Kí hiệu P trong di truyền học được gọi là gì

Trong sinh học cấp 3 cụ thể là lớp 12 chúng ta đã học về di truyền và các cặp nhiễm sắc thể [nst]. Ở bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn tìm hiểu về p là gì trong sinh học?

1. P trong sinh học là gì?

  • P [parentes] : cặp bố mẹ xuất phát.
  • Phép lai được kí hiệu bằng dấu X.
  • G [gamete]: giao tử. Quy ước giao tử đực [hoặc cơ thể đực], giao tử cái [hay cơ thể cái]
  • F [filia]: thế hệ con. Quy ước F1 là thế hệ thứ nhất, con của cặp P; F2 là thế hệ thứ hai được sinh ra từ F1 do sự tự thụ phấn hoặc giao phấn giữa các F1.

Do đó P trong sinh học tức là P [parentes] : cặp bố mẹ xuất phát.

2.Một số thuật ngữ:

+ Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. Ví dụ: cây đậu có các tính trạng : thân cao, quả lục, hạt vàng, chịu hạn tốt

+ Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. Ví dụ: hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp.

+ Nhân tố di truyền quy định các tính trạng của sinh vật. Ví dụ: nhân tố di truyền quy định màu sắc hoa hoặc màu sắc hạt đậu.

+ Giống [hay dòng] thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước.

Trên thực tế, khi nói giống thuần chủng là nói tới sự thuần chủng về một hoặc một vài tính trạng nào đó đang được nghiên cứu.

  • //sieutonghop.com/n-la-gi-trong-sinh-hoc/
  • C là gì trong sinh học?

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Những phép lai nào sau đây được gọi là lai phân tích?

A.   P: Aa × Aa và P: AaBb × aabb.

B.   P: Aa × aa và P: AaBb × aabb.

C.   P: Aa × aa và P: Aabb × aaBb.

D.   P: Aa × aa và P: AaBb × AaBb.

Câu 2:

Alen là

A.   Các trạng thái khác nhau của cùng một gen cùng quy định một tính trạng.

B.   Các trạng thái giống nhau của cùng một gen cùng quy định một tính trạng

C.   Các trạng thái khác nhau của các gen cùng quy định các tính trạng khác nhau.

D.   Các trạng thái giống nhau của cùng một gen cùng xuất hiện trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.

Câu 3:

Tính trạng là gì?

A.   Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý, sinh hóa, di truyền...

B.   Các đặc điểm bên ngoài, bên trong cơ thể sinh vật.

C.   Nhờ đó sinh vật phân biệt giữa cá thể này với cá thể khác.

D.   Cả A, B, C.

Câu 4:

Về khái niệm, kiểu hình là

A.   Do kiểu gen qui định, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác.

B.   Sự biểu hiện ra bên ngoài của kiểu gen.

C.   Tổ hợp toàn bộ các tính trạng và đặc tính của cơ thể.

D.   Kết quả của sự tác động qua lại giữa kiểu gen và môi trường.

Câu 5:

Thế nào là tính trạng tương phản?

A.   Các tính trạng cùng một loại nhưng biểu hiện trái ngược nhau

B.   Những tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng

C.   Các tính trạng khác nhau.

D.   Tính trạng do một cặp alen quy định.

Câu 6:

Cho các kiểu gen sau đây, cá thể dị hợp gồm các cá thể nào?

1. aaBB               4. AABB

2. AaBb               5. aaBb

3. Aabb               6. Bb

A.   2, 3, 5 và 6

B.   2 và 6

C.   5 và 6

D. 6

Câu 7:

Trội hoàn toàn là trường hợp nào sau đây?

A.   F1 đồng tính còn F2 phân li 3 : 1.

B.   Gen quy định tính trạng trội hoàn toàn lấn át alen lặn cùng cặp để biểu hiện tính trạng trội.

C.   Thế hệ lai chỉ xuất hiện 1 tính trạng trội.

D.Tính trạng trội được biểu hiện ở kiểu gen dị hợp.

Chủ Đề