Kinh tế việt nam đứng thứ bao nhiêu năm 2030

Đó là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết số 138/NQ-CP về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được Chính phủ ban hành.

Theo nội dung quy hoạch, phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có nền công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; mô hình tổ chức không gian phát triển quốc gia hiệu quả, thống nhất, bền vững, hình thành được các vùng, trung tâm kinh tế, đô thị động lực, có mạng lưới kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, hiện đại,...

Bên cạnh đó, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước [GDP] bình quân đạt khoảng 7%/năm giai đoạn 2021-2030, trong đó vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng tăng khoảng 8-8,5%/năm.

Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD. Thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; tỷ trọng kinh tế số đạt khoảng 30% GDP.

Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có nền công nghiệp hiện đại. Ảnh Hoàng Hà.

Theo quy hoạch, tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam sẽ trở thành nước phát triển, thu nhập cao, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Các vùng phát triển hài hoà, bền vững, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh.

Giai đoạn 2031-2050, Việt Nam phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,5-7,5%/năm. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2050 đạt khoảng 27.000-32.000 USD.

TS. Nguyễn Thường Lạng, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, cho rằng, những mục tiêu Chính phủ đặt ra hoàn toàn có cơ sở. Một trong những động lực tạo nên sự phát triển này chính là lực lượng hơn 50 triệu lao động trẻ, năng động và ngày càng am hiểu công nghệ. Ngoài ra, Việt Nam liên tục là một trong những quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài [FDI] hàng đầu châu Á. Cùng với vị trí địa lý thuận lợi, cơ hội tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tới của Việt Nam rất lớn.

Báo cáo Triển vọng kinh tế châu Á của Quỹ Tiền tệ quốc tế [IMF] công bố hồi giữa tháng này cũng dự báo, tăng trưởng GDP thực của Việt Nam đạt 7%, đứng đầu nhóm ASEAN-5. Trong khi đó, tăng trưởng của cả châu Á dự kiến là 4% trong năm 2022.

Hồi tháng 4/2022, tổ chức này cũng nhận định, quy mô nền kinh tế Việt Nam sẽ vươn lên đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á vào năm 2025, với GDP 571,1 tỷ USD, xếp sau Indonesia 1.628,9 tỷ USD và Thái Lan 632,4 tỷ USD. Đến năm 2027, GDP của Thái Lan và Việt Nam sẽ ngang ngửa nhau ở mức khoảng hơn 690 tỷ USD. Sau năm 2028, nhiều khả năng kinh tế Việt Nam sẽ chính thức vượt qua Thái Lan.

Dù vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt nhiều thách thức. Đó là dân số già hóa nhanh, năng suất lao động còn thấp và phát triển chưa bền vững, môi trường kinh doanh, khuôn khổ pháp lý, vẫn còn nhiều bất ổn...

Ngân hàng Thế giới khuyến nghị, để đạt được viễn cảnh nêu trên và tạo nền tảng cho nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần thay đổi mô hình phát triển dựa vào năng suất, kết hợp với đổi mới, sáng tạo và phát triển bền vững. Cải cách thể chế, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và công bằng. Phân bổ hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển giao công nghệ và chú trọng đầu tư cho con người, nâng cao đời sống người dân.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, cho biết: Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 52-NQ/TW đã xác định phát triển kinh tế số là trụ cột, nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia và đề ra mục tiêu vào năm 2025 kinh tế số Việt Nam sẽ chiếm 20% GDP và tăng lên 30% vào năm 2030.

Gần đây nhất, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030" cũng đã coi chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời xác định nội dung cốt lõi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2021-2030 là thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo; thực hiện chuyển đổi số toàn diện, thực chất, hiệu quả, bền vững.

Để cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, thời gian qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch hành động triển khai tại trung ương và địa phương được thực hiện khá đồng bộ. Quốc hội, Chính phủ đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt chủ trương đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hoàn thiện thể chế để tạo thuận lợi cho tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhận định: Dù đạt kết quả rất tích cực, nhưng thực tiễn phát triển kinh tế số, xã hội số thời gian qua vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức.

Mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, tại Chương trình chuyển đổi số quốc gia, trong Chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số là đến năm 2030 kinh tế số chiếm 30% GDP. Đây là mục tiêu cao và rất thách thức, đòi hỏi Việt Nam cần có cách tiếp cận và giải pháp đột phá để thực hiện. Vì vậy, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm mà ngành TT&TT và các bộ, ngành, địa phương trong cả nước cần lưu ý quan tâm triển khai trong thời gian tới.

Toàn cảnh diễn đàn - Ảnh: VGP

Một là, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chuyển đổi số và phát triển kinh tế số để các cơ quan quản lý nhà nước, người dân, doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích, từ đó tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại với quan điểm xuyên suốt là lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và động lực, nguồn lực của chuyển đổi số.

Hai là, đẩy mạnh phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết. Nghị quyết số 29-NQ/TW đã xác định ưu tiên đầu tư cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo đi trước một bước; có lộ trình tăng tỷ lệ chi từ ngân sách Nhà nước tính trên GDP cho nghiên cứu và phát triển, phấn đấu đến năm 2030 đạt tỷ lệ thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN, tiệm cận tỉ lệ bình quân chung của các nước thuộc khối OECD.

Ba là, công nghiệp công nghệ số đã được xác định trong Nghị quyết 29-NQ/TW trở thành 1 trong 6 ngành công nghiệp nền tảng. Các doanh nghiệp công nghệ dù là phát triển công nghệ, sản xuất công nghệ hay cung cấp công nghệ như một dịch vụ đều là nhân tố quan trọng để đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ vào toàn bộ nền kinh tế và xã hội, góp phần triển khai và thực hiện chương trình quốc gia về nâng cao năng lực độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của nền sản xuất Việt Nam [Make in Vietnam]. Vì vậy, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung ưu tiên nguồn lực và có cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo lập khung pháp luật cho phát triển sản xuất thông minh và phát triển ngành công nghiệp công nghệ số theo định hướng "Make in Việt Nam"; đồng thời, các doanh nghiệp phải biến công nghệ số thành động lực quan trọng cho sáng tạo, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh...

Bốn là, về cơ sở dữ liệu quốc gia, đây là nguồn tài nguyên mới, là nền tảng quan trọng cho chuyển đổi số quốc gia. Cùng với đó, trí tuệ nhân tạo [AI] đang là công nghệ nền tảng quan trọng dẫn dắt hoạt động chuyển đổi số trong các ngành, các lĩnh vực, các tổ chức, doanh nghiệp, tạo bước phát triển đột phá về năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh quốc gia. Vì vậy, thời gian tới, các bộ ngành, địa phương cần tìm ra không gian phát triển mới ở các lĩnh vực này...

Năm là, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực số gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ. Nhanh chóng triển khai mô hình giáo dục đại học số; đổi mới chương trình đào tạo, chú trọng đào tạo kỹ năng số gắn với thị trường và đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số quốc gia.

Sáu là, xây dựng, phát triển hệ sinh thái công dân số phải là một nền tảng quan trọng của chuyển đổi số quốc gia. Bộ TT&TT cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai hiệu quả việc phổ cập 8 yếu tố cơ bản của xã hội số: Mỗi hộ gia đình một đường cáp quang băng rộng. Mỗi người dân một điện thoại thông minh, một danh tính điện tử, một chữ ký số cá nhân, một tài khoản thanh toán số, một tài khoản dịch vụ công trực tuyến, một phần mềm bảo đảm an toàn thông tin mạng ở mức cơ bản và có kỹ năng số ở mức cơ bản.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ TT&TT được Chính phủ giao chủ trì thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số. Theo ước tính, tỉ lệ đóng góp của kinh tế số trong GDP đã tăng từ 11,91% năm 2021 lên 14,26% trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 đã đạt gần 15%.

"Để đạt mục tiêu kinh tế số chiếm tối thiểu 20% vào năm 2025 như Chiến lược đã đề ra, kinh tế số phải tăng trưởng gấp 3-4 lần so với tăng trưởng GDP, tức là khoảng 20-25%/năm. Đây là một nhiệm vụ khó khăn, thách thức, cần có giải pháp đột phá mới có thể đạt được", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng khẳng định.

Lãnh đạo Bộ TT&TT khẳng định, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là một chặng đường dài. Muốn tăng trưởng nhanh hơn, cao hơn thì cần không gian mới, cần lực lượng sản xuất mới, cần nguồn lực sản xuất mới, cần yếu tố sản xuất mới và cần động lực mới.

Để phát triển kinh tế số Việt Nam thì cần xây dựng thể chế số, hạ tầng số và niềm tin số. Kinh tế số phải dựa trên đổi mới sáng tạo số, phải tích hợp kinh tế số vào mọi ngành, mọi lĩnh vực, phải thực hiện quản trị số và phải đào tạo kỹ năng số, nhân lực số và đặc biệt là thu hút nhân tài số.

Tại diễn đàn, các đại biểu đã trình bày về: Kinh nghiệm trong phát triển kinh tế số và xã hội số: Khuyến nghị hành động cho Việt Nam; kinh nghiệm trong phát triển dữ liệu số: Khuyến nghị hành động cho Việt Nam; thời điểm vàng để doanh nghiệp tạo đà bứt phá nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn; giới thiệu kinh nghiệm và giải pháp kho dữ liệu để triển khai nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu và cổng dữ liệu mở cho địa phương...

Nền kinh tế Việt Nam đứng thứ mấy thế giới 2023?

Chiều tối ngày 27/9/2023 theo giờ Việt Nam, tại Thụy Sĩ, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới [WIPO] công bố Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023 [Global Innovation Index 2023- GII 2023]. Theo đó, Việt Nam được xếp hạng 46/132 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2022.

GDP Việt Nam 2023 đứng thứ mấy Đông Nam Á?

Đầu năm 2023, theo dự báo của IMF, Việt Nam có thể vươn lên đứng thứ ba Đông Nam Á về quy mô kinh tế với GDP 469,62 tỷ USD. Xếp sau Indonesia [1.390 tỷ USD] và Thái Lan [580,69 tỷ USD] và vượt qua Malaysia [467,46 tỷ USD], Singapore [447,16 tỷ USD], Philippines [425,66 tỷ USD].

GDP Việt Nam đứng thứ mấy thế giới?

Đến năm 2021, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng lên đạt khoảng 3.718 USD, xếp thứ 6/11 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 124 trên thế giới. Như vậy, GDP bình quân đầu người Việt Nam từ vị trí thứ 173 lên thứ 124, nhảy 49 bậc trong bảng xếp hạng GDP bình quân đầu người thế giới giai đoạn 2000 - 2021 .

Nền kinh tế Việt Nam đứng thứ mấy ở Đông Nam Á?

Quy mô GDP Việt Nam sẽ là 340,6 tỷ USD, đứng thứ 4 Đông Nam Á [vượt Singapore với 337,5 tỷ USD, Malaysia với 336,3 tỷ USD, đứng sau Indonesia 1.088,8 tỷ USD, Thái Lan 509,2 tỷ USD và Philippines 367,4 tỷ USD].

Chủ Đề