Làm thế nào để hết mưng mủ ở tai năm 2024

là một bệnh lý rất phổ biến ở trẻ nhỏ 6 tháng đến dưới 7 tuổi. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh nhân có khả năng mất thính giác, khi dịch ứ đọng lâu gây thủng màng nhĩ đi kèm với nhiều biến chứng nguy hiểm khác viêm màng não… Viêm tai giữa ứ mủ cũng xảy ra cả ở người lớn nhưng người bệnh thường lơ là các triệu chứng sớm. Do cấu tạo ống tai mà cách điều trị viêm tai giữa ứ mủ khá phức tạp, khó dứt điểm và tốn kém. Cùng tìm hiểu chi tiết thêm thông tin về bệnh lý này tại đây để biết cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả khi không may mắc phải.

Viêm tai ứ mủ là bệnh gì?

Viêm tai giữa ứ mủ xảy ra khi mủ viêm bên trong tai giữa tích tụ lâu ngày gây nhiễm trùng. Thủ phạm gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn từ vùng mũi – họng lên ống tai, do cấu trúc hệ hô hấp của người bệnh. Do đó bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ hơn người lớn vì cấu trúc hệ hô hấp nằm ngang chưa hoàn thiện, tạo con đường thuận lợi cho dịch mủ chứa vi khuẩn lan qua tai.

Viêm tai giữa ứ mủ là sự tích tụ chất lỏng ở tai giữa và xương chũm các tế bào khí do áp suất âm tạo ra do rối loạn chức năng của ống Eustachian. Bệnh có thể gây mất thính giác dẫn truyền nếu nó cản trở việc truyền rung động của xương tai giữa đến dây thần kinh tiền đình ốc tai.

Mủ viêm bên trong tai gây nhiễm trùng

Thực trạng bệnh viêm tai ứ mủ ở trẻ em

Trung bình cứ 10 trẻ thì 9 trẻ sẽ gặp phải tình trạng viêm tai giữa một lần trong đời hoặc có thể nhiều hơn. Mức độ phổ biến của bệnh có thể xếp hạng thứ 2 chỉ sau viêm đường hô hấp trên. Theo các thống kê y tế, có đến 30% trẻ ở giai đoạn dưới 7 tuổi mắc viêm tai giữa đến 6 lần. Trẻ từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất do ống tai chưa hoàn thiện. Viêm tai giữa ứ mủ ở trẻ rất khó phát hiện bởi trẻ hầu như không có biểu hiện rõ hay trẻ chưa nói được với cha mẹ. Vì vậy, bậc phụ huynh nên theo dõi, thường xuyên vệ sinh tai cho trẻ và quan sát các biểu hiện của trẻ trong giai đoạn dễ mắc bệnh.

Viêm tai giữa ứ mủ xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ 6 tháng đến 3 tuổi

Ban đầu, bệnh chỉ gây khó chịu, bất tiện khi sinh hoạt khiến bệnh nhân cảm giác đau nhức, ù tai, dễ hoa mắt chóng mặt, nhức đầu. Ở giai đoạn này thường người bệnh hay tự ý dùng thuốc nhỏ tai để giảm cảm giác khó chịu đó. Tuy nhiên càng để lâu thì bệnh càng tiến triển nặng và có khả năng gây biến chứng khiến việc điều trị trở nên phức tạp và thậm chí không thể hồi phục thính lực.

\>>> Bệnh , nguyên nhân, dấu hiệu và thuốc điều trị.

Viêm tai giữa ứ mủ có thể gây thủng màng nhĩ

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa ứ mủ

ứ mủ chủ yếu do vi khuẩn, phổ biến nhất là vi khuẩn vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, tiếp theo là Haemophilus influenzae và cuối cùng là Moraxella catarrhalis ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân gây bệnh khác như:

  • Vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae không định type và Moraxella [Branhamella] catarrhalis
  • Nhiễm vi khuẩn S. aureus và S. pneumoniae, liên cầu tan huyết beta nhóm A. Ngoài ra còn có H. influenzae gây bệnh cho trẻ trên 14 tuổi và người lớn
  • Vòi nhĩ hoạt động không đúng: vòi nhĩ sẽ giúp cân bằng áp suất không khí bên trong – ngoài tai và thoát chất nhầy từ tai giữa. Khi nhiễm trùng đường hô hấp trên [mũi, họng] có thể làm cho vòi bị sưng tấy, không mở ra được, ngăn cản quá trình thoát dịch từ tai, dẫn đến tình trạng tích tụ dịch sau màng nhĩ.
  • Cấu tạo hệ sọ mặt bất thường [ở người bị Down, hở hàm ếch hoặc các bệnh liên quan cấu trúc xương]
  • Thường xuyên mắc bệnh viêm hô hấp mạn tính cũng dẫn tới viêm tai giữa
  • Hệ miễn dịch của người bệnh kém, dễ khiến vi khuẩn phát triển sinh sôi
  • Niêm mạc vòi nhĩ bị rối loạn chức năng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
  • Tiếp xúc nhiều với khói bụi, không khí ô nhiễm, thuốc lá
  • Không chú ý vệ sinh tai – mũi – họng thường xuyên hoặc sau khi chơi thể thao dưới nước
  • Dùng chung các dụng cụ vệ sinh tai với người có bệnh [lấy ráy tai ở ngoài]
  • Không chữa dứt điểm các bệnh về mũi – họng
  • Mắc các bệnh có ảnh hưởng suy giảm miễn dịch: HIV, tiểu đường…

\>>> Xem tài liệu sau để biết thêm về bệnh viêm tai giữa ứ dịch

Nguồn: MSD Manual

Những triệu chứng nhận biết bệnh viêm tai giữa chảy mủ

Các triệu chứng viêm tai giữa ứ mủ thường thấy như là:

Các triệu chứng chung của bệnh viêm tai giữa chảy mủ

Các biểu hiện triệu chứng cho thấy trẻ đang gặp viêm tai giữa:

  • Sốt nhẹ cho đến sốt cao [từ 39 độ C]
  • Quấy khóc, ngủ không thẳng giấc
  • Hay gãi/kéo vành tai, dùng tay vỗ vào tai
  • Trẻ bỏ ăn, chán ăn, hay ho khan, nôn khan, đôi lúc tiêu chảy
  • Tai chảy dịch hoặc có mùi nồng, mùi hôi
  • Điển hình trẻ có phản ứng kém với âm thanh hoặc cha mẹ phải gọi lớn mới nghe thấy
    Các triệu chứng thường gặp ỏ trẻ khi bị viêm tai giữa

Ở người lớn, các triệu chứng này chủ yếu là đau nhức trong tai; ù tai, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu thường xuyên; dùng bông ngoáy tai vệ sinh cũng không hết ù và đau tai; hay mệt mỏi, thính lực giảm…

Các triệu chứng qua từng giai đoạn

Bệnh có thể diễn biến thành ba giai đoạn: viêm tai cấp tính, thanh dịch và mạn tính.

  • Viêm tai giữa ứ mủ cấp tính: khởi phát đột ngột không lường trước, biểu hiện gây khó chịu ngay lập tức như đau đầu, tai bắt đầu chảy dịch/mủ, sốt, cảm giác ù tai khó chịu, nhức, mệt mỏi…
  • Giai đoạn thanh dịch: giai đoạn này chuyển tiếp sau khi viêm tai cấp tính không được thăm khám và chẩn đoán. Ở giai đoạn này bệnh diễn biến âm thầm hơn, các biểu hiện có vẻ giảm nhẹ khiến người bệnh dễ chủ quan.
  • Viêm tai giữa cấp mủ giai đoạn mạn tính: đây là giai đoạn bắt đầu trở nặng và điều trị rất khó khăn bởi triệu chứng chảy mủ dai dẳng, ù tai nặng, bắt đầu nghe kém và suy giảm thính lực. Sau khoảng 6 tuần kể từ giai đoạn cấp tính người bệnh có khả năng rất cao sẽ chuyển sang mạn tính.
    Đau đầu có thể là một trong những triệu chứng của viêm tai giữa ứ mủ

Cách điều trị viêm tai giữa cấp mủ

Tùy vào tình trạng của bệnh mà viêm tai giữa ứ mủ hoàn toàn có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Một số phương pháp kết hợp thuốc để giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh và trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường:

Theo dõi và chăm sóc tại nhà

Viêm tai giữa chảy mủ không cần phải lưu trú nhập viện theo dõi. Vì vậy, việc chăm sóc tại nhà cần đặc biệt quan tâm để đạt được hiệu quả điều trị. Hoạt động chăm sóc theo dõi tại nhà chủ yếu chú trọng ở các bước vệ sinh và dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian và theo dõi các biểu hiện có thể trở nặng như: sốt cao liên tục, chảy mủ nhiều hơn, đau nhức không có dấu hiệu thuyên giảm, tiêu chảy…

\>>> Hướng dẫn cách chi tiết và an toàn cho trẻ em.

Phương pháp điều trị giảm đau

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ được tư vấn và thực hiện một số biện pháp giúp giảm cảm giác đau nhức như túi chườm ấm, thuốc giảm đau [thường dùng cho trẻ nhỏ]…để bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn và tích cực phối hợp điều trị.

Dùng thuốc kháng sinh

Đối với tình trạng viêm trầm trọng, người bệnh cần được điều trị bằng kháng sinh amoxicillin kết hợp acid clavulanic đường uống là lựa chọn đầu tay. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được điều trị bằng cephalosporin thế hệ thứ 3, sau đó liều lượng sẽ được điều chỉnh dựa vào kết quả nuôi cấy dịch mủ cùng với mức độ đáp ứng điều trị.

Dùng ống thông tại chỗ để điều trị

Nếu trẻ tái đi tái lại viêm tai giữa ứ mủ nhiều lần và không dung nạp các phương pháp điều trị trên, bác sĩ có thể xem xét đề nghị phẫu thuật để đặt ống thông tại chỗ để dẫn lưu mủ [ống myringotomy]. Đầu tiên, bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo một lỗ nhỏ trên màng nhĩ để dẫn lưu dịch mủ. Sau đó, một ống nhỏ được đặt vào lỗ này để ngăn tích tụ dịch mủ về sau này. Ống thông sẽ được tháo ra khi trẻ không còn tái phát viêm tai giữa ứ mủ sau 6 tháng hoặc 1 năm.

\>>> và những điều cần biết về bệnh viêm tai giữa cấp.

Thăm khám với bác sĩ để điều trị viêm tai giữa ứ mủ hiệu quả

Một số cách phòng ngừa bệnh viêm tai ứ mủ

Dưới đây là một số cách khuyên dùng để phòng ngừa viêm tai giữa ứ mủ:

  • Hãy duy trì cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu vì trong sữa mẹ có chứa rất nhiều kháng thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và khả năng chống lại các bệnh lý khác, không chỉ có viêm tai giữa ứ mủ
  • Tiêm ngừa và tăng sức đề kháng để phòng ngừa cảm cúm
  • Khi bơi lội hay tắm gội, để tránh nước vào tai, bạn nên sử dụng bịt tai
  • Khi đi lấy ráy tai bạn nên sử dụng bộ dụng cụ của riêng cá nhân, tránh dùng chung để đảm bảo vệ sinh và tránh sử dụng bộ dụng cụ bằng kim loại để hạn chế làm tổn thương đến tai
  • Kiểm tra tai định kỳ cho trẻ, nhất là trẻ bị hở hàm ếch và hội chứng Shprintzen…
  • Khi bị viêm tai bạn nên điều trị dứt điểm để tránh chuyển bệnh thành mạn tính, gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
  • Vệ sinh tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và trước khi vệ sinh tai, mũi, họng để đảm bảo vi khuẩn không xâm nhập
  • Đối với các bệnh nhân có sử dụng thiết bị trợ thính hoặc có thực hiện phẫu thuật tai hay những người có hệ miễn dịch suy giảm như nhiễm HIV, tiểu đường…cần kiểm tra tai thường xuyên để sớm phát hiện nếu có tình trạng viêm và nhiễm nấm

\>>> Tìm hiểu thêm về viêm tai giữa qua video sau:

Những câu hỏi thường gặp về bệnh viêm tai ứ mủ

Viêm tai giữa ứ mủ có lây không?

Vi khuẩn bên trong tai gây viêm tai giữa ứ mủ không lây lan. Tuy nhiên, virus gây cảm cúm dẫn tới viêm tai giữa thì có khả năng lây lan.

Bạn nên gặp bác sĩ khi nào?

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nguy cơ giảm thính lực do thủng màng nhĩ, tổn thương chuỗi xương con hay nhiều biến chứng nguy hiểm khác do tình trạng viêm nhiễm kéo dài là rất lớn. Vì vậy, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ.Trong một số trường hợp, để có thể tìm ra nguyên nhân và chẩn đoán chính xác nhất, người bệnh được bác sĩ khuyên thực hiện một số phương pháp chuyên sâu như nội soi, chụp X – Quang…

Người bị viêm tai giữa ứ mủ cần phải kiêng gì?

Khi bị bệnh viêm tai giữa mủ người bệnh có thể ăn hầu hết các loại thức ăn thông thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm tai giữa người bệnh cần biết chính xác tác nhân gây bệnh và kiêng sữa, các sản phẩm từ sữa hoặc thức ăn gây dị ứng.

Viêm tai giữa ứ mủ có thể gây biến chứng gì?

Những biến chứng nguy hiểm do viêm tai giữa ứ mủ gây ra như: giảm thính giác, thủng màng nhĩ, viêm não hoặc màng não…

Bấm lỗ tai bị chảy mủ thì phải làm sao?

Khi các bạn phát hiện tai mình bị sưng và chảy mủ, chúng tôi khuyên các bạn có thể thực hiện cách khắc phục tình trạng này bằng những cách đơn giản sau: Bước 1: Giữ nguyên vị trí khuyên tai..

Bước 2: Vệ sinh sạch vùng mủ quanh tai..

Bước 3: Rửa vết thương bằng dung dịch muối..

Bước 4: Bảo vệ vết thương cho đến khi lỗ xỏ lành..

Vết thương bị mưng mủ thì làm thế nào?

Rửa sạch vết thương Nếu vết thương nhiễm trùng mưng mủ, bạn nên vệ sinh vết thương hàng ngày. Tốt nhất là sử dụng các dung dịch sát khuẩn như cồn iot hoặc dung dịch nước muối sinh lý. Nước oxy già có tính sát khuẩn mạnh. Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn, chúng còn phá hủy các tế bào khỏe mạnh.

Bấm lỗ tai bao lâu thì hết sưng?

Thường khi mới xỏ khuyên vết thương sẽ sưng đỏ, có thể bị chảy máu trong vài giờ đầu, tuy nhiên cảm giác đau, nhức sẽ hết sau vài giờ và vết thương sẽ lành trong khoảng 2 - 8 tuần.

Sau khi xỏ khuyên bao lâu thì lành?

Vị trí của lỗ xỏ khuyên cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Nếu lỗ xỏ nằm ở vị trí đơn giản như dái tai, nơi có phần thịt mềm, thì thời gian lành có thể giao động khoảng 3 - 4 tuần. Ngược lại, nếu lỗ xỏ nằm ở vị trí trên sụn tai hoặc vành tai, quá trình hồi phục có thể kéo dài từ 6 tuần tới 3 tháng.

Chủ Đề