Làm thẻ bảo hiểm y tế ở đâu

" Hướng dẫn mua mới và đổi mới BHYT" 

Bảo hiểm y tế [BHYT] là hình thức bảo hiểm do Nhà nước thực hiện không vì mục đích lợi nhuận để mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe khi đau ốm, bệnh tật từ Quỹ bảo hiểm y tế. Theo phương thức quản lý của nhà nước, Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn có 2 loại hình BHYTBHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện theo hộ gia đình.

Với những người thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc sẽ do cơ quan, đơn vị sử dụng lao động làm thủ tục. Với những người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình sẽ phải tự mua.

Các thành viên trong gia đình mua bảo hiểm y tế để được bảo vệ trước các rủi ro ốm đau, bệnh tật. Mức phí tham gia thấp hơn, càng nhiều thành viên trong gia đình tham gia bảo hiểm thì mức phí sẽ càng thấp.

1. Mua bảo hiểm tự nguyện ở đâu?

Theo quy định hiện nay, người dân mua bảo hiểm y tế tự nguyện phải đến các địa chỉ được cơ quan Nhà Nước quy định để đăng ký, cụ thể:

  • Cơ quan Bảo hiểm xã hội xã/phường/thị trấn nơi cư trú.
  • Phòng khám đa khoa/phường xã gần nơi cư trú.

Tư vấn viên liên hệ để tư vấn thêm, hỗ trợ thủ tục mua bảo hiểm.

Liên hệ tư vấn: 0868 450 283 [Mr. Đoàn].

2. Đối tượng tham gia bảo hiểm   

Căn cứ Chương I, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về nhóm 06 đối tượng tham gia BHYT bao gồm: 

  • Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
  • Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng.
  • Nhóm do ngân sách nhà nước đóng.
  • Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.
  • Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.
  • Nhóm do người sử dụng lao động đóng.

3. Mức đóng bảo hiểm 

Căn cứ theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014, Nghị định 105/2014/NĐ-CP quy định chi tiết về mức đóng bảo hiểm y tế bao gồm:

a. Mức đóng BHYT thuộc nhóm 3 đối tượng:

Đối với 3 nhóm đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng, nhóm do Quỹ bảo hiểm xã hội đóng và nhóm do ngân sách Nhà nước đóng thì mức đóng BHYT là 4,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng.

b. Mức đóng nhóm hộ gia đình

Khoản 3 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế quy định mức đóng BHYT tự nguyện theo hộ gia đình hàng tháng như sau:

  • Người thứ nhất đóng phí bằng 4,5% lương cơ sở;
  • Người thứ 2 đóng phí bằng 70% mức phí người thứ nhất;
  • Người thứ 3 đóng phí bằng 60% mức phí người thứ nhất;
  • Người thứ 3 đóng phí bằng 50% mức phí người thứ nhất;
  • Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

c. Nhóm do Ngân sách nhà nước đóng:

  • Người thuộc hộ gia đình cận nghèo ► Mức hỗ trợ tối thiểu là 70% TLCS.
  • Học sinh, sinh viên ► Mức hỗ trợ tối thiểu là 30% TLCS.
  • Hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm, nghiệp có mức thu nhập trung bình ► Mức hỗ trợ tối thiểu là 50% TLCS .

4. Mua bảo hiểm cần chuẩn bị gì ?

Để làm bảo hiểm y tế người tham gia cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

a. Đối với trường hợp mua mới: 

  • Sổ hộ khẩu [bản chính].
  • Bản photo thẻ BHYT của những người trong hộ khẩu để xác định việc giảm trừ mức đóng BHYT.

b. Đối với trường hợp gia hạn

  • Cá nhân: Chuẩn bị chứng minh nhân dân và thẻ BHYT còn hạn.
  •  Đối với  hộ gia đình: bổ sung thêm hộ khẩu.

5. Quyền lợi từ bảo hiểm 

Căn cứ Điều 22, Luật BHYT số 01/VBHN-VPQH quy định chi tiết về quyền lợi mà người dân được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế như sau:

a. Khám chữa bệnh đúng tuyến

i. Chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh nếu thuộc các đối tượng:

  • Trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Người có công với cách mạng, công an.
  • Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng.
  • Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; tại xã đảo, huyện đảo.
  • Thân nhân của người có công với cách mạng.
  • Khám, chữa bệnh một lần thấp hơn 15% mức lương cơ sở hiện tại và tại tuyến xã.
  • Tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.

ii. Chi trả 95% chi phí khám chữa bệnh nếu thuộc các đối tượng:

  • Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
  • Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
  • Thân nhân của người có công với cách mạng.

iii. Chi trả 80% chi phí khám chữa bệnh [Đối với các đối tượng còn lại]

b. Khám chữa bệnh trái tuyến

  • Chi trả 40% chi phí điều trị nội trú nếu chữa bệnh tại bệnh viện thuộc tuyến trung ương. 
  • Chi trả 100% chi phí điều trị nội trú nếu điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh trên cả nước từ ngày 01/01/2021.

Riêng người sống tại xã đảo, huyện đảo; người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn đi khám không đúng tuyến vẫn được hưởng theo mức hưởng đúng tuyến.

Nếu có những thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về BHYT các bạn có thể vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo Hotline: 0868 450 283 các chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn lòng được giúp đỡ.

Mua bảo hiểm y tế ở đâu? Thủ tục mua bảo hiểm y tế [Ảnh minh họa]

1. Mua BHYT ở đâu?

Căn cứ chương I Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Điều 31 Quy trình tại Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 [sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020] thì hiện nay, những đối tượng tham gia BHYT được chia làm 06 nhóm, mỗi nhóm đối tượng thực hiện mua BHYT tại các địa điểm khác nhau, cụ thể:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã; cán bộ, công chức, viên chức; người hoạt động không chuyên trách cấp xã: Tham gia BHYT thông qua doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị nơi mình làm việc.

- Người được cơ quan BHXH đóng BHYT: Đến Uỷ ban nhân dân [UBND] cấp xã hoặc cơ quan BHXH.

- Người được ngân sách nhà nước đóng BHYT: Đến đăng ký với UBND xã.

- Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Đến Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH.

Riêng học sinh, sinh viên: Đăng ký tham gia BHYT với nhà trường nơi đang theo học.

- Người tham gia BHYT theo hộ gia đình: Đến Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH.

2. Hồ sơ tham gia BHYT

Căn cứ Điều 25 Quy trình tại Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 [sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020], hồ sơ tham gia BHYT bao gồm những loại giấy tờ sau:

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT [Mẫu TK1-TS].

- Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật: Giấy ra viện có ghi rõ "đã hiến bộ phận cơ thể".

- Trường hợp người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh [nếu có] theo Phụ lục 03 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017.

3. Thủ tục tham gia BHYT

Thủ tục tham gia BHYT thực hiện theo quy định tại Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 [sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020], bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tham gia BHYT

Bước 2: Nộp hồ sơ và đóng tiền BHYT cho đơn vị nơi đang làm việc, cụ thể:

- Người làm việc theo hợp đồng, cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã kê khai hồ sơ và nộp cho doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị mình đang làm việc. Hằng tháng, đơn vị sử dụng lao động sẽ trích từ tiền lương của người lao động để đóng BHYT.

- Người được cơ quan BHXH đóng BHYT: Nộp cho UBND xã hoặc cơ quan BHXH và không phải đóng tiền.

- Người được ngân sách nhà nước đóng BHYT: Đến đăng ký với UBND xã và không phải mất tiền mua BHYT.

- Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Đến Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH và đóng tiền tương ứng.

+ Riêng học sinh, sinh viên: Đăng ký và đóng tiền tham gia BHYT với nhà trường

- Người tham gia BHYT theo hộ gia đình: Nộp hồ sơ và đóng tiền cho Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH.

Bước 3: Nhận thẻ BHYT.

Người dân nhận thẻ BHYT tại chính nơi mà mình đã nộp hồ sơ. 

>>> Xem thêm: Mức hưởng bảo hiểm y tế của trẻ em dưới 7 tuổi được Ủy ban nhân dân xã cấp thẻ bảo hiểm y tế [BHYT] sẽ được thanh toán như thế nào?

Theo quy định pháp luật tiêm phòng uốn ván có được hưởng bảo hiểm y tế không? Chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế quy định như thế nào?

Năm 2022 có bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình không? Mức đóng khi mua bảo hiểm hộ gia đình là bao nhiêu?

Như Mai

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Video liên quan

Chủ Đề