Khuôn viên Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Khoa học Tự nhiên [ĐHQGHN] là trường đại học luôn được các thế hệ học sinh quan tâm, đặc biệt là đối với những bạn thực sự mong muốn và có đam mê tìm hiểu về lĩnh vực khoa học cơ bản. Vậy hôm nay chúng mình cùng tìm hiểu xem ngôi trường này có gì thú vị và có đáng để lựa chọn không nha!

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên [ĐHQGHN]

Xem thêm: Review Đại học Công nghệ – ĐH Quốc gia Hà Nội [UET]: Ngôi trường mơ ước cho các kỹ sư tương lai 

1. Giới thiệu

Tên tiếng anh của trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội là VNU University of Science [viết tắt là HUS] là một trong những trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, trường chuyên đào tạo về lĩnh vực khoa học cơ bản như Khí tượng, Thủy văn, Hải dương học, Địa lý học, Khoa học môi trường, Toán học, Toán cơ, Vật lý học, Hóa học, Sinh học,…

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên [ĐHQGHN] được kiểm định và đạt chuẩn chất lượng giáo dục ở Việt Nam theo bộ tiêu chuẩn của Mạng lưới các trường đại học ở Đông Nam Á vào năm 2017.

2. Cơ sở vật chất của HUS

Hiện tại trường có 3 cơ sở với hơn 10.000 học viên:

  • – Trụ sở chính đặt tại số 334 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội
  • – Khuôn viên số 2 đặt tại số 19 Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • – Khuôn viên số 3 tại số 182 Lương Thế Vinh, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Trường Đại học Khoa học tự nhiên [ĐHQGHN]

Ký túc xá: Có 280 phòng với tổng số gần 1900 chỗ ở dành cho sinh viên theo học tại các trường gồm: trường Đại học Khoa học Tự nhiên, trường Đại học Giáo dục và học sinh trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

3. Hoạt động của sinh viên

Nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học tập và thử sức với các hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động vì cộng đồng. Các hoạt động được triển khai xuyên suốt năm học ví dụ như: Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, Festival tài năng học sinh, sinh viên,…

4. Các ngành đào tạo

Hiện nay trường có 26 ngành tuyển sinh chính. Bên cạnh những ngành học truyền thống đã quá quen thuộc, trường Đại học Khoa học tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội còn đưa vào đào tạo một số ngành học mới như sau:

Trong đó:

  • – [1]: là đào tạo thí điểm
  • – [2]: là chương trình đào tạo chất lượng cao theo đề án với học phí tương ứng với chất lượng đào tạo. 
  • – [3]: là chương trình đào tạo tiên tiến.

Xem thêm: Điểm chuẩn Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

5. Mức học phí tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội

Mặc dù, là ngôi trường đứng đầu về khoa học cơ bản tại Việt Nam, nhưng trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội lại có mức học phí không quá cao so với mặt bằng chung của các trường đại học công lập tại Việt Nam. Năm học 2021-2022, mức học phí dự kiến của trường đưa ra như sau:

  • – Sinh viên chính quy khoảng hơn 12 triệu 1 năm
  • – Sinh viên chương trình đào tạo [CTĐT] tiên tiến khoảng 35 triệu 1 năm
  • – Sinh viên CTĐT chất lượng cao khoảng hơn 30 triệu 1 năm

6. Những thành tựu mà trường đạt được

Với sự cố gắng của thầy và trò trường đại học Khoa học tự nhiên đã mang về nhiều thành tựu:

  • – Huân chương Độc lập hạng II năm 1995
  • – Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng Huân chương lao động hạng III Ngày 20 tháng 11 năm 2000, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
  • – Đại học Khoa học Tự nhiên đã đóng góp vào 2 trong 4 lĩnh vực của ĐHQGHN lọt top 200 trường đại học tốt nhất châu Á gồm: khoa học tự nhiên [xếp hạng 146], Sinh học và Khoa học sự sống [xếp hạng 171] vào năm 2010.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, trường Đại học Khoa học Tự nhiên [ĐHQGHN] đã có những thành tựu nổi bật. Đây chắc chắn sẽ là nơi chắp cánh ước mơ và những đam mê cháy bỏng của tuổi trẻ.

Chọn trường ĐH Khoa học Tự nhiên

Khuôn viên ĐH Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc. Ảnh: Dân trí

Cơ sở mới này đã hoàn thiện cơ bản cơ sở vật chất như giảng đường, phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện và khu vực điều hành.

Khuôn viên giảng đường ĐHQG Hà Nội tại Hòa Lạc. Ảnh: Dân trí

Trước đó, ngày 14/4/2022, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Đảng bộ Đại học Quốc gia Hà Nội khóa VI đã thống nhất chủ trương di chuyển trụ sở và hoạt động điều hành của Cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội tới Hòa Lạc từ ngày 19/5/2022.

Tại buổi làm việc mới đây của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với Ban Lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Thủ tướng nhấn mạnh cần tập trung thực hiện dứt điểm dự án xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả với tư duy, cách làm mới.

Thủ tướng yêu cầu triển khai dự án theo hướng khu đô thị đại học quốc gia, việc xây dựng có thể phân kỳ nhưng quy hoạch phải có tầm nhìn dài hạn. Thủ tướng gợi ý mô hình '5 trong 1' trong khu đô thị đại học này gồm: Trung tâm đào tạo tài năng; Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ hiện đại; Trung tâm đổi mới sáng tạo ngang tầm quốc gia và quốc tế; Đô thị đại học thông minh, hiện đại; Trung tâm thử nghiệm hợp tác công tư và đào tạo nghiên cứu.

Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tập trung vào việc hiện thực hóa mục tiêu đưa 15.000 sinh viên lên học tập tại cơ sở Hòa Lạc. Điều này phù hợp với chủ trương di dời các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang có trụ sở tại các quận trung tâm ra ngoại thành để giải quyết khó khăn, bất cập về không gian và điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của các đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội, ảnh hưởng tới sự phát triển chung của Thủ đô.

Trụ sở ĐH Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc. Ảnh: Dân trí

Theo báo điện tử Dân trí, ngày 1/6 tới, Khối Cơ quan sẽ chính thức làm việc tại Nhà Điều hành ĐHQGHN, đánh dấu sự chuyển mình của toàn ĐHQG Hà Nội hướng tới một không gian phát triển mới cả về cơ sở vật chất, đời sống học thuật và quản trị đại học.

Dự án đầu tư xây dựng ĐHQG Hà Nội tại Hòa Lạc bao gồm 21 dự án thành phần với quy mô khoảng 65.000 học sinh, sinh viên; diện tích sử dụng đất sử dụng đất khoảng 1.113,7 ha, trong đó khu các dự án thành phần Đại học Quốc gia Hà Nội là 887,9 ha; khu các cơ sở nghiên cứu cao cấp là 112,1 ha; khu tái định cư là 113,7 ha.

Tổ hợp 2 tòa nhà thuộc Dự án đầu tư xây dựng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đã bước vào giai đoạn hoàn thiện hạ tầng dùng chung, HT1 đã hoàn thành với quy mô 15.000m2 sàn xây dựng, HT2 đang triển khai hoàn thiện nội thất với quy mô 20.000m2 sàn xây dựng.

Dự kiến đến Quý II/2022, toàn bộ cụm công trình sẽ hoàn thành đáp ứng cho 4.000 sinh viên.

Tổ hợp tòa nhà HT1 cao 5 tầng với hơn 14.000 m2 sàn, với 3 giảng đường 120 chỗ, 18 phòng học chia đều các tầng từ 50 đến 80 chỗ, 10 phòng thí nghiệm, 90 phòng làm việc khác.

Tổ hợp tòa nhà HT2 cao 6 tầng, hơn 20.000 m2 diện tích sàn với 2 giảng đường 120 chỗ, 4 giảng đường 80 chỗ, 22 phòng thí nghiệm, 11 phòng học, khoảng 100 phòng làm việc với công năng khác nhau.

Cả 2 công trình HT1 và HT2 gần tương đương với diện tích của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên hiện nay ở nội thành Hà Nội.

Theo VTC

Xem link gốc Ẩn link gốc //vtv.vn/giao-duc/dai-hoc-quoc-gia-ha-noi-chinh-thuc-chuyen-tru-so-toi-hoa-lac-20220519191816083.htm

Video liên quan

Chủ Đề