Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là gì năm 2024

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng là một vấn đề pháp lý quen thuộc trong lĩnh vực xây dựng. Vậy quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào?

1. Khái niệm:

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của việc đầu tư xây dựng, làm cơ sở quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng.

2. Các trường hợp phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng:

Khoản 2 Điều 52 Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Luật Xây dựng quy định dự án phải lập Báo cáo gồm:

  • Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công;
  • Dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
  • Dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư.

Đối với dự án không thuộc các trường hợp nêu trên, việc lập Báo cáo do người quyết định đầu tư quyết định.

Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là gì năm 2024
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng

3. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng:

  • Đối với dự án PPP:

Căn cứ khoản 3 Điều 14 Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án PPP bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

  1. Sự cần thiết đầu tư; lợi thế đầu tư theo phương thức PPP so với các hình thức đầu tư khác; tác động của việc thực hiện dự án theo phương thức PPP đối với cộng đồng, dân cư trong phạm vi dự án;
  2. Mục tiêu; dự kiến quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác;
  3. Phương án thiết kế sơ bộ theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng, pháp luật khác có liên quan đối với dự án không có cấu phần xây dựng; thuyết minh sơ bộ về phương án kỹ thuật, công nghệ; sơ bộ phân chia dự án thành phần (nếu có);
  4. Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường như đối với dự án đầu tư công;
  5. Sơ bộ tổng mức đầu tư; đánh giá sơ bộ phương án tài chính của dự án; dự kiến sử dụng vốn nhà nước trong dự án (nếu có); dự kiến phương thức thanh toán cho nhà đầu tư đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BTL, hợp đồng BLT;
  6. Dự kiến loại hợp đồng dự án PPP; các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư; cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu.

\>> Xem thêm: QUY TRINH ĐẤU THẦU

  • Đối với các dự án khác:

Nội dung Báo cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Luật Xây dựng. Theo đó, nội dung gồm:

  1. Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng.
  2. Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng.
  3. Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên.
  4. Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ thuật và thiết bị phù hợp.

Phương án thiết kế sơ bộ của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thể hiện trên thuyết minh và bản vẽ, bao gồm các nội dung sau:

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (tiếng Anh: Pre-feasibility Study report) là cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng.

Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là gì năm 2024

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Pre-feasibility Study report) (Nguồn: utemplates)

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Pre-feasibility Study report)

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Pre-feasibility Study report.

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng, làm cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng. (Theo Luật Xây dựng năm 2014)

Chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng.

Trường hợp các dự án Nhóm A (trừ dự án quan trọng quốc gia) đã có qui hoạch được phê duyệt đảm bảo các nội dung qui định thì không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. (Theo Thông tư số 18/2016/TT-BXD)

Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

1. Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng.

2. Dự kiến mục tiêu, qui mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng.

3. Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên.

4. Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kĩ thuật và thiết bị phù hợp.

5. Dự kiến thời gian thực hiện dự án.

6. Sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; khả năng hoàn vốn, trả nợ vốn vay (nếu có); xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội và đánh giá tác động của dự án.

Phương án thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

1. Sơ bộ về địa điểm xây dựng; qui mô dự án; vị trí, loại và cấp công trình chính;

2. Bản vẽ thiết kế sơ bộ tổng mặt bằng dự án; mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt công trình chính của dự án;

3. Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ giải pháp thiết kế nền móng được lựa chọn của công trình chính;

4. Sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có).

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

1. Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và quyết định chủ trương đầu tư được thực hiện theo qui định của pháp luật về đầu tư công.

2. Đối với các dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác (trừ các dự án qui định) chưa có trong qui hoạch ngành, qui hoạch xây dựng được duyệt, chủ đầu tư phải báo cáo Bộ quản lí ngành, Bộ Xây dựng hoặc địa phương theo phân cấp để xem xét, chấp thuận bổ sung qui hoạch theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung qui hoạch trước khi lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo qui định.

Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chủ trì thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi có trách nhiệm lấy ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng của Bộ quản lí ngành và các cơ quan có liên quan để tổng hợp và trình người quyết định đầu tư xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.

Thời hạn có ý kiến chấp thuận về chủ trương đầu tư xây dựng không quá 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. (Theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP)