Làm thế nào để máu kinh ra ít năm 2024

Chảy máu âm đạo bất thường là tình trạng chảy máu giữa kỳ kinh, ra máu kéo dài hoặc ra máu lượng nhiều. Chị em cần thăm khám ngay bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý từ thông thường đến ung thư phụ khoa.

Làm thế nào để máu kinh ra ít năm 2024

Chảy máu âm đạo bất thường là gì?

Chảy máu âm đạo bất thường hay xuất huyết âm đạo là hiện tượng chảy máu từ cơ quan sinh dục nữ (bao gồm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung và tử cung) mà không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

Bác sĩ Dương Việt Bắc, Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, bình thường, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài khoảng 28 ngày, tính từ khi xuất hiện máu kinh đến khi ngừng hẳn khoảng 3-5 ngày. Chảy máu vùng kín bất thường xảy ra khi: (1)

  • Kinh nguyệt bất thường về tần suất (vô kinh, thiểu kinh, đa kinh), số lượng hoặc thời gian (rong kinh hoặc ra máu kinh nhiều);
  • Ra máu giữa các kỳ kinh (chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt) hoặc không liên quan đến kinh nguyệt và xảy ra bất thường (đau bụng kinh);
  • Chảy máu trước thời kỳ có kinh (kỳ kinh đến sớm hơn bình thường);
  • Chảy máu vùng kín sau mãn kinh (nghĩa là > 12 tháng sau chu kỳ kinh nguyệt bình thường cuối cùng);
  • Chảy máu hoặc trong thai kỳ.

Chảy máu bất thường ở âm đạo có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào, không thể dự đoán trước và có thể kèm theo đau hoặc các triệu chứng khác.

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra máu bất thường, như thay đổi nồng độ hormone, sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố, hoặc dụng cụ tránh thai, nhiễm trùng hoặc chấn thương. Các nguyên nhân khác gây chảy máu giữa chu kỳ có thể bao gồm: lạc nội mạc tử cung, polyp (tăng trưởng) trong tử cung hoặc cổ tử cung.

Triệu chứng chảy máu vùng kín bất thường ở phụ nữ

Chảy máu âm đạo được xem là bất thường khi có những triệu chứng:

  • Chảy máu hoặc lốm đốm giữa các kỳ kinh;
  • Chảy máu sau quan hệ tình dục;
  • Chảy máu nhiều hơn bình thường, xuất hiện cục máu đông lớn, cần thay băng vệ sinh mới liên tục mỗi 2-3 giờ;
  • Thời gian chảy máu kéo dài hơn bình thường hoặc hơn 7 ngày;
  • Chảy máu khi đang mang thai;
  • Chảy máu khi đã bước sang thời kỳ mãn kinh;
  • Chảy máu vùng kín đi kèm các triệu chứng khác như cơ thể suy nhược, mệt mỏi, chóng mặt…
    Làm thế nào để máu kinh ra ít năm 2024
    Âm đạo chảy máu ngoài kỳ kinh nguyệt, lượng máu nhiều phải thay băng vệ sinh mỗi giờ… là những dấu hiệu của vùng kín ra máu bất thường

Nguyên nhân gây chảy máu vùng kín bất thường

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra máu âm đạo bất thường, khi nhận thấy dấu hiệu này, chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra tìm nguyên nhân. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp nhất: (2)

1. Bệnh lý

Âm đạo chảy máu bất thường có thể do một số bệnh lý phụ khoa sau:

  • Viêm âm đạo: là hiện tượng niêm mạc da và các tổ chức mô liên kết bên dưới niêm mạc âm đạo bị sưng tấy, đỏ. Biểu hiện của bệnh là rong kinh, đau và chảy máu sau quan hệ tình dục, ngứa âm đạo, khí hư tiết nhiều và có mùi hôi bất thường…
  • Viêm lộ tuyến hoặc viêm cổ tử cung: lớp niêm mạc cổ tử cung bị sưng tấy và loét gây chảy máu nếu chị em sinh hoạt tình dục mạnh. Các triệu chứng phổ biến của bệnh là tiết dịch âm đạo bất thường, có mùi hôi, đau bụng dưới, kinh nguyệt không đều…
  • U xơ tử cung: chị em bị u xơ tử cung thường gặp các triệu chứng như chảy máu giữa các kỳ kinh, đau và chảy máu sau khi giao hợp, kinh nguyệt không đều và kéo dài…
  • Lạc nội mạc tử cung: các mô tương tự như lớp niêm mạc trong tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung hoặc ngay tại tử cung. Các khối u này có thể sưng lên và chảy máu, dẫn đến hiện tượng chảy máu âm đạo giữa kỳ kinh.
  • Polyp tử cung (nội mạc tử cung): do sự phát triển quá mức của lớp tuyến và mô đệm nội mạc tử cung. Đa phần polyp là lành tính, tuy nhiên một số trường hợp có thể gây ra biến chứng như chảy máu kinh nguyệt nhiều, chảy máu sau mãn kinh…
  • Tăng sản nội mạc tử cung: là tình trạng niêm mạc tử cung trở nên quá dày, thường do mất cân bằng nội tiết tố estrogen và progesterone. Triệu chứng chính của tình trạng này là kinh nguyệt kéo dài và nhiều hơn bình thường, chảy máu bất thường dù đã đến tuổi mãn kinh… Mặc dù không phải ung thư nhưng một số trường hợp tăng sản nội mạc tử cung có thể dẫn đến ung thư tử cung.
  • Các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai… cũng có thể gây chảy máu sau quan hệ tình dục.
  • Ung thư phụ khoa: bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung… đều gây triệu chứng kinh nguyệt bất thường, kỳ kinh kéo dài, chảy máu âm đạo khi quan hệ…

2. Nội tiết tố

Hiện tượng xuất huyết âm đạo bất thường cũng có thể do vấn đề nội tiết tố ở nữ giới, chẳng hạn như:

Làm thế nào để máu kinh ra ít năm 2024

  • Rối loạn nội tiết tố: sự mất cân bằng giữa hai loại hormone là estrogen và progesterone có thể dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt và chảy máu âm đạo bất thường. Để xác định chính xác nguyên nhân này, bác sĩ sẽ chỉ định chị em thực hiện xét nghiệm nội tiết và siêu âm đánh giá niêm mạc tử cung.
  • Rối loạn chức năng phóng noãn: là hiện tượng buồng trứng tiết ra hormone estrogen nhưng không phóng noãn để tạo hoàng thể, không tiết ra hormone progesterone làm tăng sinh nội mạc tử cung. Hậu quả lớp nội mạc bong ra và thấy vùng kín bị chảy máu.
  • Thuốc tránh thai nội tiết: việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc thuốc tránh thai hàng ngày chứa progestin có thể khiến âm đạo chảy máu trong vài ngày hoặc vài tuần khi dùng thuốc. Khi ngừng thuốc, nếu chị em không còn thấy hiện tượng chảy máu bất thường, khả năng cao đó chỉ là tác dụng phụ của thuốc.
    Làm thế nào để máu kinh ra ít năm 2024
    Chị em uống thuốc tránh thai có thể gặp tác dụng phụ chảy máu âm đạo bất thường

3. Biến chứng khi mang thai

Hiện tượng chảy máu âm đạo khi mang thai không phải là hiếm gặp, có thể do nhiều nguyên nhân:

  • Mang thai ngoài tử cung: xảy ra khi trứng thụ tinh không làm tổ ở buồng tử cung như bình thường, mà lại làm tổ một nơi khác ngoài tử cung, thường là ở ống dẫn trứng. Khi thai ngoài tử cung bị vỡ, chị em sẽ thấy âm đạo chảy máu. Tình trạng mất máu quá nhiều không được can thiệp kịp thời có thể khiến phụ nữ bị sốc, ngất xỉu, thậm chí tử vong.
  • Một số vấn đề ở nhau thai như đứt nhau thai, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược cũng có thể gây xuất huyết âm đạo trong những tháng cuối thai kỳ.
  • Sảy thai: hay còn gọi là hư thai, là hiện tượng thai nhi bị mất một cách tự nhiên trước tuần thứ 20. Ra máu âm đạo và chuột rút là hai dấu hiệu sảy thai thường gặp nhất, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp phụ nữ bị hư thai nhưng không hề bị chảy máu trước đó.
  • Dấu hiệu sinh non: hiện tượng ra máu vùng kín khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu của chuyển dạ, nhất là các tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xuất hiện trước tuần thứ 37, đó là dấu hiệu của sinh non.

“Phụ nữ đang mang thai bị chảy máu âm đạo cần đến ngay cơ sở y tế ngay để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra tìm nguyên nhân, kể cả khi đã ngừng chảy máu. Thai phụ sẽ được khám âm đạo và làm một số xét nghiệm, siêu âm cần thiết để đánh giá tình trạng ra máu khi mang thai, tìm ra nguyên nhân để có hướng xử lý tốt nhất, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và an toàn”, bác sĩ Bắc khuyến cáo.

4. Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, hiện tượng chảy máu bất thường ở âm đạo cũng có thể là kết quả của:

  • Dụng cụ ngừa thai: một số trường hợp sử dụng dụng cụ ngừa thai như đặt vòng, cấy que tránh thai cũng gây chảy máu âm đạo.
  • Liệu pháp thay thế hormone: phương pháp điều trị dùng để làm giảm nhẹ các triệu chứng mãn kinh cũng có thể gây triệu chứng thường tuổi mãn kinh.
  • Nhiễm trùng: có thể xảy ra ở khoang chậu hoặc đường tiết niệu, bao gồm chảy máu do nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs).
  • Chấn thương: tình trạng chấn thương hoặc có vật lạ trong âm đạo cũng có thể khiến âm đạo bị chảy máu.

Chảy máu vùng kín có nguy hiểm không?

Chảy máu vùng kín bất thường là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý, thậm chí là ung thư phụ khoa. Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, chị em có thể đối mặt với những nguy hiểm sau: Suy nhược cơ thể do mất máu: tình trạng chảy máu kéo dài không được xử lý có thể khiến chị em mất lượng máu lớn, dẫn đến cơ thể bị suy nhược, dễ choáng váng, chóng mặt. Thiếu máu nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng. (3)

  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: chảy máu âm đạo là dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh lý phụ khoa, nếu không can thiệp điều trị sớm có thể ảnh hưởng chức năng các cơ quan sinh sản. Lâu dài có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của phụ nữ, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non khi mang thai hoặc thậm chí là tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng sống: vùng kín ra máu bất thường khiến chị em lo lắng, bất an, dễ rơi vào trạng thái căng thẳng và stress.
    Làm thế nào để máu kinh ra ít năm 2024
    Chảy máu âm đạo bất thường không được điều trị có thể khiến chị em mất nhiều máu, khiến cơ thể suy nhược, chóng mặt, thậm chí ảnh hưởng khả năng sinh sản

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Phụ nữ nên thăm khám phụ khoa định kỳ để tầm soát, phát hiện sớm các bất thường như chảy máu âm đạo không trong kỳ kinh nguyệt, chảy máu khi đang mang thai hoặc chảy máu ở tuổi mãn kinh…, để bác sĩ thăm khám, kiểm tra tìm nguyên nhân. Tùy nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp điều trị phù hợp.

“Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, nguy hiểm nhất là ung thư phụ khoa. Vì thế, ngay khi có dấu hiệu này, chị em hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám, tầm soát, không bỏ lỡ cơ hội phát hiện bệnh sớm, tránh tình huống bệnh biến chứng nặng nề gây đáng tiếc”, bác sĩ Bắc khuyến cáo.

Phương pháp chẩn đoán tình trạng chảy máu âm đạo ở phụ nữ

Để tìm nguyên nhân khiến âm đạo chảy máu bất thường, bác sĩ sẽ khám âm đạo và chỉ định chị em làm một số xét nghiệm, siêu âm cần thiết. Trong trường hợp nghi ngờ chảy máu âm đạo có liên quan đến ung thư phụ khoa như ung thư cổ tử cung, bác sĩ có thể chỉ định chị em thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh như:

  • Papsmear: xét nghiệm phết tế bào ở cổ tử cung để phát hiện những bất thường ở cổ tử cung giai đoạn tiền ung thư, lúc này các tế bào loạn sản chỉ xuất hiện ở lớp ngoài cổ tử cung, không xâm lấn sâu vào các mô bên trong tử cung.
  • Xét nghiệm HPV: xác định sự tồn tại của virus HPV, xác định tuýp virus. Soi cổ tử cung phát hiện bất thường, làm cơ sở cho xét nghiệm chuyên sâu hơn như sinh thiết.
  • Sinh thiết: đem một mẫu mô nghi ngờ đi xét nghiệm để chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung.
  • Những trường hợp cần xác định giai đoạn và mức độ lan rộng của ung thư, chị em có thể cần làm thêm các kiểm tra như chụp X-quang, cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính.

Cách điều trị chảy máu âm đạo

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu âm đạo bất thường mà bác sĩ sẽ tư vấn hướng xử lý phù hợp. Chẳng hạn như trường hợp âm đạo bị xuất huyết do bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung… bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật để điều trị. Trường hợp chảy máu do tác dụng phụ từ phương pháp tránh thai đang sử dụng, bác sĩ sẽ tư vấn chị em sử dụng phương pháp khác.

Chị em cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn điều trị cũng như chỉ định của bác sĩ. Trong thời gian điều trị cần kiêng quan hệ tình dục, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Biện pháp phòng ngừa âm đạo chảy máu bất thường

Để phòng ngừa tình trạng âm đạo chảy máu bất thường, chị em cần lưu ý những điều sau: (4)

  • Duy trì lối sống và sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống dinh dưỡng, tập luyện điều độ góp phần cân bằng nội tiết tố.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo, tránh để viêm nhiễm vùng kín.
  • Tránh lạm dụng thuốc tránh thai.
  • Phẫu thuật điều trị u xơ, polyp hoặc ung thư (nếu có).
  • Tầm soát và điều trị các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nguy cơ âm đạo xuất huyết bất thường.

Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, quy trình thăm khám tận tình và toàn diện… giúp chị em phát hiện sớm các tổn thương hoặc bệnh lý phụ khoa, việc điều trị dễ dàng, nhanh chóng. Bệnh viện cũng triển khai nhiều dịch vụ thăm khám và sàng lọc ung thư phụ khoa giúp chị em phát hiện bệnh sớm ngay từ khi chưa có triệu chứng, nhờ đó bảo vệ sức khỏe, chất lượng sống và khả năng sinh sản tốt nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị em vui lòng liên hệ đến:

Trên đây là những thông tin tổng quan về tình trạng chảy máu âm đạo bất thường ở nữ giới. Hy vọng bài viết này sẽ giúp chị em trang bị những kiến thức hữu ích trong phòng ngừa và phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm.

Có kinh mà ra ít phải làm sao?

Nên làm gì khi kinh nguyệt ra ít?.

Tránh thức khuya, dậy sớm, ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc..

Ăn uống khoa học, tránh tình trạng tăng hoặc giảm cân đột ngột..

Sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức..

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khoa học..

Đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần..

Có kinh nguyệt nên ăn gì để ra ít máu?

Ăn gì để kinh nguyệt ra ít?.

Thực phẩm có chất sắt. Những loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu… ... .

Thực phẩm giàu canxi. Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy rằng canxi có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của PMS – Hội chứng tiền kinh nguyệt. ... .

Cá ... .

Các loại hạt. ... .

Gừng. ... .

Thực phẩm giàu chất xơ ... .

Đồ ăn nhẹ ít muối..

Làm sao để nhanh hết kinh nguyệt?

Áp dụng 12 cách sau đây sẽ giúp các nàng mau chóng hết kinh nguyệt để có thể tự tin và thật thoải mái nhé!.

Uống nhiều nước..

Uống nước dừa..

Bổ sung vitamin C..

Quan hệ tình dục..

Hạn chế sử dụng tampon..

Thư giãn và ngủ đủ giấc..

Sử dụng Ibuprofen..

Uống giấm..

Uống gì để kinh nguyệt ra nhiều hơn?

Uống gì để kinh nguyệt ra nhiều? Nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, ngoài cung cấp nước còn giúp hỗ trợ nhu động ruột, làm giảm sự tích nước của cơ thể nên gián tiếp điều chỉnh lưu lượng máu kinh. Để giúp kinh nguyệt ra nhiều, bạn hãy uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, uống nước ấm hay nước mát đều được.nullBạn nên ăn gì và uống nước gì để kinh nguyệt ra nhiều? - Hello Bacsihellobacsi.com › chu-ky-kinh-nguyet › an-gi-de-kinh-nguyet-ra-nhieunull