáo giám sát môi trường định kỳ như các Sở TNMT, các phòng sở TNMT tại địa phương dự án triển khai.

Quy trình thực hiện báo cáo giám sát theo sơ đồ hóa

.png]

Bảo vệ môi trường là không chỉ là nghĩa vụ mà còn là trách nhiệm của mỗi người dân chúng ta, các doanh nghiệp khi hoạt động cần quan tâm nhiều hơn trong công tác bảo vệ môi trường, định kỳ thực hiện hồ sơ môi trường để giảm thiểu tác động ô nhiễm do dự án phát sinh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Về phần thực hiện hồ sơ môi trường, đã có Công ty TNHH Môi trường và Phát triển Thăng Long chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ từ A -> Z với chi phí hợp lý nhất.

Chủ Đề