Làm bài thi tốt môn sử hóa tự luận năm 2024

Với môn Lịch sử, trắc nghiệm hay tự luận không liên quan gì đến điểm thi cao hay thấp, nhưng điểm cao hay thấp không quan trọng bằng việc “còn lại gì” sau nhiều năm học Sử ở trường phổ thông.

Nhưng trắc nghiệm hay tự luận sẽ quyết định “còn lại gì”. Đặc điểm của trắc nghiệm không cho phép câu hỏi quá rườm rà, không thể chứa nhiều dữ kiện quan trọng của sự kiện.

Như vậy, trắc nghiệm dựa chủ yếu vào sự kiện, mốc thời gian, nếu muốn làm toát lên ý nghĩa, bài học kinh nghiệm cũng khó. Ví dụ mã đề thi 301 của môn Sử kỳ thi vừa qua, câu hỏi trắc nghiệm chủ yếu giải quyết vấn đề: Ai? Cái gì? Như thế nào?

Đây là những câu hỏi chỉ phản ánh hiện tượng của vấn đề, cụ thể, có câu hỏi: “Đầu năm 70 của thế kỷ XX, Tây Âu trở thành?”. Một trong 4 đáp án của câu hỏi này không nói lên được bản chất của một thời kỳ lịch sử quan trọng.

Việc Tây Âu trở thành một “cực” của thế giới có tác động gì đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản? Nó mang tính dự báo như thế nào đến phong trào giải phóng dân tộc - cái mà tất cả các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam đang quan tâm lúc bấy giờ.

Làm bài thi tốt môn sử hóa tự luận năm 2024
Dạy và học lịch sử thế nào để đúng mục đích của môn học?

Trắc nghiệm dường như bao quát khá nhiều lĩnh vực nhưng bị cắt nhỏ rời rạc không logic với nhau. Trả lời xong mấy chục câu hỏi người học không có mối dây liên hệ gì để xâu chuỗi, ghi nhớ.

Đặc tính của não bộ có hai cách ghi nhớ là “theo chiều dọc” và theo “chiều ngang” hiểu nôm na là các dữ kiện phải có mối dây liên hệ tạo thành chuỗi, nhớ một có thể lần dò ra mười.

Đề thi tự luận tuy mất thời gian chấm bài nhưng đánh giá chính xác hơn năng lực của học sinh. Motip đề thi trình bày diễn biến và rút ra bài học thực tiễn là phương pháp hay. Cũng không gọi là quá sức vì đây là kỳ thi gộp lấy điểm xét tuyển đại học.

Tuy nhiên, bàn việc thi như thế nào cũng giống như “vác tre đầu ngọn”, gốc của vấn đề là dạy và học môn Sử như thế nào để có hiệu quả, khơi dậy tinh thần yêu mến và gắn Sử vào đời sống, học Sử, làm Sử cũng có thể kiếm cơm như các ngành nghề khác.

Trước hết các nhà hoạch định giáo dục phải giải quyết câu hỏi học Sử để làm gì? Để phục vụ các kỳ thi hay giữ gìn mối liên hệ với truyền thống dân tộc? Đây là vấn đề không dễ nhưng không thể bỏ qua nếu muốn cách tân môn Sử.

Cũng không thể đổ hết lỗi cho đội ngũ giáo viên, tài liệu chính thống duy nhất họ có là sách giáo khoa, trong khi sách giáo khoa môn Sử còn nhiều cái đáng bàn về nội dung, phương pháp trình bày.

Có cảm giác tất cả bài học Lịch sử đều chung một “khuôn”, quá nhiều con số, mô tả những trận đánh khô khan. Thiếu những bài học sâu hơn nữa về nghệ thuật quân sự, đặc điểm từng thời kỳ.

Để đạt yêu cầu chuyển tải khối kiến thức tổng hợp về văn hóa, quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội để làm “mềm” môn Sử, lúc này cần những giáo viên giỏi, am hiểu nhiều lĩnh vực để lôi cuốn học sinh.

Thời lượng dành cho Sử là bao nhiêu trong một tuần? Giáo viên dù muốn cũng không thể “dong dài” vì sợ “cháy giáo án”. Họ chỉ có 45 phút cho chừng đó đề mục, cũng chỉ một con đường trình bày tuần tự nhàm chán.

Sức ép từ những môn được cho quan trong hơn như Toán, Lý, Hóa vô tình bỏ rơi Sử lại phía sau, sự hào nhoáng của những tấm huy chương vàng Olympic khoa học tự nhiên khiến mọi sự ngưỡng mộ dồn về nơi đó.

Điểm Sử thấp do nhiều nguyên nhân, như nội dung, phương pháp truyền thụ, cách học. Nhưng có một nguyên tắc vàng cho mọi môn học để đạt được kết quả cao là phải thực sự yêu thích.

Đả thông vấn đề vì sao học sinh chán Sử? Bàn tới bàn lui rất nhiều nhưng tình hình không được cải thiện là bao. Nghĩ rằng, nó là vấn đề gian nan, tiếp tục chờ động tĩnh từ Bộ giáo dục và Đào tạo.

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 sẽ diễn ra vào đầu tháng 7 tới. Năm nay, ngoài thi 2 môn bắt buộc là Ngữ văn và Toán, thí sinh (TS) sẽ chọn 2 trong số các môn: Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Hóa học, Vật lý và Ngoại ngữ. Trong đó, 4 môn Ngữ văn, Toán, Lịch sử và Địa lý sẽ thi dưới hình thức tự luận. Những tư vấn dưới đây của các giảng viên Trường Đại học Đồng Tháp sẽ góp phần giúp TS làm tốt bài thi những môn này.

Làm bài thi tốt môn sử hóa tự luận năm 2024
Học sinh Trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu

Tiến sĩ Lê Hương Giang -Trưởng Khoa Ngữ văn: nhiều lưu ý

Đề thi minh họa môn Ngữ văn cho thấy, cấu trúc đề thi năm nay có chút thay đổi so với trước. Do vậy, TS cần lưu ý, cẩn trọng trong khi làm bài thi. Với câu hỏi đọc hiểu, TS cần nắm các dạng câu hỏi đọc hiểu với các loại văn bản (văn bản nhật dụng và văn bản nghệ thuật), chú ý phân biệt và xác định đúng dạng câu hỏi. Ví dụ phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, kết cấu văn bản, nêu chủ đề văn bản, ghi lại câu văn khái quát chủ đề của văn bản, thể thơ, biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật... Cần trả lời chính xác, ngắn gọn, không quá chú trọng diễn đạt mượt mà. Cần rèn kĩ năng trả lời từng dạng câu hỏi như: xác định biện pháp tu từ, chỉ ra chi tiết, hình ảnh thể hiện, tác dụng, hiệu quả nghệ thuật...

Với phần Làm văn, bài làm của TS cần có đủ 2 phần mở bài - thân bài - kết bài, trong đó hạn chế tối đa việc sai chính tả, dùng từ, đặt câu. Phần chữ viết phải rõ ràng, cẩn thận, dễ đọc, trình bày sạch sẽ, sáng sủa, tạo ấn tượng tốt về mặt hình thức của bài thi.

Câu nghị luận xã hội: Đề thường xoay quanh các chủ đề tư tưởng đạo lý và những hiện tượng trong xã hội mang tính thời sự nên chú ý tích lũy kiến thức xã hội, nhất là dẫn chứng cần mang tính thực tế. Cần chú ý các bước nghị luận: giải thích, bàn luận, đánh giá vấn đề, rút bài học. Bên cạnh đó, TS chú ý thể hiện dấu ấn cá nhân trong bày tỏ chính kiến, miễn không trái với chuẩn mực đạo đức xã hội và trái pháp luật, tránh nói chung chung, viết theo sách văn mẫu...

Câu nghị luận văn học: Đề thi môn Văn chỉ có một câu cho phần nghị luận văn học, không được chọn 1 trong hai câu để làm bài (văn xuôi, thơ) nên phải bao quát các tác phẩm trong chương trình THPT, chú ý các tác phẩm trong chương trình lớp 12. Ngoài dẫn chứng phải thuộc các bài học nên hệ thống kiến thức theo các chuyên đề, quá trình ôn tập nên chú ý liên hệ so sánh những nét đặc sắc của mỗi văn bản văn học.

Tiến sĩ Trần Lê Nam: 4 bước làm tốt bài thi Toán

Bước 1: Đọc kĩ đề bài, xác định câu hỏi có khả năng làm được

Đọc qua một lần các câu hỏi trong đề bài, đánh dấu các câu có khả năng giải được, sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó. Đồng thời, các bạn nên viết ra giấy nháp ý tưởng để giải các câu hỏi đó. Ưu tiên câu dễ làm trước, khó làm sau. Để làm tốt bước này, TS cần tập trung vào các phần như: khảo sát hàm số, phương trình mũ hoặc logarit, số phức, hình học tọa độ trong không gian hay phương trình lượng giác,...Trong quá trình ôn luyện ở nhà, các bạn cũng nên để ý các dạng câu hỏi mình thuần thục được, các dạng câu hỏi mình chưa giải tốt. Thói quen này sẽ giúp các bạn thực hiện bước 1 không mất nhiều thời gian.

Bước 2: Giải các câu hỏi đã được đánh dấu

Khi tiến hành giải các bài toán được đánh dấu, TS phải đảm bảo làm câu nào chắc câu đó. Cẩn thận từng bước khi giải một bài toán. Đối với các dạng toán có bước làm cụ thể, chúng ta nên thực hiện đầy đủ các bước, tính toán thật cẩn thận, chính xác. Ngược lại, các dạng toán không có thuật toán, TS nên lưu ý một số vấn đề sau để tránh mất điểm: điều kiện có nghĩa, xét trường hợp bằng 0 trước khi chia, nhân 2 vế của bất phương trình với số âm thì bất đẳng thức đổi chiều, thử lại các nghiệm tìm được của phương trình, kết luận của bài toán,... Chú ý cách trình bày rõ ràng, mạch lạc, tránh lạm dụng các dấu suy ra (=>) hay tương đương (<=>) trong bài thi.

Bước 3: Kiểm tra cẩn thận lời giải của các bài đã làm được

Khi đã hoàn thành lời giải cho các bài toán đã đánh dấu, TS nên đọc lại từ đầu đến cuối bài làm xem có viết sai, thiếu dấu, thiếu trường hợp, thiếu bước làm hay kết luận hay không. Các bạn cũng nên tính lại một số kết quả quan trọng trong các câu hỏi, thử lại các nghiệm của phương trình xem có đúng chưa.

Bước 4: Tấn công vào các câu hỏi khó

TS nên chú ý rằng thang điểm trong đáp án là theo ý, không theo câu. Do đó, đối với các câu khó, chúng ta cần bình tĩnh để kiếm điểm từ các ý nhỏ. Ví dụ, khi gặp các phương trình không có khuôn khổ, chúng ta nên kiểm tra xem có cần đặt điều kiện không? Nhẫm được nghiệm không? Khi gặp phương trình lượng giác thì chúng ta xem có công thức nào để đưa các hàm có mặt trong phương trình về cung hàm sin hay cos được không? Có thể đưa về cùng một góc lượng giác 2x, 3x,... nào đó được không?. Còn với các bài toán mà chúng ta có ý tưởng nhưng không giải được, TS nên ghi các ý tưởng đó ra giấy nháp. Khi thời gian làm bài gần hết, chúng ta có thể mạnh dạn viết ý tưởng đó vào bài thi.

Thạc sĩ Phạm Xuân Vũ – Trưởng bộ môn Lịch sử: Tránh nhầm lẫn

Lịch sử là môn thi mà thường có nhiều kiến thức, sự kiện, mốc thời gian..., nên dễ gây nhầm lẫn cho TS. Trước khi làm bài vào tờ giấy thi, các em phải đọc kỹ nội dung yêu cầu của đề, dùng bút gạch chân hay khoanh tròn những cụm từ toát lên nội dung chính và yêu cầu của từng câu (từ khóa). Sau đó, TS nên nhanh chóng lập đề cương sơ lược vào giấy nháp. Đây là kỹ năng quan trọng đối với các môn thi tự luận, đặc biệt là môn Lịch sử để giúp TS hạn chế được nhiều sự lúng túng trong khi trình bày bài thi, tránh được sự sai sót và nhầm lẫn sự kiện, ngày tháng.

Trước khi làm bài, TS nên phân tích kỹ đề và xác định yêu cầu, nội dung của từng câu hỏi trong đề. Cụ thể, có thể có những dạng câu hỏi sau: dạng trình bày, nêu khái quát, tóm tắt...tức là TS phải biết trả lời là như thế nào? Hay là dạng câu hỏi “Tại sao?” tức là yêu cầu TS phải giải thích bằng lập luận logic trên cơ sở xâu chuỗi các sự kiện, tìm mối liên hệ để giải thích thuyết phục. Hoặc là dạng câu hỏi “Phân tích” thì yêu cầu TS phải biết vận dụng tất cả kỹ năng vừa trình bày, vừa giải thích, rút ra nhận xét, đánh giá... Tiếp theo, TS biết chia thời gian làm bài hợp lí, bằng cách hãy căn cứ vào điểm số của từng câu mà tính thời gian làm cho từng câu và nên câu dễ làm trước, khó làm sau. Cuối cùng, TS phải biết mỗi câu trả lời là một bài viết ngắn gồm có “mở bài”, “thân bài” và “kết luận”. Khi đã xác định đúng nội dung TS sẽ biết mở bài như thế nào và nên trực tiếp, ngắn gọn. Sau đó, trình bày nội dung trọng tâm đề ra, cuối cùng là kết luận khái quát.

Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh Trịnh Phi Hoành – Trưởng bộ môn Địa lý: Thà ghi nhầm hơn bỏ sót

Địa lý là môn học mang tính tổng hợp, liên ngành vừa có những kiến thức thuộc khối khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, vừa có những kiến thức gần gũi, liên quan thực tế cuộc sống; thực tiễn phát triển của đất nước, các khu vực. Do đó, môn thi này vẫn được xem là “dễ mà khó” với TS. Để làm bài tốt môn Địa lý, về kiến thức, TS cần sơ đồ hóa vấn đề, ghi nhớ hoặc hiểu các đặc trưng cơ bản của tự nhiên, các ngành kinh tế và các vùng kinh tế. Ngoài ra, TS cần học những nội dung chính trước, sau đó còn thời gian mới đi vào chi tiết. Chỉ ghi nhớ những số liệu chính, bởi số liệu liên quan nhiều. Các số liệu quan trọng hầu hết được ghi trong Atlas nên TS có thể tận dụng. Về kĩ năng, các em cần thường xuyên rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích Atlat, vẽ và nhận xét biểu đồ, bảng số liệu.

Khi chấm thi, giám khảo chỉ cho điểm câu đúng không trừ điểm câu sai. Do vậy, TS cần suy nghĩ và liệt kê càng nhiều càng tốt, thà ghi nhầm còn hơn bỏ sót, nhưng cần lưu ý đừng có ghi nhầm theo kiểu Tây Nguyên có thế mạnh phát triển kinh tế biển hay đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh cây chè.

Trường hợp đề thi yêu cầu nêu hoặc phân tích điều kiện tự nhiên hay tài nguyên thiên nhiên của một vùng kinh tế để phục vụ phát triển một ngành kinh tế, nếu chúng ta không nhớ những nội dung đã học thì hãy cố gắng để trình bày theo cấu trúc: khí hậu, đất, nước, rừng, khoáng sản, biển... hay điều kiện kinh tế - xã hội và liên hệ ngay đến dân cư - lao động, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật, thị trường, lịch sử khai thác lãnh thổ...

Với những tư vấn từ các giảng viên, hy vọng các em học sinh sẽ có hướng ôn tập chuẩn xác và vận dụng tốt cách làm bài thi để có được kết quả tốt nhất với các môn tự luận.