Kinh thành Huế rộng bao nhiêu km vương?

4.200 hộ với hơn 15.000 dân là những con số tổng quan nhất về kế hoạch di dân có thể xem là lớn nhất nhất trong lịch sử di dời dân cư của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Người dân hàng ngày trực tiếp xả rác và nước thải xuống Hộ thành hào gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ảnh: PĐ.

Tâm tư của người dân trong các “khu ổ chuột”

Kinh thành Huế được xây dựng dưới thời vua Gia Long, Minh Mạng [1805 - 1833], sau này đã trở thành di tích lịch sử, quần thể di tích Cố đô Huế có giá trị lớn, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại. Di sản rộng hơn 500 hecta bao gồm nhiều công trình như: Hộ thành hào, tuyến phòng lộ, tường thành, 24 eo bầu, kỳ đài, trấn đình đài [mang cá nhỏ], 10 cổng thành... Bên trong, Kinh thành thuộc 4 phường: Thuận Hòa, Thuận Thành, Thuận Lộc, Tây Lộc; và bên ngoài thuộc 3 phường tiếp giáp: Phú Hòa, Phú Bình và Phú Thuận. Theo số liệu từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế [cập nhật đến 6.2018], có khoảng 3.800 hộ dân hiện còn sinh sống trong khu vực I bảo vệ các di tích thuộc Kinh thành.

Nhà chị Đặng Thị Mão [SN 1962, trú 8/76 Ông Ích Khiêm, phường Thuận Thành, TP. Huế] dột nát, tạm bợ, bốn bề tráp tạm bằng những tấm tôn cũ; mùi hôi bốc lên từ nước sinh hoạt của cả xóm quyện vào nước mưa chảy tràn xuống đường vì không có cống thoát nước. Cả một góc Kinh thành tạo ra khung cảnh nhếch nhác, chật chội và ô nhiễm. “Gia đình chị có cả thảy 11 người, sống trong căn nhà chưa đến ba chục mét vuông thế này đây, bao năm nay chị và cả gia đình quá vất vả, khổ sở. Đó là chưa tính đến những ngày mưa bão. Nhiều khi cũng muốn nâng cấp nhà lắm, nhưng rồi lại sợ đến khi di dời thì tiền mất tật mang” - chị Mão nói.

Chung vách với chị Mão là nhà bà Trần Thị Nhẫn [SN 1943]. “Cháu thấy đó, trời nắng thì nóng, ngột ngạt. Mưa thì nhà nó dột, ẩm ướt, bức bối lắm. Giờ chuẩn bị đến mùa mưa lũ, khổ trăm bề cháu à. Bà giờ tuổi này, gần đất xa trời rồi, nhưng chỉ mong sớm được di dời cho con cháu sau này không khổ như đời bà”, bà Nhẫn bộc bạch. Những ngôi nhà ọp ẹp, không nước máy, không cống thoát nước, những công trình phụ lộ thiên... thực trạng trên không chỉ ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân mà còn ảnh hưởng lớn đến mỹ quan đô thị; trực tiếp ảnh hưởng đến việc bảo tồn, trùng tu tôn tạo di tích Kinh thành Huế.

Hàng ngàn hộ dân, hàng ngàn tỉ đồng để di dời

Được biết vào năm 2011, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có quyết định phê duyệt kinh phí hơn 1.000 tỉ đồng để thực hiện dự án đầu tư bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế. Tuy nhiên, đến nay việc giải tỏa mặt bằng vẫn chưa thực hiện xong do còn vướng mắc trong chính sách hỗ trợ di dời.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thông tin, trong giai đoạn từ 1996 - 2018, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện di dời được 1.050 hộ dân tại các khu vực di tích như: Hai bên bờ sông Ngự Hà, Đàn Xã Tắc, Lầu Tàng Thơ và thượng thành, Eo bầu phía Nam Kinh thành. Tuy nhiên, sự gia tăng dân số tự nhiên tạo áp lực lớn lên các khu vực di tích còn lại chưa được di chuyển dân cư; và hiện nay trong khu vực I của các di tích thuộc Kinh thành Huế có khoảng hơn 4.200 hộ dân sinh sống.

Trong cuộc họp báo thường kỳ của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tháng 10, ông Hoàng Ngọc Khanh - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, phần lớn các hộ dân sống trong những ngôi nhà tạm bợ, chật hẹp, các điều kiện vệ sinh, môi trường không đảm bảo, ảnh hưởng đến sức khỏe và mỹ quan đô thị, xâm phạm nghiêm trọng di tích. Trước thực trạng trên, tỉnh Thừa Thiên Huế lên kế hoạch di dời 4.200 hộ dân ra khỏi khu vực I di tích Kinh thành Huế.

Cụ thể, ông Phan Văn Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thông tin phương án di dời dân cư khoảng hơn 4.200 hộ thuộc khu vực I di tích Kinh thành Huế được thực hiện trong giai đoạn 2019 - 2021. Kinh phí di dời, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng là khoảng hơn 2.800 tỉ đồng, từ ngân sách Trung ương. Ngoài ra, địa phương sẽ bố trí kinh phí để đầu tư hạ tầng khu dân cư mới để chuẩn bị phục vụ tái định cư trước khi di dời dân cư, với diện tích khoảng 73 hécta tại phường Hương Sơ [TP. Huế]. Khu tái định cư mới phải đảm bảo các yếu tố cơ bản về hạ tầng kỹ thuật và các thiết chế y tế, văn hóa, giáo dục của khu tái định cư. Tổng kinh phí thực hiện dự kiến khoảng hơn 1.360 tỉ đồng.

Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đề nghị các sở, ngành liên quan, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, UBND TP. Huế sớm rà soát lại các thủ tục liên quan; thẩm định thật chính xác, cụ thể đảm báo tính pháp lý; hoàn thiện đề án, khung chính sách, cơ chế giải phóng mặt bằng để di dời các hộ dân ra khỏi khu vực di tích Kinh thành Huế. Ông Thọ nhấn mạnh: “Việc nghiên cứu khung chính sách, hỗ trợ di dời, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng khu tái định cư phải đảm bảo được quyền lợi cho người dân, không để người dân bị thiệt thòi. Các thủ tục phải được hoàn thiện sớm để trình các bộ ngành và Chính phủ phê duyệt”.

Được biết, việc di dời, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế là một trong những nhiệm vụ, công trình, dự án trọng điểm của tỉnh trong năm 2018 đã được Thủ tướng Chính phủ có chủ trương thực hiện tại Thông báo 26/TB-VPCP ngày 17.1.2018. Dự án thành công sẽ giúp cho hàng ngàn hộ dân có điều kiện sống tốt hơn, đồng thời Huế sẽ có thêm những sản phẩm du lịch mới như tuyến đi bộ trên Thượng thành, tham quan Kinh thành Huế bằng đường thủy trên Hộ thành hào, góp phần phát triển du lịch quốc gia; bảo tồn, tôn tạo Kinh thành Huế phù hợp với công ước quốc tế về bảo vệ di sản, văn hóa mà Việt Nam cam kết.

Kinh thành Huế rộng bao nhiêu mét vuông?

Quần thể di tích Cố đô Huế Khởi công xây dựng năm 1805, Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520 ha, có 10 cửa chính gồm: - Cửa Chính Bắc [còn gọi cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh Thành].

Hoàng cung Huế rộng bao nhiêu?

Hoàng thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600 mét, xây bằng gạch, cao 4m, dày 1m, xung quanh có hào bảo vệ, có 4 cửa để ra vào: Cửa chính [phía Nam] là Ngọ Môn, phía Đông có cửa Hiển Nhơn, phía Tây có cửa Chương Đức, phía Bắc có cửa Hòa Bình.

Kinh thành Huế dài bao nhiêu?

Thành có hình chữ nhật, cạnh nam và bắc dài 341m, cạnh đông và tây dài 308m, chu vi 1298m. Ở mặt trước, phía nam là cửa chính là Đại Cung Môn. Mặt bắc có 2 cửa Tường Loan và Nghi Phụng, thời Bảo Đại, sau khi xây lầu Ngự Tiền Văn phòng mở thêm cửa Văn phòng.

Tử Cấm Thành Huế rộng bao nhiêu?

Xét về bình diện, Tử Cấm thành là một hình chữ nhật có cạnh là 324 x 290,68m, chu vi là 1.229,36m, thành cao 3,72m, dày 0,72m xây hoàn toàn bằng gạch vồ. Về kiến trúc, Tử Cấm thành cũng như Đại Nội có những điểm chính sau: Bố cục mặt bằng của hệ thống kiến trúc chặt chẽ và đăng đối.

Chủ Đề